Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội truyền thống: Nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Theo thống kê, tại khu vực nội thành Hà Nội gồm 12 quận có 221 lễ hội truyền thống. Trong đó, 9/19 lễ hội truyền thống trên địa bàn Hà Nội được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ở các lễ hội cổ truyền là nguồn lực quan trọng để phát triển công nghiệp văn hóa.
Bảo vệ và phát huy giá trị lễ hội truyền thống khu vực nội thành Hà Nội Khai thác hiệu quả lễ hội gắn với phát triển kinh tế Thủ đô

Ít ai biết, bên cạnh sự phát triển trong nhịp sống hiện đại thì vẫn còn tồn tại những làng trong phố với nhiều lớp trầm tích văn hóa của cư dân xưa. Trong đó, Thập Tam Trại là tên gọi dân gian để chỉ vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long xưa. Thập Tam Trại bao gồm 14 trại, trong đó có 13 trại thuộc quận Ba Đình: Thủ Lệ, Vạn Phúc, Kim Mã, Ngọc Khánh, Liễu Giai, Cống Vị, Cống Yên, Vĩnh Phúc, Xuân Biểu, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Đại Yên, Giảng Võ và trại Hào Nam (quận Đống Đa). Khu làng này có nguồn gốc từ cựu quán Lệ Mật theo Đức thánh Hoàng Phúc Trung di cư sang phía Tây kinh thành Thăng Long để khai khẩn và sinh sống. Trước đây, Lễ hội Thập Tam Trại có thể nói là một lễ hội lớn trong khu vực nội thành Hà Nội, thu hút cư dân của 13 làng trại, là sự giao chạ khăng khít và lâu đời vào bậc nhất của Hà Nội nói riêng và Đồng bằng Bắc bộ nói chung. Tuy nhiên, sau năm 1945, Lễ hội này dần bị mai một.

Bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội truyền thống: Nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa
Nghi thức rước kiệu tại Lễ hội Thập tam trại năm 2023.

Ông Trần Sơn Trà, Phó ban Quản lý di tích lịch sử đền Núi Sưa cho biết: “Có rất nhiều yếu tố văn hoá đặc sắc biểu trưng cho tập quán canh tác nông nghiệp xưa của từng làng một trong Thập Tam Trại được thể hiện trong lễ hội ví dụ như gánh hoa của làng Ngọc Hà. Nhưng tiếc thay, Lễ hội đã bị mai một sau năm 1945 do nhiều lý do. Ngoài ra, đình hàng tổng và đình các làng đã bị lấn chiếm, xuống cấp theo thời gian. Lối vào đình hàng tổng bị thu hẹp không đủ không gian rước phách”.

Theo ông Trần Sơn Trà, việc phục dựng lại một lễ hội đã thất truyền gần 70 năm cũng gây nhiều khó khăn, có thể kể đến như: Tư liệu về nội dung và hình thức lễ hội rất hạn hẹp. Ký ức của các cố lão địa phương bị hạn chế do các cụ đã cao tuổi. Không gian tổ chức Lễ hội cũng không đáp ứng được cho việc phục dựng lại Lễ hội. Việc biến động dân cư diễn ra thường xuyên nên rất khó cho việc kêu gọi tổ chức và có trách nhiệm với làng xã. Một số ban quản lý di tích chưa ý thức được tầm quan trọng của lễ hội…

Trước những khó khăn trên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo quận Ba Đình và sự quyết tâm cao của các làng, Ban Tổ chức đã khắc phục dần những khó khăn cùng nhau ngồi lại để bàn bạc và xây dựng chương trình Lễ hội. Mỗi một làng là một tiểu Ban Tổ chức cùng sốt sắng vận động cán bộ nhân dân vào cuộc trong các nghi lễ, các hoạt động. Thống nhất địa điểm tổ chức lễ rước về địa điểm mới là đền Núi Sưa để đảm bảo không gian rộng rãi thu hút được số đông người tham gia.

