Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

90% số bệnh nhân lao mới và tái phát được điều trị hiệu quả

(LĐTĐ) Trong những tháng đầu năm 2019, Chương trình chống lao quốc gia đã phát hiện 50.645 bệnh nhân lao các thể, đạt tỷ lệ phát hiện khoảng 52/100,000 dân và điều trị thành công cho trên 90% số bệnh nhân lao mới và tái phát phát hiện được.
90 so benh nhan lao moi va tai phat duoc dieu tri hieu qua Đầu tư chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững
90 so benh nhan lao moi va tai phat duoc dieu tri hieu qua Công đoàn Bệnh viện Phổi Trung ương: Đơn vị đạt thành tích xuất sắc toàn diện
90 so benh nhan lao moi va tai phat duoc dieu tri hieu qua Quỹ PASTB hỗ trợ bệnh nhân ngoại quốc đầu tiên chiến thắng bệnh lao

Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị giao ban sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2019, do Chương trình Chống lao quốc gia tổ chức sáng 30/8, tại Hà Nội.

90 so benh nhan lao moi va tai phat duoc dieu tri hieu qua
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Trong thời gian qua, Chương trình chống Lao quốc gia Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trong đó, Chương trình vẫn duy trì mục tiêu triển khai công tác chống lao tại 100% số quận huyện và 100% số xã, phường. Tỷ lệ dân số được chương trình chống lao tiếp cận đạt 100%.

Mạng lưới chống lao tiếp tục được mở rộng và củng cố. Hiện nay 48 trên 63 tỉnh, thành trên toàn quốc đã thành lập Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Lao và bệnh phổi. Chương trình chống lao đã tiếp tục triển khai các hoạt động phát triển mạng lưới phối hợp với các đối tác như: Bộ Công an; Cục phòng chống HIV/AIDS; Tổ chức Y tế thế giới.... các Bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, tuyến tỉnh và nhiều đối tác khác như Bộ game bài uy tín Thương binh Xã hội, Cục Y tế - Bộ Công an.

Tổ chức các đối tác Phòng chống lao cùng với Chương trình chống lao quốc gia đã phát huy vai trò và hiệu quả trong tháng hành động phòng chống lao, công tác huy động xã hội, với nhiều hình thức: Mít tinh diễu hành, truyền thông trên nhiều kênh thông tin (báo đài, phát thanh truyền hình).

Đặc biệt, trong hoạt động phát hiện bệnh nhân lao: Theo số liệu phát hiện của Chương trình chống lao quốc gia có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù số bệnh nhân lao có bằng chứng vi khuẩn học giảm nhẹ (357 ca), tuy nhiên số bệnh nhân không có bằng chứng vi khuẩn học và lao ngoài phổi lại tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2018 lần lượt là 921 và 252 trường hợp.

Hoạt động điều trị: Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học mới và tái phát được duy trì ở mức cao (87,1%), đạt chỉ tiêu của Tổ chức y tế thế giới tuy nhiên chưa đạt được mục tiêu Chương trình chống lao đã đề ra là trên 90%. Đặc biệt, một số tỉnh có tỷ lệ điều trị khỏi cao như Hà Nội (94,6%), Quảng Ngãi (94,9%) và Hậu Giang (97,6%). Tỷ lệ âm hóa đờm sau 2(3) tháng điều trị của bệnh nhân trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt 87,6%.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu Chương trình chống lao đã đạt được, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Dịch tễ lao ở Việt nam còn cao, xếp thứ 16 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới và xếp thứ 13 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu.

Cung ứng sinh phẩm xét nghiệm gặp nhiều khó khăn. Cung ứng Xpert gián đoạn dẫn đến việc sàng lọc và phát hiện hạn chế. Cung ứng thuốc chưa đầy đủ và kịp thời (do việc tiếp nhận thuốc từ Hợp đồng mua sắm năm 2018 bị chậm hơn nhiều so với kế hoạch dẫn tới thiếu cục bộ một số thuốc như Lzd, Cfz, Mfx). Chậm tiến độ mua sắm Hain test.

