Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Bán “lúa non”, chủ dự án hét giá… trên trời

Để “khuấy động” thị trường, một số chủ dự án chung cư tại Hà Nội có động thái mở bán hàng rầm rộ. Các sàn môi giới tích cực chèo kéo khách, hét giá rất cao kèm khoản “tiền chênh” vài trăm triệu… Thế nhưng, thực tế dự án còn chưa làm xong phần móng, hoặc mới “nhú” lên khỏi mặt đất.
Sóng lớn từ những biệt thự triệu đô
Hàng loạt đại gia BĐS bị “sờ gáy”: Hệ quả của việc “bóc ngắn, cắn dài”
"Ông lớn" BĐS Tín Nghĩa đang làm gì với dự án 6 tỷ USD?
Bất động sản còn tồn kho khoảng 67.443 tỷ đồng
Hết thời làm sang: Cao ốc đất vàng nội đô hạ giá

Những quảng cáo “chiết khấu thanh toán 5-7%, ngân hàng hỗ trợ cho vay tới 70-90% giá trị căn hộ, đóng tiền 20%, đã bán được hàng trăm căn hộ… chỉ là một trong vô số các chiêu trò của chủ đầu tư và sàn giao dịch nhằm tạo “cơn sốt ảo”. Phương thức bán hàng này được áp dụng tại nhiều dự án như: dự án Tràng An Complex, D’. Le Roi Soleil Quảng An,Imperia Garden, Handiresco, Dream Home, Eco Green City...

Chiêu trò “thổi giá”, “móc túi” người mua?

Trong quý 2/2015, hàng loạt dự án được mở bán với mức giá cao… bất thường. Đơn cử, ngày 25/7, Công ty CP HBI - chủ đầu tư đã mở bán tòa 35 tầng của dự án Imperia Garden (tổng nguồn cung hơn 1.700 căn hộ, biệt thự vườn). HBI cũng “hét” giá bán từ 30 – 39 triệu đồng/m2 (theo tim tường), và cộng thêm khoảng 3 triệu đồng/m2 (theo thông thủy). Các căn góc đẹp có giá lên tới 42,2 triệu đồng/m2.

Còn nhớ, hơn chục ngày trước, lãnh đạo HBI tuyên bố giá bán sẽ chỉ từ 30 đồng/m2, tối đa chỉ 41 triệu đồng/m2. Tức, giá bán hiện giờ đã bị “đội lên” thêm từ 70-100 triệu đồng mỗi căn sau tuyên bố này.

Mặc dù lễ mở bán Imperia Garden có hàng trăm người tham dự, song theo quan sát của phóng viên, chỉ một phần nhỏ là khách đến tìm hiểu, có nhu cầu mua thật. Còn phần đông là khách hàng “quen”, người thân, bạn bè của các nhân viên môi giới đến dự, không hề có hoạt động tư vấn mua bán (!?) Đây cũng là hiện tượng thường thấy tại nhiều buổi lễ mở bán dự án khác, mà chủ đầu tư vẫn đang thi công phần móng hoặc vừa hoàn thiện xong móng.

Và để “làm nóng” dự án Imperia Garden, từ 2 tháng trước mở bán, một số nhân viên kinh doanh của HBI và Siêu thị dự án đã quảng cáo trên mạng, “dội bom” tin nhắn, gọi điện chào mời khách hàng đặt cọc, giữ chỗ mua. Số tiền đặt cọc là từ 5 – 10 triệu đồng và nếu người mua “ưng” căn hộ đẹp, thì mức đặt cọc có thể tới 30 triệu đồng.

Dự án Imperia Garden chào bán giá “sốc” tới 42 triệu đồng/m2 ở giai đoạn làm móng
Dự án Imperia Garden chào bán giá “sốc” tới 42 triệu đồng/m2 ở giai đoạn làm móng

Nhân viên kinh doanh cho biết, “HBI chỉ mở bán đợt đầu khoảng 200 căn hộ của tòa 35T, số lượng căn đẹp hạn chế, nên đặt chỗ nhanh kẻo hết”. Nhưng sau lễ mở bán, chủ đầu tư HBI lại thông tin rằng đã có “500 giao dịch thành công”. Vậy đâu là thông tin chính xác, hay chủ dự án đã “giao dịch” cả những sản phẩm chưa mở hàng?