Sau hơn 70 năm, Lễ hội được thực hiện trở lại với đầy đủ ý nghĩa và giá trị ban đầu. Các nghi lễ như cáo Yết Thành hoàng, nghênh rước các thành hoàng các làng về Bách Thảo, cúng đại kỳ phúc và tế hội đồng được thực hiện đầy đủ. Việc thực hiện nghi lễ rước chư vị Thành hoàng trang nghiêm thành kính và xúc động. Bên cạnh các lễ nghi, phần hội cũng thu hút sự quan tâm của nhân dân. Kết quả bước đầu phục dựng Lễ hội Thập Tam Trại năm 2023 rất khả quan làm tiền đề cho các lễ hội sau đó thành công hơn và đi vào nề nếp. Qua đó, dư luận nhân dân đánh giá cao đồng thời hào hứng chuẩn bị cho lễ hội những năm sau.

Có thể thấy, lễ hội không chỉ là hoạt động gìn giữ văn hoá truyền thống, giáo dục tinh thần yêu nước và giáo dục lịch sử mà còn là dịp và cơ hội để tăng thêm tình đoàn kết và gắn bó giữa các cư dân đô thị với nhau; trong đó, có thành phần cư dân gốc và cư dân từ các tỉnh thành về quần cư. Lễ hội còn là dịp để giới thiệu văn hoá truyền thống của Việt Nam tới bạn bè quốc tế thông qua khách du lịch và các kênh truyền thông. Việc phục hồi gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá của các lễ hội truyền thống nói chung và Lễ hội Thập Tam Trại nói riêng rất thiết thực và ý nghĩa.

TS. Đinh Việt Hà, Viện Nghiên cứu Văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) nhận định: Các lễ hội trên địa bàn nội thành Hà Nội đã tạo nên sắc thái riêng của những lễ thức, phong tục tập quán truyền thống người Hà Nội, làm cho con người càng thêm yêu mến và gắn bó với mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Các lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm nếu được khai thác tốt, giá trị của chúng sẽ trở thành những nguồn vốn để chúng ta có thể sử dụng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt các ngành công nghiệp văn hóa. Các lễ hội được tổ chức thường xuyên sẽ tạo ra không gian cho những hoạt động giao lưu về văn hóa, tạo cơ hội cho các sản phẩm thủ công mĩ nghệ, sản phẩm thiết kế sáng tạo được trưng bày, giới thiệu đến đông đảo người dân và du khách.

Ngoài ra, lễ hội cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc, góp phần quảng bá về văn hóa truyền thống dân tộc, giới thiệu về hình ảnh đất nước và con người Hà Nội, kêu gọi sự đầu tư, tạo điều kiện phát triển kinh tế trong văn hóa. Những hình ảnh, trang phục, tiết mục của lễ hội nếu được khai thác và vận dụng sáng tạo sẽ trở thành những chất liệu quan trọng và dồi dào cho các ngành công nghiệp văn hóa như thủ công mĩ nghệ, thiết kế, phim ảnh, âm nhạc, nhiếp ảnh, thời trang và đặc biệt là du lịch. Việc khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội không chỉ góp phần bảo vệ di sản truyền thống, mà còn tạo thêm sản phẩm du lịch hấp dẫn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 500 học sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng được chăm sóc răng miệng miễn phí

Gần 500 học sinh trên địa bàn huyện Đan Phượng được chăm sóc răng miệng miễn phí

(LĐTĐ) Ngày 24/9, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba phối hợp Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng và Trường Tiểu học Tân Lập B tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe răng miệng miễn phí cho gần 500 học sinh nhà trường.
Dấu ấn văn hóa Thủ đô qua bảy thập kỷ kể từ Ngày Giải phóng