90 so benh nhan lao moi va tai phat duoc dieu tri hieu qua
Nhiều tập thể, cá nhân được trao giải thưởng Phạm Ngọc Thạch về công tác phòng chống lao và bệnh phổi lần thứ VI, năm 2019.

Công tác phối kết hợp trong hoạt động phối hợp y tế công – tư vẫn còn hạn chế. Mặc dù hầu hết các tỉnh đã tham gia triển khai, tuy nhiên mức độ còn khác nhau, sự đóng góp vào phát hiện bệnh nhân lao có tỉnh còn rất thấp. Sự gắn kết giữa các cơ sở y tế công-tư còn chưa thật sự khăng khít do nhiều yếu tố như sự phản hồi hai chiều chưa được thường xuyên, kinh phí hỗ trợ cho y tế tư không có trong khi các cơ sở y tế tư rất ngại ghi chép báo cáo mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến thu nhập của họ

Bên cạnh đó, sự hợp tác để phát hiện lao trẻ em giữa Chương trình chống lao quốc gia và các cơ sở nhi khoa ở tỉnh và huyện chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Địa bàn triển khai rộng, thiếu cán bộ cả về số lượng và năng lực.

Công tác chống lao trong trại giam còn nhiều khó khăn như: Thiếu nguồn nhân lực có chất lượng; chưa sử dụng hiệu quả trang thiết bị chẩn đoán và điều trị lao,.... Trong khi đó, tỷ lệ bệnh lao, lao kháng đa thuốc, HIV trong trại giam cao, công tác phát hiện còn thấp.

Ngoài ra, việc thay đổi mô hình tổ chức y tế tại tuyến tỉnh, huyện có ảnh hưởng không nhỏ tới Chương trình chống lao như thay đổi cán bộ làm công tác chống lao, đơn vị mới chưa ổn định nên việc triển khai hoạt động Chương trình chống lao gặp khó khăn, tâm lý cán bộ làm công tác chống lao không ổn định…

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Chương trình chống lao đã tích cực triển khai các hoạt động theo kế hoạch đề ra với Bộ Y tế và nhà tài trợ và đã đạt những kết quả khả quan. Chương trình chống lao quốc gia đã phát hiện 50.645 bệnh nhân lao các thể, đạt tỷ lệ phát hiện khoảng 52/100,000 dân và điều trị thành công cho trên 90% số bệnh nhân lao mới và tái phát phát hiện được.

Ước tính cả năm Chương trình sẽ đạt được 100% các chỉ tiêu đã đặt ra với Chính phủ và Bộ Y tế về tỷ lệ phát hiện và điều trị thành công cho bệnh nhân lao, duy trì củng cố mạng lưới chống lao, đảm bảo chất lượng hoạt động Chương trình chống lao trong bối cảnh cơ cấu lại tổ chức tại một số tỉnh, thành phố chưa có bệnh viện chuyên khoa Lao và Bệnh phổi.

Phát biểu tại Hội nghị, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế thay mặt Bộ biểu dương và ghi nhận những kết quả mà Chương trình chống lao đã đạt được trong 6 tháng đầu năm, cũng như những đóng góp của Chương trình chống lao trên trường Quốc tế, góp phần nâng cao vị thế uy tín của ngành Y, cũng như hình ảnh chung của Việt Nam đối với quốc tế.

Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng yêu cầu Chương trình chống lao cần tập trung vào một số số định hướng, nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng và hoàn thiện Chương trình hành động quốc gia chấm dứt bệnh lao đến năm 2030, để Ủy ban xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành.

Đặc biệt, cần phối hợp cùng Bộ Y tế vận động ngân sách Chính phủ cấp cho Chương trình chống lao đủ để mua thuốc chống lao cho toàn bộ các bệnh nhân lao được chẩn đoán, điều trị trong năm 2019 – 2020.

