Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Bảo vệ người tiêu dùng: Thay đổi tư duy từ hai phía

Bài cuối: Người tiêu dùng cần quan tâm những gì?

Mặc dù pháp luật về bảo về quyền lợi người tiêu dùng (NTD) đã ra đời, tuy nhiên, mỗi khi xảy ra tranh chấp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, thông thường doanh nghiệp vẫn là bên chiếm lợi thế. Điều này cho thấy, vấn đề bảo vệ NTD hiện vẫn còn lỏng lẻo, thiếu liên kết. Đặc biệt, các biện pháp chế tài chưa đủ sức răn đe đã khiến các doanh nghiệp làm ăn gian dối “nhờn luật”… 
bai cuoi nguoi tieu dung can quan tam nhung gi Bài 2: Người tiêu dùng cần bảo vệ chính mình
bai cuoi nguoi tieu dung can quan tam nhung gi Bài 1: Đồng hành bảo vệ người tiêu dùng

Người tiêu dùng luôn ở thế yếu?

Trong nền kinh tế thị trường, NTD được coi là chủ thể trong các giao dịch thương mại – dân sự. Vì thế, bảo vệ TND thực sự trở thành một lĩnh vực pháp luật độc lập và có vị trí đáng kể trong hệ thống pháp luật thương mại kể từ khi Pháp lệnh về Bảo vệ quyền lợi NTD được ban hành năm 1999. Thế nhưng, mặc dù Pháp lệnh trên đã có hiệu lực, song thực trạng vi phạm quyền của NTD vẫn diễn ra hết sức nghiêm trọng, khiến NTD thờ ơ với quyền lợi của mình.

bai cuoi nguoi tieu dung can quan tam nhung gi
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đi vào cuộc sống.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều trường hợp NTD thất vọng trước thái độ, trách nhiệm của doanh nghiệp liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ, chế độ chăm sóc khách hàng…thậm chí, việc giải quyết quyền lợi của NTD thường được các doanh nghiệp áp dụng một cách đối phó, đổ lỗi cho NTD với nhiều lý do.

Nếu có xảy ra tranh chấp giữa NTD và doanh nghiệp NTD cũng khó đòi được quyền lợi cho mình.

8 Quyền của NTD (Được quy định tại Điều 8 – Luật Bảo vệ quyền lợi NTD) trong đó có một số quyền quan trọng sau: Quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá; được cung cấp hoá đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ...

Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan…

Đề cập đến vấn đề trên, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam cho rằng, thông thường mỗi khi bị phát hiện ra sai phạm thì các tổ chức, cá nhân kinh doanh thường đổ lỗi cho NTD để phủ nhận trách nhiệm.

Bởi lẽ, người sản xuất thường am hiểu rất sâu về mặt kỹ thuật của sản phẩm. Đối với người kinh doanh họ cũng nắm rất rõ về nguồn gốc mặt hàng mình phân phối (hàng giả hay hàng thật…). Trong khi đó, NTD lại thường rất lơ mơ về sản phẩm mình tiêu thụ, bởi họ tiếp nhận thông tin chủ yếu qua quảng cáo, tiếp thị từ người cung cấp dịch vụ…

Cũng theo ông Hùng, khi đưa sản phẩm ra thị trường, nếu những người sản xuất, kinh doanh chân chính, có lương tâm nghề nghiệp thì NTD sẽ được cung cấp thông tin chính xác, giúp họ đưa ra lựa chọn đúng. Tuy nhiên, nếu lương tâm trở thành thứ xa xỉ thì những thông tin, quảng cáo lại trở thành cái bẫy. Đây cũng là lý do mà nhiều NTD đã trở thành nạn nhân, phải trả giá cho thiệt hại về kinh tế, sức khỏe, thậm chí tính mạng của mình.

Đấy là xét về mặt kỹ thuật của vấn đề. Còn khi xảy ra tranh chấp, cùng với những kinh nghiệm va chạm trên thương trường và những lợi thế về mặt kỹ thuật sẽ tạo cho người kinh doanh luôn ở thế chủ động, thế mạnh, còn NTD sẽ rơi vào thế bị động, thế yếu. Luật Bảo vệ quyền lợi NTD ra đời chính là để bảo vệ cho NTD, đối tượng luôn ở vào vị thế yếu trong nền kinh tế thị trường và ở Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.

Luật cần đi vào cuộc sống

Trước hàng loạt vụ việc liên quan đến việc xâm phạm quyền lợi NTD, nhiều người cho rằng, Luật Bảo vệ NTD sẽ là cơ sở pháp lý để đấu tranh chống lại các hành vi tiêu cực của doanh nghiệp đối với NTD. Tuy nhiên thực tế cho thấy, Luật này hiện còn quá xa rời cuộc sống.