Dự án chung cư CT4 Vimeco (quận Cầu Giấy) do Công ty CP Vimeco làm chủ đầu tư cũng có động thái “bán chui” căn hộ tại đây. Tháng 3/2015, Vimeco chỉ được phép huy động vốn từ bán 20% số lượng căn hộ (80 căn) khi chưa xong phần móng. Thế nhưng, Vimeco đã bán vượt số lượng này, khách hàng có tên trên hợp đồng góp vốn lại không “khớp” với danh sách đã đăng kí tại Sở Xây dựng. Có những căn hộ thuộc diện 20% này lại do các lãnh đạo cấp cao Vimeco đứng tên.

Dù công ty đưa ra giá gốc là 23 triệu đồng/m2, song giá bán thực tế lên tới 27-28 triệu đồng/m2, tức tiền chênh lệch mỗi căn tới 400-500 triệu đồng. Người mua nhà có cảm giác bị “móc túi” mà tính pháp lý của căn hộ lại đang quá tù mù !

Bán nhà “trên giấy”, tăng giá sốc

Theo khảo sát của Thời báo Kinh Doanh, hiện có hàng chục dự án khác cũng tung chiêu hút khách, chào bán giá rất cao và thu tiền từ 100-400 triệu đồng.

Như ở dự án Central Point (số 219 Trung Kính, quận Cầu Giấy) do Công ty CP MBLand làm chủ đầu tư. Từ khi mới khởi động làm móng, các môi giới đã rao bán căn hộ với giá gốc 26,5 triệu đồng/m2, yêu cầu người mua đặt cọc 100 triệu đồng và trả phí tư vấn, tiền chênh khiến giá bán “đội” lên tới 30-31 triệu đồng/m2. Dĩ nhiên khoản tiền chi ngoài sẽ không có hóa đơn, không khai báo nộp thuế…

Hiện nay, giá bán đã lại tăng lên trên 32 triệu đồng/m2, còn có căn hộ được chào giá hơn 36-38 triệu đồng/m2, mà đến tận tháng 12/2015, dự án mới làm xong móng.

Hay, mức giá bán 31-42 triệu đồng của dự án Imperia Garden cũng gây “sốc” vì cao hơn hẳn mặt bằng giá khu vực xung quanh, dù 2 năm nữa mới xây thô xong. Đơn cử, dự án Handiresco đang thi công phần móng chỉ bán giá 32-33 triệu đồng/m2, rẻ hơn tới 9 triệu đồng mỗi m2. Còn dự án đã hoàn thành, như Hapulico hiện bán giá từ 32-36 triệu đồng/m2, dự án Diamond Flower (dự kiến bàn giao trong tháng 8/2015) có giá 36-40 triệu đồng/m2…

Theo giới kinh doanh bất động sản, nhận thấy thị trường “ấm” lên, một số chủ đầu tư tranh thủ mở bán, huy động vốn để có tiền làm phần móng, trả nợ tiền sử dụng đất, nợ ngân hàng… Để “dụ” khách hàng, chủ dự án cũng linh hoạt trong điều kiện huy động vốn, như: nhận tiền đặt cọc, thanh toán đợt 1 chỉ 25-30% tổng giá trị, chiết khấu 5-8%, có ngân hàng hỗ trợ vay vốn…

Thực tế, việc phải bán “lúa non” cho thấy chủ đầu tư không có năng lực tài chính, muốn mượn vốn của khách hàng theo kiểu “mỡ nó rán nó”. Vì không ngân hàng nào dám tài trợ vốn cho dự án chưa hoàn thiện phần móng, nên cam kết cho người mua nhà vay vẫn chỉ là… cam kết!