Bên canh đó, về hậu cần thuốc và trang thiết bị Chương trình chống lao cần phải chuẩn bị tốt cho việc chuyển đổi nguồn kinh phí từ nhà nước sang sử dụng kinh phí bảo hiểm y tế cho thuốc chống lao. Tiếp tục duy trì việc mua sắm cung ứng tập trung, nhưng sẽ đòi hỏi các địa phương về hệ thống ghi chép chuẩn mực hơn, thì mới đáp ứng được yêu cầu thanh toán của bảo hiểm y tế. Mua sắm cung ứng cần làm chuyên nghiệp không để thiếu thuốc, vật tư y tế ảnh hưởng đến quy trình vận hành khám, phát hiện và điều trị cho bệnh viện.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế: Chương trình chống lao quốc gia Việt Nam ra đời đã vận hành rất hiệu quả, như một cơ chế bền vững cho bệnh nhân lao nghèo.

Tại sự kiện Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh lao (24/3), Chương trình chống lao đã phát động nhắn tin ủng hộ Qũy chiến thắng bệnh lao. Chỉ sau 2 tháng phát động, chương trình nhắn tin ủng hộ Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao đã cán đích với 425.304.000 đồng, tương ứng với 23.628 tin nhắn. Đây là một kết quả khả quan cho thấy sự quan tâm của cả cộng đồng tới những người bệnh lao đang được lan tỏa từng ngày.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Oai: Bám sát địa bàn, kịp thời xử lý sự cố đê điều, thuỷ lợi

Thanh Oai: Bám sát địa bàn, kịp thời xử lý sự cố đê điều, thuỷ lợi

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa bão, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai Bùi Hoàng Phan yêu cầu lực lượng chuyên trách và các đơn vị chức năng liên quan bám sát địa bàn, thường xuyên kiểm tra tình hình ngập úng tại các khu dân cư và các vùng sản xuất nông nghiệp để kịp thời có biện pháp khắc phục đảm bảo tiêu thoát nước trong khu dân cư và bảo vệ sản xuất nông nghiệp; kịp thời xử lý các sự cố về công trình đê điều, thuỷ lợi.
Video sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

Video sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

(LĐTĐ) Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập.
Tai nạn trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, một người tử vong

Tai nạn trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, một người tử vong

(LĐTĐ) Chiếc xe tải va chạm vào đuôi xe tải khác cùng chiều trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến phụ xe tử vong.
Sau bão số 3: Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, mưa lớn ở trung du và vùng núi phía Bắc

Sau bão số 3: Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, mưa lớn ở trung du và vùng núi phía Bắc

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu. Một số hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Vào sáng 10h ngày 9/9, cầu Phong Châu đã bị sập.
Sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

Sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

(LĐTĐ) Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông, có phương tiện và người rơi xuống sông.
Đèo Ô Quy Hồ tiếp tục sạt lở, giao thông giữa Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt

Đèo Ô Quy Hồ tiếp tục sạt lở, giao thông giữa Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt

(LĐTĐ) Mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tiếp tục gây sạt lở lớn trên đèo Ô Quy Hồ, khiến giao thông giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt. Các phương tiện từ Lai Châu đi Sa Pa (Lào Cai) và ngược lại không thể di chuyển, gây ùn tắc trên tuyến.
Quận Đống Đa: 100% hộ dân phải di dời tránh bão đã trở về nhà an toàn

Quận Đống Đa: 100% hộ dân phải di dời tránh bão đã trở về nhà an toàn

(LĐTĐ) Sau bão số 3, hiện 100% hộ dân phải di dời tránh bão trên địa bàn quận Đống Đa đã trở về nơi ở an toàn và không có thiệt hại về người, tài sản. 100% cây xanh gẫy đổ đã được xử lý đảm bảo giao thông thông suốt.

Tin khác

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Xem thêm
Phiên bản di động