Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Bác sĩ nước ngoài học hỏi kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Việt Nam

Vừa qua, ba học viên người nước ngoài đến từ các nước Anzerbaijan và Ấn Độ đã đăng ký tham gia khóa học kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Chuyển giao kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp cho hơn 100 bác sĩ Bangladesh PGS, TS Trần Ngọc Lương được trao Kỷ lục Việt Nam về mổ nội soi tuyến giáp

Ngay buổi sáng đầu tiên có mặt tại bệnh viện, các bác sĩ Eminov Vusal Latif - Trưởng Khoa phẫu thuật, Bệnh viện Trung ương Bộ Nội vụ Azerbaijan; Vallam Karthik Chandra - bác sĩ phẫu thuật ung thư, Bệnh viện Medicover Ấn Độ và bác sĩ Pavithra Shanmugam - Tư vấn viên, Trung tâm ung thư Apollo Proton Ấn Độ đã được theo dõi trực tiếp các ca mổ thị phạm cùng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Lương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, đồng thời là “cha đẻ” của phương pháp này.

Bác sĩ nước ngoài học hỏi kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Việt Nam
Bác sĩ nước ngoài học hỏi kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

Bác sĩ Pavithra Shanmugam cho biết, đây là lần đầu tiên bà đến Việt Nam và bất ngờ về trình độ chuyên môn, cũng như trang thiết bị hiện đại của y tế Việt Nam.

“Ở Ấn Độ, tôi đã có cơ hội được học phương pháp nội soi tuyến giáp “Dr Luong” từ giáo sư của tôi cũng đồng thời là người từng được đào tạo từ kỹ thuật của bác sĩ Lương. Tôi cũng đã học về quy trình này trong thời gian ngắn tại Ấn Độ, nhưng khi được tham gia khóa đào tạo trực tiếp tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương cùng với sự giúp đỡ của Giáo sư Lương, Tiến sĩ Hiệp, bác sĩ Sơn… trong các buổi phẫu thuật thực tế trên bệnh nhân mắc tuyến giáp tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và giờ tôi đã sẵn sàng trở về nước để thực hiện phương pháp Dr Lương với những gì đã được học tại đây”, bác sĩ Pavithra Shanmugam bày tỏ.

Cũng đến Việt Nam học kỹ thuật nội soi Dr Lương, bác sĩ Eminov Vusal Latif người Anzerbaijan cho biết, sau khóa học về nước đã áp dụng thành công phương pháp này với bệnh nhân của mình.

Bác sĩ Vallam Karthik Chandra ở Bệnh viện Medicover Ấn Độ cũng chia sẻ, kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp của các bác sĩ Việt Nam có nhiều ưu điểm so với khu vực và cả trên thế giới. Điều khiến ông ấn tượng là khi ứng dụng phương pháp này bệnh nhân chỉ phải trả chi phí rất thấp so với các phương pháp khác.

Khi được hỏi về quyết định tới Việt Nam để học kỹ thuật nội soi tuyến giáp “Dr Luong” mà không phải là những kỹ thuật khác, bác sĩ Pavithra cho biết, do kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp này không được thường xuyên thực hiện tại Ấn Độ, đồng thời với tính ưu việt như chi phí thấp, thời gian phẫu thuật rút ngắn, bình phục nhanh, ít tổn thương nên chị đã quyết định dành thời gian tới Việt Nam để tham gia khóa đào tạo.

Bác sĩ nước ngoài học hỏi kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Việt Nam
Trao chứng nhận cho học viên nước ngoài.

Sau khóa đào tạo, các học viên nước ngoài đã được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học phẫu thuật nội soi tuyến giáp do chính Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Lương và Tiến sĩ, bác sĩ Phan Hoàng Hiệp, Giám đốc Bệnh viện trao.

Phương pháp mổ nội soi tuyến giáp qua đường nách “Dr Luong” lần đầu áp dụng vào năm 2003, đến nay đã có hơn 300 giáo sư, bác sĩ đến từ các nước trong khu vực và trên thế giới tới Bệnh viện Nội tiết Trung ương để học tập kỹ thuật mổ này.

