Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Bao giờ cân đối được ngân sách?

(LĐTĐ) Một trong những mục tiêu lớn nhất của ngành Tài chính là từ cân đối được nguồn ngân sách. Nghĩa là số thu ngân sách lớn hơn hoặc chí ít cũng bằng số chi ngân sách. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra, mục tiêu này còn phải phấn đấu dài.
bao gio can doi duoc ngan sach Tiết kiệm chi tiêu, nâng tầm hiệu quả đầu tư
bao gio can doi duoc ngan sach Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 trình Quốc hội xem xét

Theo thông báo của Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) thực hiện tháng 11 ước đạt 108,9 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 11 tháng ước đạt 1.376,4 nghìn tỷ đồng, bằng 97,5% dự toán, tăng 11% so cùng kỳ năm 2018, trong đó: Thu nội địa, thực hiện tháng 11 ước đạt 91 nghìn tỷ đồng.

bao gio can doi duoc ngan sach
Bao giờ chúng ta cân đối được ngân sách vẫn là bài toán khó (ảnh minh họa VOV)

Lũy kế thu 11 tháng ước đạt 1.120,3 nghìn tỷ đồng, bằng 95,5% dự toán, tăng 13% so cùng kỳ năm 2018; Thu từ dầu thô, thực hiện tháng 11 ước đạt 4,3 nghìn tỷ đồng, trên cơ sở sản lượng dầu thanh toán ước đạt 0,9 triệu tấn, giá dầu đạt khoảng 64 USD/thùng.

Lũy kế thu 11 tháng ước đạt 51,54 nghìn tỷ đồng, bằng 115,6% dự toán; Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu, thực hiện tháng 11 ước đạt 13 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 11 tháng ước đạt 200,4 nghìn tỷ đồng, bằng 105,9% dự toán, tăng 7,2% so cùng kỳ năm 2018, trên cơ sở tổng số thu thuế ước đạt 316,5 nghìn tỷ đồng, bằng 105,3% dự toán, tăng 11% so cùng kỳ năm 2018; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ khoảng 116,1 nghìn tỷ đồng, bằng 104,3% dự toán.

Về tổng chi NSNN, tháng 11 ước đạt 113,4 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế chi 11 tháng đạt gần 1.261,9 nghìn tỷ đồng, bằng 77,3% dự toán, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt gần 231,7 nghìn tỷ đồng, bằng 54% dự toán, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2018; chi trả nợ lãi đạt 96,9 nghìn tỷ đồng, bằng 77,6% dự toán, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2018; chi thường xuyên đạt 895,67 nghìn tỷ đồng, bằng 89,6% dự toán, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2018.

Tính đến hết ngày 25/11/2019, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã thực hiện kiểm soát chi ước đạt 789.350 tỷ đồng chi thường xuyên (đạt 76,4% dự toán) và 245.046 tỷ đồng chi đầu tư phát triển (đạt 57,1% kế hoạch vốn). Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, KBNN đã phát hiện 17.125 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết và từ chối thanh toán số tiền 72,1 tỷ đồng đối với chi thường xuyên và 80,1 tỷ đồng đối với chi đầu tư phát triển.

Riêng về cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tổng số đã phát hành đến ngày 26/11/2019 được 189,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn bình quân là 13,55%/năm, lãi suất bình quân là 4,7%/năm. Cũng trong 11 tháng năm 2019 thực hiện ký kết 5 hiệp định vay vốn nước ngoài của Chính phủ (4 hiệp định với Ngân hàng phát triển châu Á-ADB, 1 hiệp định với OFID), tổng trị giá khoảng 463 triệu USD.

Riêng tháng 11 (tính đến 20/11/2019), giải ngân nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài khoảng 72 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 20/11/2019, giải ngân nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài khoảng 1.669 triệu USD, tương đương khoảng 38.641 tỷ đồng (trong đó cấp phát khoảng 1.160 triệu USD, vốn vay về cho vay lại khoảng 509 triệu USD). Trả nợ nước ngoài Chính phủ trong tháng 11/2019 (tính đến ngày 20/11/2019) khoảng 2.513 tỷ đồng. Lũy kế 11 tháng, trả nợ nước ngoài Chính phủ khoảng 47.968 tỷ đồng (trong đó nghĩa vụ trả nợ cấp phát khoảng 28.192 tỷ đồng, cho vay lại khoảng 19.776 tỷ đồng).

Nhìn vào bức tranh ngân sách tháng 11 và 11 tháng của năm 2019 có thể nhận thấy, số tiền chi vẫn nhiều hơn tiền thu, trong đó chúng ta phải dành một số tiền rất lớn để trả nợ và lãi các khoản vay. Chính vì bội chi còn lớn, nên tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình nợ công năm 2019 và dự kiến năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, sẽ huy động gần 460.000 tỷ đồng để cân đối cho ngân sách Trung ương.

