Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô (1/8/2008-1/8/2023: Khẳng định Nghị quyết mang tầm chiến lược

Bài 5: Thu nhập, đời sống Nhân dân ngày càng nâng cao

(LĐTĐ) Đời sống người dân ở các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai,… đã có bước tiến quan trọng, sau 15 năm sáp nhập về Hà Nội theo Nghị quyết của Quốc hội khoá XII. Biểu hiện rõ nhất là bình quân thu nhập đầu người tăng lên rõ rệt; hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện và phát triển toàn diện.
Bài 1: Hệ thống hạ tầng với những bước tiến đột phá Bài 2: Nông nghiệp, nông thôn chuyển mình Bài 3: Bản sắc văn hóa được giữ gìn, phát triển và hội nhập Bài 4: Giáo dục - Y tế phát triển vượt bậc

Ông Nguyễn Văn Hiện (Bí thư chi bộ thôn Đồng Rằng, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai), một người con của dân tộc Mường nhớ lại: Năm 2008, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá XII về điều chỉnh địa giới hành chính, từ ngày 1/8, 4 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình, trong đó có xã Đông Xuân sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội. Lúc bấy giờ, thôn Đồng Rằng có trên dưới 10% hộ nghèo và cận nghèo, thu nhập bình quân đầu người rất thấp. Giao thông chỉ là đường đất, đi lại rất lầy lội, khó khăn vào mùa mưa. Đa số đồng bào sản xuất tự cung, tự cấp…

“Sau 15 năm, cuộc sống của gia đình mình và bà con trong thôn đã hoàn toàn đổi khác. Thôn không còn hộ nghèo, chỉ còn 2 hộ cận nghèo do hoàn cảnh neo đơn, bệnh tật. Đồng Rằng thực sự thay đổi diệu kỳ sau 15 năm về với Thủ đô”, ông Hiện nói.

Sau 15 năm sáp nhập về Hà Nội: Thu nhập người dân tăng gấp nhiều lần
Người dân thôn Đồng Rằng phát triển chăn nuôi. (Ảnh: Nguyễn Dần)

Có chung cảm xúc, anh Nguyễn Văn Dần (người dân tộc Mường thôn Đồng Rằng) tâm sự, thời kỳ đỉnh cao (năm 2016), nhà anh nuôi tới 140 con lợn, hàng trăm con gia cầm cung cấp cho vùng nội thành, thu nhập được chừng hơn 200 triệu đồng/năm. Năm nay, diễn biến thị trường chưa thuận lợi, thu nhập tuy sụt giảm nhưng cũng được khoảng trăm triệu đồng. “80% số hộ ở thôn Đồng Rằng, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai thuộc nhóm khá, giàu từ phát triển chăn nuôi để cung cấp cho nội thành Thủ đô...”, anh Dần thông tin.

Theo anh Dần, sở dĩ gia đình anh và các hộ khác trong thôn Đồng Rằng những năm qua có điều kiện tập trung phát triển mạnh kinh tế là bởi hệ thống giao thông của thôn, xã đã được Thành phố đầu tư bê tông hoặc nhựa hóa toàn bộ. Các tuyến tỉnh lộ đều có đèn chiếu sáng. Hệ thống điện, đường, trường, trạm y tế, kênh mương đều được đầu tư mạnh mẽ đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt và phát triển kinh tế.

Theo báo cáo của (Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đông Xuân, địa phương này có 10 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm gần 80%. Nếu năm 2008, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã ước đạt 6 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2023, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 61,5 triệu đồng/người/năm.

Kinh tế - xã hội của xã Đông Xuân cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn; đã có 2 trường đạt chuẩn quốc gia; 90% diện tích lúa nước được tưới bằng hệ thống thủy lợi; 100% số thôn đã có đường bê tông xi măng hoặc trải nhựa đến trung tâm xã; trên 95% đường liên thôn, đường trục chính của thôn, đường ngõ xóm đã được bê tông hóa; 100% hộ dân dùng điện lưới quốc gia; hệ thống nước sạch Sông Đà được đầu tư đến trung tâm xã... Năm 2016, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sau 15 năm sáp nhập về Hà Nội: Thu nhập người dân tăng gấp nhiều lần
Diện mạo nông thôn xã Hồng Dương ngày càng khang trang, sạch đẹp

Trong khi đó, bức tranh đổi mới ở xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai) đã có nhiều mảng màu tươi sáng. Xã được đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu phục vụ đời sống, phát triển sản xuất. Không chỉ riêng đường quốc lộ, đường liên huyện, liên xã mà ngay cả đường thôn, ngõ xóm cũng được thảm bê tông sạch đẹp. Ô tô, xe máy chạy bon bon qua những tuyến đường nội thôn, nội đồng. Dọc bên đường và thấp thoáng giữa những tán cây là những ngôi nhà cao tầng, khang trang, hiện đại. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 64 triệu đồng/người/năm. Hồng Dương là một xã điển hình cho sự phát triển của huyện Thanh Oai trong năm qua.

