Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số ở Hà Nội:

Bài 2: Thiếu nguồn “rào cản” trong phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số ở Hà Nội

(LĐTĐ) Trong công tác xây dựng đảng, phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết của đảng bộ các cấp; các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, bình đẳng giới tại địa phương. Tuy nhiên, hiện nay việc thiếu nguồn đảng viên, đặc biệt là đảng viên nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang trở thành “rào cản” chính trong việc tìm “hạt giống đỏ” tại các vùng nông thôn ở Hà Nội.
Bài 1: Phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số: Những bông hoa đẹp từ cơ sở Huyện Đan Phượng: Chú trọng phát triển đảng viên ở doanh nghiệp ngoài Nhà nước Bài cuối: Phải tạo động lực để phấn đấu

“Thiếu nguồn” bài toán nan giải

Đến thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì (huyện Ba Vì, Hà Nội) đúng vào dịp sinh hoạt định kỳ chi bộ; chúng tôi không quá ngạc nhiên khi trong hội trường số lượng đảng viên là nam lại chiếm số đông. Thực tế Chi bộ thôn Hợp Sơn hiện có tổng số 35 đảng viên, trong đó số lượng đảng viên là nữ chỉ có có 11 đồng chí. Mặc dù có sự chênh lệch về giới, nhưng không vì thế buổi sinh hoạt chi bộ trở nên tẻ nhạt hay cứng nhắc. Ngược lại, buổi sinh hoạt diễn ra rất nhanh gọn, đúng quy trình và không kém phần sôi nổi. Đặc biệt là phần thảo luận, nhận xét về từng đảng viên diễn ra nghiêm túc, với nhiều ý kiến đóng góp thiết thực hướng đến xây dựng chi bộ đảng vững mạnh.

bai-2-giai-nut-that-thieu-nguon-phat-trien-dang-vien-nu-tai-xa-ba-vi
Buổi sinh hoạt chi bộ thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì (huyện Ba Vì, Hà Nội) cho thấy số lượng đảng viên nữ khá khiêm tốn

Theo đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Ba Vì Dương Trung Tuấn, xã Ba Vì hiện có 3 thôn là Hợp Sơn, Yên Sơn và Hợp Nhất, với 2.329 nhân khẩu trong đó 98% là người đồng bào dân tộc Dao. Nhưng không vì dân số ít, người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm số đông mà các buổi sinh hoạt đảng, đặc biệt là tại các chi bộ ở nông thôn kém phần hiệu quả. Để có được các buổi sinh hoạt chi bộ sôi nổi, chất lượng như vậy, nhiều năm qua Đảng bộ xã Ba Vì luôn xác định xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững.

Đặc biệt, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Ba Vì luôn quan tâm, chú trọng đến công tác quy hoạch cán bộ, phát triển nguồn đảng viên mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đảng viên nữ ở khu vực nông thôn. Nhờ đó, đến nay toàn xã Ba Vì đã có 166 đảng viên, trong đó có 62 đảng viên là nữ, đây đều là những cán bộ, đảng viên có uy tín, phát huy được vai trò của mình trong công việc và trong cộng đồng. Trong đó, đảng viên nữ người dân tộc thiểu số tại các thôn, bản luôn phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Ở một số thôn, bản, nhiều đảng viên nữ đã trở thành “điểm tựa” góp phần quan trọng cùng chi bộ, cấp ủy, chính quyền xã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

Nhờ làm tốt công tác xây dựng tổ chức Đảng, từ năm 2017 trở về trước, Đảng bộ xã Ba Vì luôn là một trong những Đảng bộ hoàn thành và vượt chỉ tiêu về phát triển đảng viên so với tiêu chí đề ra. Tuy nhiên, thời gian qua việc phát triển đảng viên, đặc biệt là đảng viên nữ tại các chi bộ đảng trên địa bàn xã gặp không ít khó khăn. Và một trong những nguyên nhân được chỉ ra đó chính là việc “thiếu nguồn” đảng viên trẻ; cùng với đó là việc thiếu sự chia sẻ, đồng thuận của gia đình, khi đảng viên nữ vừa phải đảm nhiệm công việc gia đình, chia sẻ kinh tế với chồng, lại vừa phải tham gia công tác xã hội…

“Nguồn phát triển đảng viên mới tại địa phương hiện chủ yếu vẫn dựa vào lực lượng đoàn thành niên. Tuy nhiên, lực lượng này gần đây luôn có sự biến động bởi thanh niên đi làm ăn xa, khiến nguồn kết nạp đảng viên ngày càng ít đi. Việc tìm nguồn kết nạp đảng viên đã khó, phát triển đảng viên nữ còn khó khăn hơn nhiều. Thực tế, nhiều em nữ sau khi đi học thì ở lại thành phố làm việc luôn, hoặc có những em đi làm công nhân tại các khu công nghiệp ở xa, hay nhiều em đến tuổi xây dựng gia đình lại lấy chồng ở địa phương khác khiến nguồn đảng viên bị thiếu hụt…”, Bí thư Đảng ủy xã Ba Vì Dương Trung Tuấn bày tỏ.