Hiện kỹ thuật đã được chuyển giao đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới như: Australia, Bồ Đào Nha, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Pakistan, Australia, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ…

Hàng năm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Lương cùng các cộng sự của mình tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã được nhiều bệnh viện trong nước và khu vực cũng như trên thế giới mời đến để mổ trình diễn và thuyết giảng về phương pháp này.

Với việc đáp ứng các tiêu chí nhanh, trung bình mỗi ca mổ nội soi tuyến giáp chỉ diễn ra trong khoảng 30 phút, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Phẫu thuật viên chỉ cần sử dụng dụng cụ mổ nội soi ổ bụng thông thường, không cần dụng cụ chuyên biệt; kỹ thuật áp dụng cho tất cả bệnh lý của tuyến giáp như bướu nhân, basedow, ung thư tuyến giáp; có thể mổ được những bướu lớn mà không cần phải cắt bất cứ cơ cổ trước nào. Chính vì vậy, kỹ thuật nội soi tuyến giáp “Dr Lương” đã được các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu thuộc chuyên ngành phẫu thuật, nội soi u bướu đánh giá cao.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Bắc Từ Liêm: Đã di dời toàn bộ các hộ dân ngoài đê sông Hồng tới nơi an toàn

Quận Bắc Từ Liêm: Đã di dời toàn bộ các hộ dân ngoài đê sông Hồng tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Tính đến 1h30 ngày 11/9, quận Bắc Từ Liêm đã di dời toàn bộ các hộ dân (836 hộ) ngoài đê sông Hồng (thuộc 4 phường: Đông Ngạc, Liên Mạc, Thụy Phương, Thượng Cát) đến nơi an toàn.
Hồ thủy điện Thác Bà vẫn an toàn

Hồ thủy điện Thác Bà vẫn an toàn

(LĐTĐ) Sáng 11/9, hồ thủy điện Thác Bà đang vận hành ổn định, lưu lượng nước về hồ ở mức hơn 3.100 m3/giây.
Hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70

Hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70

(LĐTĐ) Sáng 11/9, Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội cho biết, Sở Giao thông vận tải Hà Nội thông báo hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70, đoạn qua UBND phường Phúc La và nút giao Phúc La - Cầu Bươu, quận Hà Đông.
Nghệ An chung tay hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lũ

Nghệ An chung tay hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Trước những mất mát, thiệt hại đau thương của người dân các tỉnh phía Bắc do bão, lũ, người dân Nghệ An đã và đang nhanh chóng chung tay hỗ trợ bằng những việc làm thiết thực nhất.
Các tuyến buýt di chuyển thế nào khi cầu Đuống bị cấm?

Các tuyến buýt di chuyển thế nào khi cầu Đuống bị cấm?

(LĐTĐ) Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Hà Nội đã hạn chế các phương tiện lưu thông trên một số cầu như: Long Biên, cầu Đuống… để thuận tiện cho người dân di chuyển, nhiều tuyến buýt đã được điều chỉnh lộ trình di chuyển.
Thần tốc sơ tán hàng trăm người dân ven sông Hồng đến nơi an toàn

Thần tốc sơ tán hàng trăm người dân ven sông Hồng đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Theo ghi nhận thực tế trong sáng nay (11/9), các lực lượng chức năng phường Yên Phụ, quận Tây Hồ đã sơ tán hơn trăm hộ dân cùng với đồ đạc, vật nuôi trong ngõ 76 An Dương đến nơi tránh lũ an toàn.
Đông Anh: Chủ động ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”

Đông Anh: Chủ động ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó, xử lý kịp thời các tình huống thiên tai có thể xảy ra do mực nước sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ lên cao gây ra, huyện Đông Anh đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan, đặc biệt là các xã ven sông thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý.

Tin khác

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Xem thêm
Phiên bản di động