Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Ký sự: Những chàng trai canh giữ biển đảo quê hương

Bài cuối: Quyết giữ chủ quyền thiêng liêng

(LĐTĐ) Có một Trường Sa hiên ngang, vững chãi như ngày hôm nay, nơi đây đã thấm đẫm biết bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ cán bộ, chiến sỹ. Vì sự trường tồn của chủ quyền biển đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, nhiều người đã nằm xuống nơi đây.
bai cuoi quyet giu chu quyen thieng lieng Bài 4: Những người con Hà Nội ở Trường Sa
bai cuoi quyet giu chu quyen thieng lieng Bài 3: Người lính thầm lặng

Một thời gian khổ

Tại đảo Thuyền Chài, từ ngôi nhà cao chân kiên cố chúng tôi nhìn thấy một chiếc tàu cũ, gỉ sét nằm giữa bãi san hô ở phía xa. Dù đã nhuốm màu thời gian nhưng chiếc tàu vẫn giữ được hình hài như muốn thách thức những con sóng từ biển cả. Theo các cán bộ, chiến sỹ trên đảo, đó là một pông tông cũ và là cột mốc chủ quyền đầu tiên mà quân đội ta đặt lên Thuyền Chài.

Đầu tháng 3/1987, trước tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của cấp trên lực lượng Lữ đoàn 146, Hải quân Vùng 4 phối hợp với các đơn vị chức năng kéo chiếc pông tông trên từ đất liền ra khơi rồi đi thẳng lên đảo Thuyền Chài để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Thời kỳ đó, vì chưa có điều kiện xây dựng nhà kiên cố nên trong suốt nhiều năm, pông tông này chính là nơi ở và cũng là căn cứ chiến đấu của các cán bộ, chiến sỹ. Trên mặt pông tông rộng chừng 30m2, những chiếc lều tạm được dựng lên che mưa, che nắng.

bai cuoi quyet giu chu quyen thieng lieng
Các chiến sỹ ngày đêm canh gác chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Bên dưới là những khối nước ngọt ít ỏi dành cho cả người và công tác tăng gia. Bấy giờ, đi lại khó khăn nên 6 tháng một lần, nhu yếu phẩm mới được chuyển từ trong đất liền ra. Người lính phải tiết kiệm từng lít nước, cọng rau. Sống trong hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn nhưng họ luôn bền gan, vững chí, kiên trung giữ vững chủ quyền tại đây.

Cảm phục về tinh thần vượt khó, vượt khổ của bộ đội trên đảo Thuyền Chài, nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết: “Lều bạt chung chiêng giữa nước giữa trời/ Đến một cái gai cũng không sống được/ Sớm mở mắt, nắng lùa ngun ngút/ Đêm trong lều như trôi trong mây...”.

Không chỉ đảo Thuyền Chài, ở các đảo khác như Đá Đông, Trường Sa Đông... những pông tông, những xác xe tăng mà những người lính năm xưa đặt lên để khẳng định chủ quyền vẫn còn đến ngày nay. Chúng như những nhân chứng lịch sử cho ý chí, quyết tâm của những người lính năm xưa và cũng là lời nhắc nhở, khích lệ tinh thần các cán bộ, chiến sỹ hôm nay và mai sau.

Đại úy Trần Văn Phúc, Chỉ huy trưởng đảo Đá Đông, chia sẻ: “Cuộc sống ở đảo cũng có thời điểm rất khắc nghiệt, nhất là mùa biển động. Những cơn bão bủa vây và nguy cơ từ các lực lượng chiếm đóng trái phép ở Trường Sa. Nhưng có lẽ những thứ đó chưa thấm tháp so với gian khổ các thế hệ cha ông đã vượt qua.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bây giờ chúng tôi có điện năng lượng mặt trời, có máy lọc nước biển nên đời sống bộ đội đã cải thiện rất nhiều. Tiếp bước truyền thống các thế hệ đi trước, chúng tôi tự tin sẽ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, bảo vệ chủ quyền biển đảo đến cùng”.

