Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

6 thủ phạm chính gây ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc xảy ra khi chúng ta dùng thực phẩm nhiễm bẩn, bảo quản không đúng cách. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số loại vi khuẩn là thủ phạm gây nên căn bệnh này.
Ngộ độc thực phẩm, 107 công nhân cấp cứu
Lai Châu : 14 ngộ độc thực phẩm do nấm rừng

1. Campylobacter

Theo Webmd, đây là loại vi khuẩn gây bệnh cấp tiêu chảy cấp tính. Chúng thường xâm nhập vào cơ thể thông qua các thực phẩm, nước ô nhiễm, sữa chưa tiệt trùng, hoặc tiếp xúc với người, vật nuôi chứa mầm bệnh hay động vật hoang dã.

Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Campylobacter thường gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi và sốt. Lây nhiễm khuẩn Campylobacter có thể tự khỏi mà không cần điều trị trong vòng 2-5 ngày. Người bệnh cần uống nhiều nước để nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe của cơ thể.

2. Salmonella

Loại vi khuẩn này thường lây từ các động vật hoang dã và vật nuôi trong nhà, bao gồm gia cầm, lợn, trâu bò. Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do uống sữa chưa tiệt trùng hoặc ăn thịt gia cầm, trứng chưa nấu chín.

Khi thoát ra khỏi ruột, Salmonella xâm nhập vào máu và các cơ quan khác. Chúng gây ra các triệu chứng như sốt, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đôi khi ói mửa kèm theo mất cảm giác ngon miệng. Căn bệnh này có thể kéo dài trong 5-7 ngày và thường không cần điều trị trừ khi bạn bị mất nước quá nhiều.

3. Shigella

Shigella là loại vi khuẩn thường lây truyền qua phân, gây ra bệnh lỵ, nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy nặng. Bệnh thường xảy ra ở vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới, đặc biệt trong môi trường đông đúc, không đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh.

Những người nhiễm khuẩn Shigella thường có biểu hiện tiêu chảy ra máu, sốt, buồn nôn, ói mửa và bị chuột rút. Nếu nhiễm trùng nhẹ, người bệnh không cần phải điều trị và nên uống nhiều nước. Để ngăn ngừa truyền nhiễm, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta phải luôn rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã cho em bé.

6 thủ phạm chính gây ngộ độc thực phẩm
Trực khuẩn Shigella. Ảnh: Wikipedia.

4. E.coli O157:H7

Vi khuẩn E.coli hiện diện ở thức ăn chưa được nấu chín, thịt bò bị ô nhiễm, sữa chưa tiệt trùng. Chúng có thể truyền nhiễm nếu bơi hoặc uống phải nước chưa được khử trùng. Các triệu chứng nhiễm E.coli bao gồm tiêu chảy có máu, đau bụng, sốt nhẹ.

Ở một số người, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi và người già, khuẩn E.coli có thể gây biến chứng nghiêm trọng là hội chứng tan máu suy thận cấp, gây sưng huyết, hủy hoại niêm mạc ruột. Khoảng 2-7% trường hợp nhiễm trùng dẫn đến biến chứng này.

5. Listeria

Listeria là loại vi khuẩn sống chủ yếu trong đất và nước. Vì vậy, rau xanh có thể bị nhiễm loại vi khuẩn này từ đất hoặc phân bón. Ngoài ra, các động vật mang vi khuẩn này cũng có thể trở thành tác nhân truyền bệnh.

Listeria được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm tươi sống như thịt và rau quả, hoặc các sản phẩm chế biến bị ô nhiễm như phô mai mềm và thịt nguội.

Những người có nguy cơ nhiễm Listeria gồm phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch suy yếu, ung thư, tiểu đường, thận, AIDS, hen suyễn và người già. Người nhiễm bệnh sẽ bị sốt, đau nhức cơ bắp, buồn nôn và tiêu chảy.

Nếu người bệnh bị đau đầu, cổ, mất cân bằng và co giật, Listeria đã ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não và tủy sống. Phụ nữ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai có thể bị sinh non, nhiễm trùng sơ sinh, thậm chí thai chết lưu.

6. Botulism

Đây là căn bệnh ngộ độc hiếm gặp nhưng đặc biệt nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum gây ra. Bệnh truyền qua đường tiêu hóa, do sử dụng đồ ăn, thức uống nhiễm C.botulinum, hoặc các loại đồ hộp, thức ăn được chế biến, sản xuất, bảo quản không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Các triệu chứng của ngộ độc Botulism bao gồm mờ mắt, xệ mí, đi lại chậm chạp, khó nuốt, khô miệng và cơ bắp suy yếu. Các triệu chứng này phát triển 18-36h sau khi tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm, nhưng cũng có thể xảy ra sớm nhất là 6h hoặc muộn từ một tuần đến 10 ngày. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến tê liệt cánh tay, chân, thậm chí toàn bộ cơ thể, gây khó thở, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Zing.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) sau bão số 3 (Yagi), BHXH Việt Nam tiếp tục chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế, cử cán bộ thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh để giải quyết ngay những khó khăn vướng mắc, có phương án linh hoạt để đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

(LĐTĐ) Ngày 10/9, nước sông Hồng dâng cao nhanh, gây ngập lụt, cuộc sống tại các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội bị đảo lộn. Trong đêm 10/9, khi nước dâng cao hơn, nhiều người dân hối hả, tất bật sơ tán tài sản, gia súc, gia cầm tới nơi an toàn.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tại tuyến đê Bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).
Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ban Vận động cứu trợ Trung ương vừa quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, với tổng số tiền là 380 tỷ đồng.
Quận Tây Hồ chủ động di dời người dân đến khu vực an toàn

Quận Tây Hồ chủ động di dời người dân đến khu vực an toàn

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với lũ trên sông, quận Tây Hồ yêu cầu các phòng, ban, ngành thuộc quận căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án ứng phó với mưa lũ, trong đó đề cao việc bảo đảm an toàn cao nhất cho nhân dân với phương châm huy động nguồn lực “4 tại chỗ”.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công tác ứng phó mưa lũ tại quận Hoàn Kiếm

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công tác ứng phó mưa lũ tại quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Đi kiểm tra tình hình và chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại quận Hoàn Kiếm, chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, đây là đợt nước lũ sông Hồng lên cao nhất kể từ năm 2008. Diễn biến thời tiết cực kỳ bất thường, do vậy phải đặt ra tình huống ngập lụt cao hơn với thực tế để lên phương án di dời người dân.
Tổng thống Mozambique mong muốn Viettel hỗ trợ Mozambique đào tạo chuyên gia công nghệ

Tổng thống Mozambique mong muốn Viettel hỗ trợ Mozambique đào tạo chuyên gia công nghệ

(LĐTĐ) Sáng 10/9, Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi đã đến thăm và làm việc tại Tập đoàn Viettel, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.

Tin khác

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Xem thêm
Phiên bản di động