Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Báo động tình trạng giả cận thị

Tình trạng giả cận thị (GCT) xuất hiện ở nhiều đối tượng, trong đó chủ yếu là học sinh, sinh viên, người làm văn phòng, những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính, với điện thoại hoặc chơi game. Ngoài ra, GCT còn gặp ở một số trường hợp như dùng thuốc nhỏ mắt (atropine) quá lâu, chấn thương mắt, chấn thương sọ não, viêm thể mi…
Mít tinh hưởng ứng Ngày thị giác thế giới năm 2015

Do bị rối loạn điều tiết

Em Lê Đức Anh, học lớp 5, trường Lý Thái Tổ, cho biết, do đợt ôn thi vừa qua, em thường xuyên lên mạng tra cứu tài liệu dẫn tới tình trạng mắt bị mỏi, nhìn mờ. Đi khám tại cửa hàng kính, được chuẩn đoán bị cận và em đã phải cắt kính. Đeo được khoảng hơn một tháng, Đức Anh cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, chảy nước mắt. Gia đình đã đưa em đi khám lại tại khoa Mắt, bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ kết luận, Anh chỉ bị giả cận thị, việc đeo kính cận là không cần thiết.

Theo BS. Nguyễn Bá Tiến (khoa Mắt, bệnh viện Bạch Mai), giả cận thị khá phổ biến, đây là hiện tượng rối loạn sự điều tiết. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do mệt mỏi thị giác hay khó chịu nhất thời của mắt. Những hoạt động như chơi game, ngồi máy tính, đọc sách… là lúc khiến mắt nhìn ở cự ly gần, cơ thể mi co lại, để tăng độ cong của thủy tinh thể giúp hình ảnh rõ nét. Khả năng điều tiết ở mắt trẻ rất mạnh, có thể nhìn một vật gần 9cm nên các em có thể nhìn gần trong thời gian rất dài mà mắt không bị mỏi. Nhưng nếu bị co lâu ngày, cơ thể mi trở thành “tật”, đến khi nhìn xa sẽ không dãn ra được do mất tác dụng đàn hồi, dẫn đến hiện tượng nhìn xa không rõ.

Báo động tình trạng giả cận thị
Tình trạng giả cận thị nếu không biết sẽ thành cận thị thật

Theo bác sĩ Tiến, thủy tinh thể được cấu tạo bởi các sợi protein trong suốt, bao bọc trong một cái vỏ chun giãn. Khi nhìn xa, cơ thể mi giãn, các dây chằng treo thể thủy tinh ở trạng thái căng, thể thủy tinh hình dẹt; các tia song song hội tụ trên võng mạc. Khi nhìn gần các tia sáng trở nên phân kỳ; nếu thể thủy tinh vẫn dẹt, các tia sáng sẽ hội tụ ở phía sau võng mạc, hình ảnh sẽ bị mờ. Để các tia này vẫn hội tụ trên võng mạc, cơ thể mi phải co lại để các dây chằng chùng xuống, thể thủy tinh phồng lên và tăng thêm độ khúc xạ. Khả năng tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh được gọi là sự điều tiết. Vì cơ thể mi chỉ có thể co đến một giới hạn nào đó, nên sự điều tiết tối đa vào khoảng 12 đi-ốp, và quá giới hạn đó hình ảnh sẽ bị mờ.

Triệu chứng cận thị giả cũng giống cận thị thật như mắt mỏi, nhìn xa không thấy, nhức đầu, chảy nước mắt và khó khăn khi ghi chép sau một thời gian dài làm việc trong cự ly gần. Những trường hợp này đến khám tại các cửa hàng cắt kính thì rất khó để phân biệt cận thị giả hay thật vì ở đó hầu hết người làm ở cửa hàng kính chỉ là kỹ thuật viên, không đủ chuyên môn để phân biệt.

Mặt khác, phụ huynh nên biết khi đo kính cho người cận thị, loạn thị thì việc nhỏ thuốc điều tiết mắt để kiểm tra là bắt buộc. Nhưng thực tế hầu hết các cơ sở khám mắt tư nhân, các cửa hàng bán kính đều bỏ qua công đoạn này vì sợ mất thời gian. Do không làm đúng quy trình nên kết quả kiểm tra thường không chính xác.

Giả cận thị để lâu sẽ thành cận thật

Theo tìm hiểu nhiều phòng khám các bệnh về mắt, cứ vào mỗi đợt thi, số học sinh, sinh viên, hay người làm văn phòng phải đi khám vì các vấn đề về mắt tăng vọt. Đặc biệt là tình trạng mệt mỏi, nhức mắt, thậm chí chảy nước mắt. Rất nhiều người mắt vốn không có vấn đề gì nhưng sau một thời gian tập trung ôn thi, hay công việc căng thẳng phải ngồi máy tính nhiều sẽ thấy hiện tượng mắt mỏi, nhìn xa kém hơn, phải nheo mắt mới thấy rõ… đi đo mắt tại các cửa hàng bán kính thì được chẩn đoán là cận thị, dẫn đến đeo kính oan.