Nhìn vào bức tranh ngân sách tháng 11 và 11 tháng của năm 2019 có thể nhận thấy, số tiền chi vẫn nhiều hơn tiền thu, trong đó chúng ta phải dành một số tiền rất lớn để trả nợ và lãi các khoản vay. Chính vì bội chi còn lớn, nên tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình nợ công năm 2019 và dự kiến năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, sẽ huy động gần 460.000 tỷ đồng để cân đối cho ngân sách Trung ương. Khoản vay này sẽ dành 217.000 tỷ đồng cho bù đắp bội chi ngân sách Trung ương; 9.100 tỷ đồng nhận nợ bảo hiểm và 217.000 tỷ đồng trả nợ gốc ngân sách Trung ương. Và đây là khoản vay nằm trong Kế hoạch ngân sách 5 năm, kế hoạch hàng năm dành để trả nợ gốc, bù đắp bội chi. Thực tế vừa qua việc vay dùng để trả nợ đã làm tốt hơn trước khi kỳ hạn dài hơn và lãi suất thấp... giúp nợ công giảm đi đáng kể, chất lượng nợ bền vững hơn.

Khoản vay này sẽ dành 217.000 tỷ đồng cho bù đắp bội chi ngân sách Trung ương; 9.100 tỷ đồng nhận nợ bảo hiểm và 217.000 tỷ đồng trả nợ gốc ngân sách Trung ương. Và đây là khoản vay nằm trong Kế hoạch ngân sách 5 năm, kế hoạch hàng năm dành để trả nợ gốc, bù đắp bội chi. Thực tế vừa qua việc vay dùng để trả nợ đã làm tốt hơn trước khi kỳ hạn dài hơn và lãi suất thấp... giúp nợ công giảm đi đáng kể, chất lượng nợ bền vững hơn.

Nói là vậy, nhưng mấu chốt đặt ra để giảm bội chi, điều quan trọng nhất về mặt tổ chức, chúng ta phải tiếp tục lại cơ cấu bộ máy hưởng lương theo hướng tinh gọn. Nhanh chóng sáp nhập những cơ quan chồng chéo, hoặc trùng chức năng nhiệm vụ. Đồng thời, quản lý tốt hơn nguồn vốn đầu tư công, gắn với cải cách thủ tục hành chính triệt để.

Một chuyên gia tài chính cho hay, nếu trong 100 nghìn đồng vốn đầu tư công, mà chúng ta bảo tồn được đến 95% nguồn vốn, hiệu quả đầu tư sẽ rất cao. Tuy nhiên, nếu bảo toàn nguồn vốn đầu tư để tránh không bị thất thoát, mà thủ tục hành chính vẫn tiếp tục rườm ra thì hiệu suất đầu tư sẽ bị giảm. Ví dụ, khi chúng ta vay 100 triệu USD để đầu tư vào kết cấu hạ tầng như làm đường, làm bệnh viện với lãi suất vay khoảng 4,5%/năm, thời hạn vay 20 năm.

Nếu chu kỳ (thời gian phê duyệt) dự án của các cơ quan, bộ ngành ngắn quá trình triển khai sẽ nhanh hiệu quả đồng vốn đầu tư được phát huy. Song kéo dài thời gian phê duyệt bằng hình thức “bên này đẩy bên kia” lên đến 2-3 năm thì chẳng những nguồn vốn vay không được phát huy tác dụng mà áp lực trả lãi và gốc rất lớn.

“Có một hiện tượng cần phải giải quyết ngay là việc một số cơ quan công quyền đang rất sợ trách nhiệm, dẫn đến quy trình phê duyệt, thẩm định đầu tư, giải ngân nguồn vốn rất chậm. Nếu chúng ta không khắc phục được tình trạng này sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho nền kinh tế. Tiền có mà không thể đầu tư, nguồn để thu ngân sách không tăng, trong khi tiền lãi vay cũ, vay mới cứ lũy tiến tăng lên khiến bội chi càng lớn hơn”- một chuyên gia kinh tế cảnh báo.

H.Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

(LĐTĐ) UBND huyện Đan Phượng cho biết, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn huyện chưa xảy ra tình trạng úng ngập cũng như sự cố đê điều. Tuy nhiên, mưa bão đã gây ra sự cố về điện, đổ 23 cột điện, 199 cây xanh bị gãy, đổ, nghiêng... Huyện đã huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, sinh hoạt...
Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các địa phương, ban, ngành tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, sau khi cơn bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội, tính đến 8h30 ngày 8/9, trên địa bàn Thành phố tình hình rất phức tạp, cây đổ trên các tuyến đường trung tâm, đường quốc lộ, tỉnh lộ, nhiều cây đổ chắn ngang đường làm ùn tắc giao thông; một số công trình bị kéo đổ do gió giật. Hiện 100% quân số đã được huy động nhằm khắc phục hậu quả và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