Theo ông Bùi Hoàng Phan, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai, từ khi sáp nhập về Hà Nội, huyện được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển. Đặc biệt là thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. “Thanh Oai đã tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu này”, Bí thư Bùi Hoàng Phan bày tỏ.

Phong trào xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Oai được triển khai sâu rộng đến các địa phương trong toàn huyện và được nhân dân tích cực hưởng ứng. Sau hơn 10 năm triển khai, huyện đã huy động và bố trí hơn 5.168 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội tại các xã, thị trấn, làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 60,18 triệu đồng, tăng 7,5 lần so với năm 2010.

Sau 15 năm sáp nhập về Hà Nội: Thu nhập người dân tăng gấp nhiều lần
Hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai được đầu tư đồng bộ, hiện đại. (Ảnh: Hữu Duyên)

Cũng giống như huyện Thanh Oai, sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, huyện Thạch Thất cũng có sự phát triển vượt bậc, toàn diện về kinh tế - xã hội. Chủ UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Mạnh Hồng cho biết, trước khi hợp nhất, huyện Thạch Thất có diện tích đất tự nhiên là 13.183,67ha với 20 đơn vị hành chính; dân số 164.886 người. Toàn Đảng bộ huyện có 74 tổ chức cơ sở Đảng với tổng số 5.043 đảng viên sinh hoạt ở 292 chi bộ. Sau hợp nhất, huyện Thạch Thất có thêm 3 xã: Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình chuyển từ huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình về.

Được sự quan tâm Thành phố, huyện Thạch Thất đã nỗ lực huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế và đạt được những kết quả tích cực. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Đến nay, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 18.459ha với 23 đơn vị hành chính gồm 22 xã, 1 thị trấn (12 xã, thị trấn vùng nông giang; 8 xã vùng đồi gò và 3 xã miền núi) với 122 thôn, tổ dân phố. Dân số 225.955 người (dân tộc Mường chiếm 5,2% dân số toàn huyện). Toàn Đảng bộ huyện hiện có 74 tổ chức cơ sở Đảng với tổng số 9.165 đảng viên.

Sau 15 năm sáp nhập về Hà Nội: Thu nhập người dân tăng gấp nhiều lần
Chăm sóc rau tại Trang trại rau hữu cơ Hoa Viên ở huyện Thạch Thất

Đặc biệt, trên địa bàn huyện có Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc với diện tích 17.074ha - đây là cơ hội lớn để Thạch Thất phát triển trong tương lai.

Năm 2020, huyện Thạch Thất “cán đích” nông thôn mới. Hiện nay, huyện đã tập trung chỉ đạo, xây dựng các xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Phấn đấu hết năm 2023 sẽ có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 2 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.

“Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người của huyện Thạch Thất chỉ đạt 11,6 triệu đồng/năm, hiện nay đã tăng lên 8 lần, đạt 91 triệu đồng/người/năm. Huyện phấn đấu thu nhập bình quân đầu người năm 2023 tăng lên 100 triệu đồng (mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu 120 triệu đồng)”, ông Nguyễn Mạnh Hồng thông tin.

Những đổi thay trong mỗi gia đình như nhà anh Nguyễn Văn Dần hoặc trên phạm vi rộng hơn như thôn Đồng Rằng hay xã Đông Xuân (huyện Quốc Oai), xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai) và ở huyện Thạch Thất sau 15 năm là những ví dụ sinh động thể hiện sự phát triển vượt bậc, toàn diện về kinh tế - xã hội sau thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng tại địa phận thị xã Sơn Tây

Báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng tại địa phận thị xã Sơn Tây

(LĐTĐ) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội đã ban hành Lệnh Báo động lũ mức 2 trên sông Hồng, tại địa phận thị xã Sơn Tây và các huyện.
Nhanh chóng bắt giữ đối tượng giết lái xe taxi trong cơn bão số 3

Nhanh chóng bắt giữ đối tượng giết lái xe taxi trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trưa ngày 11/9, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Duy Phương (sinh năm 1983, trú tại xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) để điều tra về hành vi giết người. Nạn nhân là anh P.Q.T (sinh năm 1982, trú tại huyện Quốc Oai, Hà Nội), lái xe taxi.
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 11/9, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Hà Nội chỉ đạo các địa phương đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Hà Nội chỉ đạo các địa phương đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Hiện nay mực nước sông Hồng đã trên báo động 2 là 40cm, sông Đuống trên báo động 2 là 30cm, sông Cầu trên báo động 3 là 90cm; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các quận, huyện, thị xã dọc các tuyến sông trên tổ chức kiểm tra để có biện pháp ứng phó kịp thời khi lũ dâng cao.
Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ

Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ

(LĐTĐ) Lãnh đạo huyện Gia Lâm yêu cầu các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn thực hiện nghiêm lịch phân công ứng trực theo quy định nhằm theo dõi sát tình hình bão lũ để có phương án xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.
Cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô tích cực tham gia phòng chống mưa lũ

Cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô tích cực tham gia phòng chống mưa lũ

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài, dẫn đến mực nước tại các sông dâng cao gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Trước thực trạng đó, với tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô đã tích cực tham gia cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân phòng chống mưa lũ.

Tin khác

Báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng tại địa phận thị xã Sơn Tây

Báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng tại địa phận thị xã Sơn Tây

(LĐTĐ) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội đã ban hành Lệnh Báo động lũ mức 2 trên sông Hồng, tại địa phận thị xã Sơn Tây và các huyện.
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 11/9, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Hà Nội chỉ đạo các địa phương đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Hà Nội chỉ đạo các địa phương đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Hiện nay mực nước sông Hồng đã trên báo động 2 là 40cm, sông Đuống trên báo động 2 là 30cm, sông Cầu trên báo động 3 là 90cm; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các quận, huyện, thị xã dọc các tuyến sông trên tổ chức kiểm tra để có biện pháp ứng phó kịp thời khi lũ dâng cao.
Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ

Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ

(LĐTĐ) Lãnh đạo huyện Gia Lâm yêu cầu các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn thực hiện nghiêm lịch phân công ứng trực theo quy định nhằm theo dõi sát tình hình bão lũ để có phương án xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.
Cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô tích cực tham gia phòng chống mưa lũ

Cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô tích cực tham gia phòng chống mưa lũ

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài, dẫn đến mực nước tại các sông dâng cao gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Trước thực trạng đó, với tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô đã tích cực tham gia cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân phòng chống mưa lũ.
Công an thị xã Sơn Tây di dời người dân đến nơi an toàn

Công an thị xã Sơn Tây di dời người dân đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Trong đêm 10/9 và rạng sáng ngày 11/9, Công an thị xã Sơn Tây đã huy động lực lượng, phương tiện của các đội nghiệp vụ, công an các phường, xã để tuyên truyền, vận động và hỗ trợ nhân dân ở các vùng có nguy cơ ảnh hưởng do nước lũ đang lên ở sông Tích, sông Hồng tại địa bàn phường Trung Hưng, Phú Thịnh, Lê Lợi, Viên Sơn và xã Đường Lâm di dời đến nơi an toàn.
Huyện Đan Phượng di dời 66 hộ dân tới nơi an toàn

Huyện Đan Phượng di dời 66 hộ dân tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, tính đến sáng 11/9, huyện Đan Phượng đã tổ chức di dời 66 hộ với 261 nhân khẩu tới nơi an toàn.
Tăng cường biện pháp bảo vệ đê xung yếu tại huyện Thanh Trì

Tăng cường biện pháp bảo vệ đê xung yếu tại huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Sáng 11/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã xuống địa bàn, kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại khu vực Trạm bơm Hòa Bình (xã Đại Áng, huyện Thanh Trì) - Đây là một trong những vị trí đê xung yếu, nếu xảy ra vỡ đê sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân trong khu vực.
Đường sắt Việt Nam miễn phí vận chuyển hàng cứu trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 3

Đường sắt Việt Nam miễn phí vận chuyển hàng cứu trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 3

(LĐTĐ) Hiện nay, công tác cứu trợ đang diễn ra hết sức khẩn trương tại các địa phương bị ảnh hưởng. Hàng hóa cứu trợ đang được các tổ chức, cá nhân khắp cả nước tập trung chuyển đưa đến các địa chỉ cần cứu trợ.
Báo động lũ cấp 1 trên địa bàn huyện Ba Vì

Báo động lũ cấp 1 trên địa bàn huyện Ba Vì

(LĐTĐ) Sáng 11/9, mưa vẫn tiếp tục diễn ra trên diện rộng tại nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội khiến mực nước nhiều sông dâng cao. Trước diễn biến bất thường của hoàn lưu bão, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội đã ban hành Lệnh Báo động lũ mức 1 trên sông Đà, tại địa phận huyện Ba Vì.
Xem thêm
Phiên bản di động