Bác sĩ Tiến đưa ra cảnh báo, giả cận thị nếu không điều trị kịp thời hoặc không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khiến mắt phải liên tục làm việc trong thời gian dài thì có thể dẫn đến suy nhược và trở thành cận thị thật. Cùng với việc dùng kính không đúng cũng là một phần nguyên nhân khiến nhiều người mắc cận thị giả dẫn đến cận thị thật.

Bác sĩ Tiến đưa ra cảnh báo, giả cận thị nếu không điều trị kịp thời hoặc không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khiến mắt phải liên tục làm việc trong thời gian dài thì có thể dẫn đến suy nhược và trở thành cận thị thật. Cùng với việc dùng kính không đúng thì tình trạng “ép kính” tại các cửa hàng cũng là một phần nguyên nhân khiến nhiều người mắc cận thị giả dẫn đến cận thị thật.

Bác sĩ Tiến lo ngại, hiện nay với tình trạng quản lý các cửa hàng kính thuốc còn nhiều vấn đề bất cập sẽ gây hậu quả cho khách hàng. Các cửa hàng với áp lực doanh thu, cộng với đa số những người làm tại các cửa hàng kính thuốc chủ yếu là các kỹ thuật viên nên việc phát hiện cận thị giả là không thể. Hầu hết khách hàng đến sau khi đo thị lực sẽ được chỉ định cắt kính để đeo, kể cả cận thị giả. Điều này làm cho mắt lười điều tiết và phụ thuộc vào kính dẫn đến tật cố hữu.

Khi bị cận thị giả, người bệnh không phải đeo kính, chỉ cần để cho mắt nghỉ ngơi hợp lý, sau một thời gian mắt sẽ tự điều tiết lại như bình thường. Tuy nhiên, nếu không được thì sẽ phải dùng kính mắt chuyên dụng và bác sĩ sẽ quyết định khi nào ngừng đeo kính. Đối với người trẻ không bị cận mà vẫn phải đeo kính khiến thị lực không tăng, gây nhức mắt, mỏi mắt, dần dần mất thị giác, dẫn đến bị cận thị nặng, bong võng mạc, thậm chí sẽ bị mù. Do đó khi khám thị lực cho trẻ nên thận trọng, chẩn đoán đúng tật khúc xạ. Khi thấy con mình có biểu hiện mắt nhìn không bình thường, các bậc cha mẹ nên cho con đến cơ sở y tế có uy tín đo khám.

Phụ huynh cần lưu ý không nên đưa con đi khám ở các phòng khám tư nhân không đảm bảo chuyên khoa về mắt. Vì khi nghe những biểu hiện, triệu chứng như trên, con có thể “bị” đeo kính cận thị. Và lúc này, chuyện giả cũng thành thật, con sẽ bị cận thị thật.

T.Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủy điện Thác Bà an toàn, lưu lượng nước về hồ đang giảm dần

Thủy điện Thác Bà an toàn, lưu lượng nước về hồ đang giảm dần

(LĐTĐ) Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thuỷ điện Thác Bà, đến 13h ngày 11/9, lưu lượng nước về hồ đạt 2.992 m3/s, lưu lượng xả 3.005 m3/s, hồ thuỷ điện bảo đảm an toàn.
TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổng lực tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 10 tuổi. Đến nay, đã có 19.821 trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 - 10 tuổi.
Báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng tại địa phận thị xã Sơn Tây

Báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng tại địa phận thị xã Sơn Tây

(LĐTĐ) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội đã ban hành Lệnh Báo động lũ mức 2 trên sông Hồng, tại địa phận thị xã Sơn Tây và các huyện.
Nhanh chóng bắt giữ đối tượng giết lái xe taxi trong cơn bão số 3

Nhanh chóng bắt giữ đối tượng giết lái xe taxi trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trưa ngày 11/9, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Duy Phương (sinh năm 1983, trú tại xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) để điều tra về hành vi giết người. Nạn nhân là anh P.Q.T (sinh năm 1982, trú tại huyện Quốc Oai, Hà Nội), lái xe taxi.
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 11/9, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Hà Nội chỉ đạo các địa phương đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Hà Nội chỉ đạo các địa phương đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Hiện nay mực nước sông Hồng đã trên báo động 2 là 40cm, sông Đuống trên báo động 2 là 30cm, sông Cầu trên báo động 3 là 90cm; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các quận, huyện, thị xã dọc các tuyến sông trên tổ chức kiểm tra để có biện pháp ứng phó kịp thời khi lũ dâng cao.

Tin khác

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổng lực tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 10 tuổi. Đến nay, đã có 19.821 trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 - 10 tuổi.
Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Xem thêm
Phiên bản di động