“Điểm sáng” hiếm hoi

Xác định công tác phát triển Đảng trong đồng bào dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ trong tâm, đặc biệt là phát triển đảng viên nữ. Tuy nhiên, việc “thiếu nguồn” đảng viên trẻ từ lực lượng đoàn thanh niên đã và đang là “rào cản” khiến Đảng bộ xã Ba Vì trong 2 năm trở lại đây không hoàn thành chỉ tiêu về việc phát triển đảng viên. Nhưng, một trong những “điểm sáng” hiếm hoi được Bí thư Đảng ủy xã Ba Vì Dương Trung Tuấn chia sẻ, đó là trong năm 2019, lượng đảng viên là nữ được bồi dưỡng, kết nạp đảng lại chiếm số lượng áp đảo so với đảng viên là nam.

Cụ thể, trong 5 đảng viên mới được kết nạp năm 2019, thì có đến 4 đảng viên là nữ. Đặc biệt, tuy Đảng bộ xã Ba Vì không đề ra chỉ tiêu phát triển đảng viên nữ trong chỉ tiêu phát triển đảng, nhưng với số lượng trên cho thấy, hiện vấn đề phát triển, bồi dưỡng nữ đảng viên đang được các chi bộ triển khai rất tốt. Điều đó cho thấy, nhận thức của người dân về đảng, nhất là đối với nữ đã được nâng lên rõ rệt.

Bài 2: Thiếu nguồn “rào cản” trong phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số ở Hà Nội
Phó Bí thư Đảng ủy xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội) chia sẻ về những khó khăn trước mắt trong việc phát triển đảng viên, đặc biệt là đảng viên nữ tại khu vực nông thôn

Chưa rơi vào tình trạng “thiếu nguồn” phát triển đảng viên như ở xã Ba Vì (huyện Ba Vì), nhưng những năm gần đây tại xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) bắt đầu phải đối mặt với những khó khăn trong công tác phát triển đảng, trong đó vướng mắc được nhắc đến và cũng là thực trạng mà xã Tiến Xuân đang phải đối diện, đó chính là nguồn thanh niên địa phương đi làm ăn xa ngày một nhiều và nhiều nữ thanh niên chưa mặn mà, hoặc chưa nhận được sự chia sẻ của gia đình mỗi khi được bồi dưỡng, giới thiệu kết nạp đảng.

Theo chia sẻ của đồng chí Quách Hữu Nghiệp, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tiến Xuân, hiện tại xã đang làm rất tốt việc phát triển đảng viên tại nông thôn, đặc biệt là đảng viên nữ người dân tộc thiểu số và đó cũng được xem là điểm sáng so với nhiều xã có số đông người dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, một trong những bất cập trong phát triển đảng viên nói chung, đảng viên nữ nói riêng tại địa phương, đó chính là vướng mắc trong việc phối hợp giữa địa phương với các doanh nghiệp.

Thực tế, một số em được xã phát hiện, bồi dưỡng cảm tình đảng, nhưng khi đi làm thì doanh nghiệp lại không có chi bộ đảng để các em sinh hoạt, hay kết nạp; trong khi đó, số doanh nghiệp có chi bộ thì nhiều em chưa được ký hợp đồng chính thức, hoặc còn phải có thời gian theo dõi, phấn đấu...Trong khi đó, để tiếp tục sinh hoạt tại địa phương lại gặp khó do các em không có thời gian, vì vừa phải đi làm, vừa phải chăm lo gia đình.

“Địa phương cũng muốn tạo điều kiện để giới thiệu và kết nạp đảng cho các em, nhưng lại bị vướng mắc do cơ chế, đó là vướng mắc chéo giữa hai đơn vị đã có chi bộ đảng...Vì thế, thời gian tới nếu không giải được bài toán này thì việc thiếu nguồn phát triển đảng tại cơ sở ở các đảng bộ vùng sâu, vùng xa của Thủ đô là khó tránh khỏi”, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tiến Xuân Quách Hữu Nghiệp cho hay.

Còn nữa...!

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội chỉ đạo các địa phương đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Hà Nội chỉ đạo các địa phương đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Hiện nay mực nước sông Hồng đã trên báo động 2 là 40cm, sông Đuống trên báo động 2 là 30cm, sông Cầu trên báo động 3 là 90cm; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các quận, huyện, thị xã dọc các tuyến sông trên tổ chức kiểm tra để có biện pháp ứng phó kịp thời khi lũ dâng cao.
Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ

Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ

(LĐTĐ) Lãnh đạo huyện Gia Lâm yêu cầu các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn thực hiện nghiêm lịch phân công ứng trực theo quy định nhằm theo dõi sát tình hình bão lũ để có phương án xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.
Cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô tích cực tham gia phòng chống mưa lũ

Cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô tích cực tham gia phòng chống mưa lũ

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài, dẫn đến mực nước tại các sông dâng cao gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Trước thực trạng đó, với tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô đã tích cực tham gia cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân phòng chống mưa lũ.
Sau vụ Mái ấm Hoa Hồng: Kiểm tra, đóng cửa nhiều cơ sở trợ giúp xã hội