Vinh quang nào cũng có nước mắt

Đứng trước Tượng đài liệt sỹ trên đảo Trường Sa Lớn, chúng tôi cảm nhận, trân trọng, ghi lòng tạc dạ những công lao và sự hy sinh vô bờ bến của các anh hùng liệt sỹ đã nằm lại nơi đây vì sự vẹn toàn của giang sơn, vì sự trường tồn vững chắc của chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Tiếp bước thế hệ đi trước, noi gương các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống trên mảnh đất này. Từ ngày giải phóng cho đến nay, được sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, của cấp ủy, chính quyền, cơ quan đoàn thể và kiều bào, đồng bào, chiến sỹ cả nước, đảo Trường Sa Lớn nói riêng và các đảo trên quần đảo Trường Sa nói chung ngày càng được xây dựng khang trang, xanh – sạch – đẹp.

bai cuoi quyet giu chu quyen thieng lieng
Đoàn công tác dâng hương tại Tượng đài liệt sỹ trên đảo Trường Sa.

Trường Sa đã trở thành pháo đài vững chắc, là mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc giữa trùng khơi, trở thành chỗ dựa vững chắc cho bộ đội thực hiện nhiệm vụ, sinh hoạt và công tác. Đồng thời cũng là chỗ dựa đáng tin cậy cho nhân dân sinh sống, vươn khơi bám biển.

Vinh quang nào cũng có mất mát, hy sinh, hạnh phúc nào mà không phải đổi bằng máu xương và mồ hôi nước mắt. Sự dâng hiến của những anh hùng liệt sỹ đã hòa vào cùng giá trị thiêng liêng của non sông đất nước, một phần sự hy sinh lớn lao vô bờ bến của dân tộc.

Giữa đất trời biển đảo Trường Sa hôm nay, trước tượng đài anh linh của những chiến sỹ cách mạng ưu tú đã ngã xuống, trong niềm tiếc thương, biết ơn vô hạn, với tấm lòng thành kính và tri ân sâu sắc, từ sâu thẳm, những thành viên đoàn công tác nguyện sẽ xứng đáng với công lao và sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sỹ…

Dâng hương tại đài tưởng niệm, Thượng tá Lương Xuân Giáp, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146, Hải quân Vùng 4, xúc động: “Trường Sa là pháo đài vững chắc, mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc giữa trùng khơi, trở thành chỗ dựa cho nhân dân sinh sống, vươn khơi và bám biển.

Có được ngày nay là nhờ những công lao và sự hy sinh vô bờ bến của các anh hùng liệt sỹ đã nằm lại nơi đây. Để xứng đáng với công lao và sự hy sinh cao cả đó, thế hệ hôm nay và mai sau sẽ mãi giữ yên biển, trời đất mẹ, giữ vững quần đảo Trường Sa của Tổ quốc”.

Trước khi rời điểm đảo Thuyền Chài trở lại đất liền, chúng tôi tới thắp hương trước ban thờ liệt sỹ Nguyễn Quốc Huy (quê ở Quảng Bình) được đặt trang trọng ở hội trường. Đã hơn 20 năm trôi qua, tấm gương của người đồng đội hiền lành, điềm đạm dũng cảm đương đầu với những con sóng dữ vẫn được các thế hệ cán bộ, chiến sỹ trên đảo kể cho nhau nghe.

Thượng úy Nguyễn Quốc Huy hy sinh năm 1997 khi đang là Điểm trưởng đảo. Một hôm, có một chiến sỹ bơi ra cắm bia để anh em tập luyện thì bị sóng cuốn, hụt hơi. Thấy thế, đồng chí Huy bất chấp nguy hiểm bơi ra để cứu giúp đồng đội. Đồng đội của anh Huy sau đó vào được bờ nhưng anh Huy bị sóng cuốn và hy sinh, đồng đội không tìm thấy. Từ đó, đồng đội anh đã lập ban thờ trên đảo

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.

Tin khác

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ game bài uy tín - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo thông tin về hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với các hoạt động quảng bá Top 1 ICF (Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới).
Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đơn vị bắt đầu nhận đăng ký mua vé tàu tập thể cả lượt đi và lượt về đến ngày 30/9, mỗi lượt từ 5 vé trở lên. Thời gian bán vé tập thể dự kiến từ 8h sáng 1/10 đến hết ngày 5/10.
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, mưa lớn ở nhiều tỉnh miền Trung

(LĐTĐ) Sau khi suy yếu từ bão số 4, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây nam với tốc độ khoảng 15 - 20 km/giờ.
Xem thêm
Phiên bản di động