Anh Nguyễn Hữu Tân, nhân viên tại Công ty chứng khoán Bảo Việt cho biết: “Tôi nghe nói đến Luật Bảo về quyền lợi NTD đã lâu, nhưng luật đó cụ thể như thế nào? Quyền của NTD có lớn hay không?...là vấn đề mà không chỉ có tôi, rất nhiều NTD khác cũng không biết rõ được. Vì thế, cần đơn giản hóa Luật này hơn nữa để nó thực sự gần gũi với NTD, khi đó, Luật sẽ đi được vào với cuộc sống”.

Đưa ra quan điểm của mình về vấn đề trên, luật sư Lê Quốc Đạt, Công ty luật TNHH Trí Tuệ cho rằng, bảo vệ NTD là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Không chỉ tại Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới đều rất coi trọng công tác này bởi lẽ bảo vệ NTD chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội.

Do đó, nhiều quốc gia đã sớm ban hành các đạo luật với mục đích bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NTD. Tuy nhiên, quy định của pháp luật hiện hành chưa có những chế tài đặc thù, đủ sức răn đe để xử lý các hành vi vi phạm Luật bảo vệ NTD.

Theo luật sư Lê Quốc Đạt, hiện các tranh chấp của người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh vẫn đang áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành để giải quyết là không phù hợp, vì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự là quá phức tạp và tốn kém, không phù hợp với khiếu nại, giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng.

Cũng theo luật sư Đạt, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã quy định rất cơ bản vấn đề liên quan đến NTD, tuy nhiên lại chưa quy định nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan như các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh…trong việc tôn trọng và bảo đảm quyền của NTD được thực thi trên thực tế và khi có những phát sinh xảy ra.

Vẫn biết, bảo vệ quyền lợi NTD không chỉ là trách nhiệm chung của Nhà nước, mà còn của toàn xã hội, trong đó các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi của NTD có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, vì sao tình trạng hàng giả, hàng nhái…vẫn diễn ra, chỉ các cơ quan chức năng mới có thể trả lời và giải quyết dứt điểm câu hỏi này. Do đó, đừng tư vấn hãy là “NTD thông minh”, bởi lẽ, ngay cả cán bộ chức năng (nếu không có máy móc thiết bị kiểm tra) cũng khó phân biệt đâu là hàng giả - thật.

Vì thế, để luật đi vào cuộc sống và được người dân tiếp nhận một cách chủ động, theo các chuyên gia pháp lý, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc hiểu luật để tự bảo vệ mình, thì cần phải có biện pháp chế tài xử lý đủ mạnh đối với những doanh nghiệp làm ăn không chân chính.

Thậm chí, cần phải có những chế tài đối với cả những đơn vị, cơ quan chức năng có thẩm quyền khi để tình trạng xâm phạm quyền lợi NTD diễn ra triền miên. Muốn thành công thì cần phải chấp nhận đánh đổi, chấp nhận “thay máu” cán bộ làm việc thiếu trách nhiệm, yếu kém, làm được như vậy không chỉ tạo được niềm tin với NTD, mà còn khẳng định được vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi NTD và vì NTD.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Minh bạch thông tin để người tiêu dùng yên tâm mua sắm online

Minh bạch thông tin để người tiêu dùng yên tâm mua sắm online

(LĐTĐ) Thời gian qua chứng kiến sự bùng nổ của thương mại điện tử. Từ đó đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng…
Cảnh giác chiêu trò giả danh Cảnh sát giao thông gửi thông báo phạt nguội

Cảnh giác chiêu trò giả danh Cảnh sát giao thông gửi thông báo phạt nguội

Thời gian qua, nhiều người dân bị một số đối tượng lừa đảo, giả danh Cảnh sát giao thông thông báo kết quả phạt nguội, không nắm rõ quy trình xử lý của lực lượng chức năng, đã có người sập bẫy. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nên tỉnh táo khi nhận các cuộc gọi và tin nhắn từ những đối tượng không rõ danh tính.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thu hơn 5.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất

Thành phố Hồ Chí Minh: Thu hơn 5.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất

(LĐTĐ) Chỉ tính riêng tiền sử dụng đất, trong 8 tháng đầu năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thu về 5.120,5 tỷ đồng; chưa kể hàng chục nghìn tỷ đồng tiền thuê đất, thuê mặt nước và nghĩa vụ tài chính về đất mà các dự án sẽ phải đóng trong năm 2024.
"Giao lộ sáng tạo" kết nối quá khứ với tương lai