Rủi ro với người mua nhà “trên giấy” là có thể bị mất tiền, không được cấp sổ đỏ nếu chủ dự án chây ỳ nợ thuế, nợ tiền sử dụng đất.

Theo Thu Hằng/ thoibaokinhdoanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô tích cực tham gia phòng chống mưa lũ

Cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô tích cực tham gia phòng chống mưa lũ

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài, dẫn đến mực nước tại các sông dâng cao gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Trước thực trạng đó, với tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô đã tích cực tham gia cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân phòng chống mưa lũ.
Sau vụ Mái ấm Hoa Hồng: Kiểm tra, đóng cửa nhiều cơ sở trợ giúp xã hội

Sau vụ Mái ấm Hoa Hồng: Kiểm tra, đóng cửa nhiều cơ sở trợ giúp xã hội

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra và đóng cửa nhiều cơ sở trợ giúp xã hội sau vụ bảo mẫu cơ sở Mái ấm Hoa Hồng bạo hành trẻ em.
Công an thị xã Sơn Tây di dời người dân đến nơi an toàn

Công an thị xã Sơn Tây di dời người dân đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Trong đêm 10/9 và rạng sáng ngày 11/9, Công an thị xã Sơn Tây đã huy động lực lượng, phương tiện của các đội nghiệp vụ, công an các phường, xã để tuyên truyền, vận động và hỗ trợ nhân dân ở các vùng có nguy cơ ảnh hưởng do nước lũ đang lên ở sông Tích, sông Hồng tại địa bàn phường Trung Hưng, Phú Thịnh, Lê Lợi, Viên Sơn và xã Đường Lâm di dời đến nơi an toàn.
Huyện Đan Phượng di dời 66 hộ dân tới nơi an toàn

Huyện Đan Phượng di dời 66 hộ dân tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, tính đến sáng 11/9, huyện Đan Phượng đã tổ chức di dời 66 hộ với 261 nhân khẩu tới nơi an toàn.
Tăng cường biện pháp bảo vệ đê xung yếu tại huyện Thanh Trì

Tăng cường biện pháp bảo vệ đê xung yếu tại huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Sáng 11/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã xuống địa bàn, kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại khu vực Trạm bơm Hòa Bình (xã Đại Áng, huyện Thanh Trì) - Đây là một trong những vị trí đê xung yếu, nếu xảy ra vỡ đê sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân trong khu vực.
Đường sắt Việt Nam miễn phí vận chuyển hàng cứu trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 3

Đường sắt Việt Nam miễn phí vận chuyển hàng cứu trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 3

(LĐTĐ) Hiện nay, công tác cứu trợ đang diễn ra hết sức khẩn trương tại các địa phương bị ảnh hưởng. Hàng hóa cứu trợ đang được các tổ chức, cá nhân khắp cả nước tập trung chuyển đưa đến các địa chỉ cần cứu trợ.
Báo động lũ cấp 1 trên địa bàn huyện Ba Vì

Báo động lũ cấp 1 trên địa bàn huyện Ba Vì

(LĐTĐ) Sáng 11/9, mưa vẫn tiếp tục diễn ra trên diện rộng tại nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội khiến mực nước nhiều sông dâng cao. Trước diễn biến bất thường của hoàn lưu bão, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội đã ban hành Lệnh Báo động lũ mức 1 trên sông Hồng, tại địa phận huyện Ba Vì.