Sau vụ Mái ấm Hoa Hồng: Kiểm tra, đóng cửa nhiều cơ sở trợ giúp xã hội

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra và đóng cửa nhiều cơ sở trợ giúp xã hội sau vụ bảo mẫu cơ sở Mái ấm Hoa Hồng bạo hành trẻ em.
Công an thị xã Sơn Tây di dời người dân đến nơi an toàn

Công an thị xã Sơn Tây di dời người dân đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Trong đêm 10/9 và rạng sáng ngày 11/9, Công an thị xã Sơn Tây đã huy động lực lượng, phương tiện của các đội nghiệp vụ, công an các phường, xã để tuyên truyền, vận động và hỗ trợ nhân dân ở các vùng có nguy cơ ảnh hưởng do nước lũ đang lên ở sông Tích, sông Hồng tại địa bàn phường Trung Hưng, Phú Thịnh, Lê Lợi, Viên Sơn và xã Đường Lâm di dời đến nơi an toàn.
Huyện Đan Phượng di dời 66 hộ dân tới nơi an toàn

Huyện Đan Phượng di dời 66 hộ dân tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, tính đến sáng 11/9, huyện Đan Phượng đã tổ chức di dời 66 hộ với 261 nhân khẩu tới nơi an toàn.
Tăng cường biện pháp bảo vệ đê xung yếu tại huyện Thanh Trì

Tăng cường biện pháp bảo vệ đê xung yếu tại huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Sáng 11/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã xuống địa bàn, kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại khu vực Trạm bơm Hòa Bình (xã Đại Áng, huyện Thanh Trì) - Đây là một trong những vị trí đê xung yếu, nếu xảy ra vỡ đê sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân trong khu vực.

Tin khác

Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân vùng bãi sông Hồng khi nước dâng cao

Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân vùng bãi sông Hồng khi nước dâng cao

(LĐTĐ) Từ ngày 9/9 đến đêm 10/9, mực nước sông Hồng liên tục dâng cao khiến nhiều khu dân cư ở quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên… bị ngập. Nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân, các địa phương nêu trên đã tập trung mọi nguồn lực, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tại tuyến đê Bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).
Hà Nội xây dựng bộ tiêu chí văn hóa có bản sắc riêng

Hà Nội xây dựng bộ tiêu chí văn hóa có bản sắc riêng

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội đang tích cực triển khai Nghị định số 86/2023/NĐ-CP của Chính phủ về xét tặng các danh hiệu văn hóa. Nghị định mới này, thay thế cho Nghị định 122/2018/NĐ-CP, đặt ra yêu cầu xây dựng tiêu chí chi tiết phù hợp với đặc thù văn hoá và tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương. Đối với Hà Nội, đây là cơ hội để xây dựng bộ tiêu chí vừa đáp ứng yêu cầu chung, vừa thể hiện được bản sắc riêng của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, góp phần nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, Hà Nội cùng cả nước”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã có lời kêu gọi “Nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ”.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, động viên các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, động viên các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 9/9, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức 3 đoàn tới thăm, tặng quà động viên các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Quận Hai Bà Trưng: Giải quyết thủ tục hành chính tại nhà cho người có công, người yếu thế

Quận Hai Bà Trưng: Giải quyết thủ tục hành chính tại nhà cho người có công, người yếu thế

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa triển khai mô hình “Phục vụ người có công với cách mạng, người yếu thế, các trường hợp bất khả kháng được tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại nhà” đồng loạt tại UBND quận và 18/18 phường thuộc quận.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tiếp Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn Thủ đô Viêng Chăn

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tiếp Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn Thủ đô Viêng Chăn

(LĐTĐ) Chiều 9/9, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã tiếp Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) Thủ đô Viêng Chăn (Lào).
Hà Nội: Mực nước sông Bùi, sông Tích trên mức báo động 3

Hà Nội: Mực nước sông Bùi, sông Tích trên mức báo động 3

(LĐTĐ) Mực nước sông Tích (huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã trên mức báo động 3 và mực nước sông Bùi (huyện Chương Mỹ) gần ở mức báo động 3. Vì vậy, các địa phương đang tích cực triển khai nhiều biện pháp để khắc phục hậu quả sau bão số 3 và tiếp tục phòng, chống ảnh hưởng do thiên tai gây ra.
Chương Mỹ dồn lực khắc phục hậu quả sau bão số 3

Chương Mỹ dồn lực khắc phục hậu quả sau bão số 3

(LĐTĐ) Sau bão số 3 (Yagi), huyện Chương Mỹ đã và đang thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục hậu quả một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất tạo điều kiện cho nhân dân ổn định sinh hoạt và sản xuất.
Quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi ảnh nghệ thuật “Đất và người Tây Hồ”

Quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi ảnh nghệ thuật “Đất và người Tây Hồ”

(LĐTĐ) Cuộc thi được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh vùng đất, con người, văn hoá, du lịch của quận Tây Hồ đến với nhân dân, du khách trong và ngoài nước. Đây là cuộc thi nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động