(LĐTĐ) Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ, từ 15h30 phút ngày 7/9 đến 5h00 phút ngày 8/9, ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) trên địa bàn gây thiệt hại về tài sản hoa màu. Trong đó, đã có 501 cây đổ; 3.700m2 mái tôn bị tốc, hỏng; 227 m2 tường bao bị đổ; 1.330ha lúa bị đổ…
Sơn Tây: Huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả bão số 3

Sơn Tây: Huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Thị xã Sơn Tây thông tin, sau cơn bão số 3, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn không có thiệt hại về người do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Tuy nhiên, tài sản và hoa màu hư hại do bão trên địa bàn tương đối lớn. Hiện thị xã đã huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Giao thông Thủ đô từng bước vận hành trở lại sau bão

Giao thông Thủ đô từng bước vận hành trở lại sau bão

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông thành phố Hà Nội thông tin, do ảnh hưởng từ cơn bão số 3, nên một số xe buýt đã bị hư hại nhẹ do cây gãy đổ. Để phục vụ tốt nhất cho người dân, căn cứ tình hình thực tế, các tuyến xe buýt và Metro trên địa bàn sẽ từng bước hoạt động trở lại.

Tin khác

Giá vàng thế giới giảm nhẹ, vàng trong nước đi ngang

Giá vàng thế giới giảm nhẹ, vàng trong nước đi ngang

(LĐTĐ) Sáng 8/9, giá vàng thế giới hôm nay giảm nhẹ 1 USD/ounce so với đầu giờ sáng hôm qua, trong khi giá vàng trong nước không thay đổi.
Hà Nội đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Hà Nội đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Được biết đến là “đất trăm nghề” với nhiều làng nghề, làng có nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi, thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng tầm thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, thành phố Hà Nội đã tập trung đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại; hỗ trợ làng nghề xây dựng các kênh bán hàng qua các nền tảng thương mại điện tử… Nhờ đó, sản phẩm làng nghề của Thủ đô ngày càng khẳng định được thương hiệu và vươn xa.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc mới

VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc mới

(LĐTĐ) Ông Kelly Wong - Phó Tổng Giám đốc VNG - được bổ nhiệm vào vị trí quyền Tổng Giám đốc VNG. Trước đó, Tổng Giám đốc VNG là ông Lê Hồng Minh.
Sáng 7/9: Giá vàng nhẫn bất ngờ tăng vọt

Sáng 7/9: Giá vàng nhẫn bất ngờ tăng vọt

(LĐTĐ) Sáng nay (7/9), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, lên mức 78,6 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn hiện thấp hơn giá vàng miếng SJC 2,1 triệu đồng/lượng. Từ đầu năm tới nay, giá vàng trong nước đã tăng 25,5%.
Tỷ giá USD hôm nay (7/9): Đồng USD trong nước giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (7/9): Đồng USD trong nước giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 7/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên mức 24.202 - giảm 20 VND đồng. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,19 điểm, tăng 0,08%.
Giá vàng hôm nay (7/9): Vàng thế giới bất ngờ quay đầu lao dốc

Giá vàng hôm nay (7/9): Vàng thế giới bất ngờ quay đầu lao dốc

(LĐTĐ) Sáng 7/9, giá vàng thế giới hôm nay quay đầu lao dốc, mất ngường 2.500 USD/ounce, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, đợt giảm này chỉ là ngắn hạn.
Ngân hàng Nhà nước vẫn đang thanh tra các đơn vị kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước vẫn đang thanh tra các đơn vị kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện đang tập trung nguồn lực để hoàn thành việc thanh tra đối với 2 tổ chức tín dụng và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng như đã công bố trước đó.
Tỷ giá USD hôm nay (6/9): Đồng USD giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (6/9): Đồng USD giảm mạnh

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (6/9), trên thị trường tự do giảm mạnh phiên thứ 2 liên tiếp so với phiên trước. Các ngân hàng thương mại cũng giảm giá mua – bán đồng USD, đánh mất mốc 25.000 đồng/USD. Tỷ giá trung tâm giảm về mức 24.222 đồng.
Giá vàng hôm nay (6/9): Vàng miếng SJC giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (6/9): Vàng miếng SJC giảm mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng sáng nay 6/9, trong nước, sau chuỗi ngày duy trì mốc giá ổn định, vàng miếng SJC bất ngờ giảm 500 nghìn đồng/lượng, riêng giá vàng nhẫn điều chỉnh tăng nhẹ. Vàng thế giới quay đầu tăng trước kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất mạnh trong tháng.
Tỷ giá USD hôm nay (5/9): Đồng USD đảo chiều giảm mạnh trên cả thị trường thế giới và tự do

Tỷ giá USD hôm nay (5/9): Đồng USD đảo chiều giảm mạnh trên cả thị trường thế giới và tự do

(LĐTĐ) Sáng nay 5/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước ở mức 24.229 VND - tăng 5 VND đồng. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,27 điểm, giảm 0,56% so với ngày 4/9.
Xem thêm
Phiên bản di động