Tin khác

Vàng SJC tiếp tục duy trì bền vững ngưỡng 80,5 triệu đồng, vàng nhẫn tăng nhẹ

Vàng SJC tiếp tục duy trì bền vững ngưỡng 80,5 triệu đồng, vàng nhẫn tăng nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (11/9) là ngày thứ 6 liên tiếp, vàng miếng SJC không có sự điều chỉnh về giá, duy trì ở vùng giá 80,5 triệu đồng.
Tỷ giá USD hôm nay 11/9: Đồng USD thế giới và trong nước cùng tăng

Tỷ giá USD hôm nay 11/9: Đồng USD thế giới và trong nước cùng tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 11/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.194 - tăng 17 VND. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) tăng 0,11%, đạt mốc 101,66.
Giá vàng hôm nay (11/9): Vàng thế giới bất ngờ tăng vọt

Giá vàng hôm nay (11/9): Vàng thế giới bất ngờ tăng vọt

(LĐTĐ) Sáng nay (11/9), giá vàng thế giới chạm mốc 2.517 USD/ounce, tăng 21 USD so với đầu tuần.
EVNHANOI tăng cường lực lượng sẵn sàng ứng phó nguy cơ ngập lụt

EVNHANOI tăng cường lực lượng sẵn sàng ứng phó nguy cơ ngập lụt

(LĐTĐ) Dự báo hoàn lưu cơn bão số 3 sẽ tiếp tục gây mưa lớn khiến mực nước cáac sông dâng cao lên mức báo động, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã huy động mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả cơn bão số 3, đồng thời duy trì các lực lượng tại chỗ, tăng cường các lực lượng xung kích sẵn sàng ứng phó nguy cơ ngập lụt tại Hà Nội.
Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu cơn bão số 3, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc phòng chống lụt bão… Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, cũng như tăng cường quản lý thị trường, mới đây Bộ Công Thương đã có Công điện chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông; đảm bảo không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Hà Nội: Giá thực phẩm, rau xanh tại chợ dân sinh tăng, siêu thị giá ổn định

Hà Nội: Giá thực phẩm, rau xanh tại chợ dân sinh tăng, siêu thị giá ổn định

(LĐTĐ) Hoàn lưu của cơn bão số 3 đang gây mưa lớn và ngập cục bộ tại một số địa bàn của thành phố Hà Nội, gây khó khăn cho việc di chuyển các phương tiện, ảnh hướng đến việc cung ứng hàng hóa. Tuy nhiên, nhờ sự chủ động đảm bảo nguồn cung ứng, đến thời điểm này, mặc dù giá thực phẩm, rau xanh tại các chợ dân sinh trên địa bàn Thủ đô đã tăng nhẹ, nhưng tại hệ thống siêu thị, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định.
Triển khai mua bán vàng trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile

Triển khai mua bán vàng trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile

(LĐTĐ) Nắm bắt được nhu cầu tích lũy thông minh và an toàn trên nền tảng số, cũng như hòa mình vào xu thế phát triển công nghệ số của Quốc gia, từ 10/9, VietinBank và VietinBank Gold & Jewellery (VGJ) chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD: Trải nghiệm số - Trọn an tâm.
Tỷ giá USD hôm nay 10/9: Đồng USD thị trường tự do tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay 10/9: Đồng USD thị trường tự do tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Tỷ giá USD ngày 10/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.177 - giảm 25 VND. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,61 điểm, tăng 0,43% so với giao dịch ngày 9/9/2024.
Giá vàng hôm nay 10/9: Vàng thế giới nhích nhẹ, vàng nhẫn điều chỉnh giảm

Giá vàng hôm nay 10/9: Vàng thế giới nhích nhẹ, vàng nhẫn điều chỉnh giảm

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 10/9/2024, thế giới tăng nhẹ khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo lạm phát của Mỹ để biết thêm manh mối về quy mô tiềm năng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang. Trong nước, vàng miếng SJC duy trì mốc ổn định, riêng giá vàng nhẫn được phần lớn các thương hiệu điều chỉnh giảm từ 150 - 200 nghìn đồng/lượng.
Chuẩn bị ngân sách khắc phục hậu quả bão số 3

Chuẩn bị ngân sách khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Bộ Tài chính vừa có công điện gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở Tài chính các tỉnh, thành phố và Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc khẩn trương rà soát thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra để bố trí ngân sách địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động