"Giao lộ sáng tạo" kết nối quá khứ với tương lai

(LĐTĐ) "Giao lộ sáng tạo" không chỉ đơn thuần là một khẩu hiệu, mà là triết lý xuyên suốt của lễ hội. Nó thể hiện tầm nhìn của Hà Nội trong việc kết nối quá khứ với hiện tại, truyền thống với hiện đại, và địa phương với toàn cầu.
Chung tay bảo vệ trái đất

Chung tay bảo vệ trái đất

(LĐTĐ) Những nơi chưa bao giờ xảy ra mưa to, lũ như sa mạc thì chúng ta đã từng được chứng kiến tháng 4 năm nay Thủ đô Dubai thuộc các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) ngập mênh mông nước; Bắc California của Mỹ vốn địa hình cao thì vừa qua trải qua trận bão lũ mà theo mô tả của truyền thông “nghìn năm có một”; Thượng Hải của Trung Quốc tháng 9 này trải qua cơn bão mạnh nhất 75 năm qua. Các tỉnh miền Bắc nước ta cũng vừa hứng chịu cơn bão số 3 (bão Yagi) gây thiệt hại rất nhiều về người và của. Rõ ràng biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp; thiên tai, địch họa ngày càng khó lường.
Cần đa dạng hóa hình thức xử phạt vi phạm nồng độ cồn

Cần đa dạng hóa hình thức xử phạt vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng, Cảnh sát giao thông trên địa bàn Hà Nội đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các lỗi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, trong đó có vi phạm nồng độ cồn; tuy nhiên, theo ghi nhận, hành vi điều khiển phương tiện sau khi đã uống rượu, bia vẫn còn, nhất là đối với lứa tuổi từ 50 trở lên.
Sốt xuất huyết vào mùa cao điểm

Sốt xuất huyết vào mùa cao điểm

(LĐTĐ) Hà Nội đã bắt đầu bước vào đầu giai đoạn cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, kết hợp mưa nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi và phát triển. Các chuyên gia y tế nhận định, nguy cơ dịch bệnh sẽ bùng phát trong thời gian tới nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.

Tin khác

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, sản xuất và sử dụng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường đang là một xu hướng được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất coi trọng. Ở Việt Nam, mặc dù nhiều người dân đã lựa chọn mua sắm qua các kênh tiêu dùng “xanh” để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường… tuy nhiên, việc kết nối tiêu dùng “xanh” vẫn còn hạn chế, dẫn đến nhận thức và trách nhiệm với xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

(LĐTĐ) Sáng nay (14/9), Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức lễ khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam (phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý) và trao ủng hộ 500 suất quà là nhu yếu phẩm ủng hộ các gia đình bị thiệt hại do bão lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

(LĐTĐ) Anh Thân Đỗ Thành, 27 tuổi, trú tại khu phố Ngọc Liên, phường Điện An, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam đã trở thành khách hàng may mắn tiếp theo của chương trình “Xé nhãn Trà Dr Thanh, 1 lần trúng x9 lần quà” khi trúng 9 triệu đồng nhờ giải khát với Trà Dr Thanh.
Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

(LĐTĐ) Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đến thời điểm hiện tại, các địa phương vẫn đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết thiết đến các vùng bị chia cắt do bão, lũ. Vì thế, Bộ Công Thương khuyến cáo, người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan Nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại; dự trữ nguồn như yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra.
Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu cơn bão số 3, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc phòng chống lụt bão… Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, cũng như tăng cường quản lý thị trường, mới đây Bộ Công Thương đã có Công điện chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông; đảm bảo không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

(LĐTĐ) Đánh giá về tình hình thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 8/9, sau khi cơn bão số 3 đi qua, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

(LĐTĐ) Theo trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (7/9), cơn bão số 3 đã tiến sâu vào đất liền. Thời điểm này, tại Hà Nội, dù trời đang mưa và gió lớn, tuy nhiên, hoạt động mua sắm tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích… vẫn diễn ra bình thường; hàng hoá, nhu yếu phẩm vẫn dồi dào, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) yêu cầu các đơn vị có phương án chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ quốc gia để tổ chức xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia, hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

(LĐTĐ) Thời gian qua, hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đang cho thấy sự phát triển rất nhanh chóng, song người tiêu dùng lại đang dần mất niềm tin với hoạt động này. Nguyên nhân được xác định là do tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan, trong khi đó, các chế tài xử lý lại chưa đủ mạnh. Vậy, đâu là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn vấn đề gian lận trong thương mại điện tử (TMĐT)?
Xem thêm
Phiên bản di động