Dấu ấn văn hóa Thủ đô qua bảy thập kỷ kể từ Ngày Giải phóng

Bảy thập kỷ kể từ Ngày Giải phóng, Hà Nội đã trải qua một hành trình biến đổi văn hóa sâu sắc, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. Từ ngày 10/10/1954, khi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên Cột cờ Hà Nội, Thủ đô bắt đầu bước vào một kỷ nguyên mới, với những thay đổi toàn diện về văn hóa, xã hội.
Tái hiện những ngày tiếp quản Thủ đô qua 200 tài liệu quý

Tái hiện những ngày tiếp quản Thủ đô qua 200 tài liệu quý

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), ngày 24/9, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã tổ chức sự kiện "Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Tiếp quản Thủ đô".
Vướng mắc về xử phạt hành vi để du khách trốn ở lại nước ngoài trái pháp luật

Vướng mắc về xử phạt hành vi để du khách trốn ở lại nước ngoài trái pháp luật

(LĐTĐ) Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản 2340/SDL-TTr kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT-DL) tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch (Nghị định số 45).
Linh hoạt các giải pháp để học sinh vùng “rốn lũ” ở Hà Nội được học trực tiếp

Linh hoạt các giải pháp để học sinh vùng “rốn lũ” ở Hà Nội được học trực tiếp

(LĐTĐ) Bước vào tuần thứ 3 sau khai giảng năm học 2024 - 2025 nhưng một số trường học tại Hà Nội vẫn ở trong tình trạng ngập úng. Với mong muốn học sinh sớm được đến trường học trực tiếp, nhiều giải pháp linh hoạt đã được lãnh đạo địa phương, đơn vị nhà trường thống nhất thực hiện.
Hành khách xúc động khi nhận lại gần 40 triệu đồng để quên trên xe buýt

Hành khách xúc động khi nhận lại gần 40 triệu đồng để quên trên xe buýt

(LĐTĐ) Tổng Công ty vận tải Hà Nội thông tin, mới đây một hành khách đã xúc động khi nhận lại gần 40 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt tuyến số 32 - thuộc Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu (Chi nhánh Tổng Công ty vận tải Hà Nội).
Phối hợp triển khai hiệu quả các hoạt động trong khối giáo dục

Phối hợp triển khai hiệu quả các hoạt động trong khối giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Thạch Thất đã và đang phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, chương trình, kế hoạch đã đề ra trong khối giáo dục.

Tin khác

Tái hiện những ngày tiếp quản Thủ đô qua 200 tài liệu quý

Tái hiện những ngày tiếp quản Thủ đô qua 200 tài liệu quý

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), ngày 24/9, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã tổ chức sự kiện "Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Tiếp quản Thủ đô".
Viết cho tháng Chín

Viết cho tháng Chín

(LĐTĐ) Tháng Chín à, mỗi khi bạn tới, dường như mùa thu chạm ngõ Hà thành. Nắng đã đôi phần bớt gay gắt nhưng thi thoảng vẫn còn những cơn mưa sầm sập như trút nước. Khoảng lặng phút giao mùa giữa hạ và thu khiến lòng người đôi chút chông chênh. Với tôi, tháng Chín gắn với những ký ức thân thương...
"Giao lộ sáng tạo" kết nối quá khứ với tương lai

"Giao lộ sáng tạo" kết nối quá khứ với tương lai

(LĐTĐ) "Giao lộ sáng tạo" không chỉ đơn thuần là một khẩu hiệu, mà là triết lý xuyên suốt của lễ hội. Nó thể hiện tầm nhìn của Hà Nội trong việc kết nối quá khứ với hiện tại, truyền thống với hiện đại, và địa phương với toàn cầu.
Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi": Hành trình 19 năm vươn mình bứt phá

Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi": Hành trình 19 năm vươn mình bứt phá

(LĐTĐ) Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi" đã trải qua một hành trình dài 19 năm, từ một "cuộc chơi" nhỏ của những nghệ sĩ nhiếp ảnh cao tuổi vào năm 2000, đến nay đã trở thành sự kiện văn hóa thường niên quan trọng của Thủ đô. Quy mô và chất lượng của Triển lãm ngày càng được nâng cao, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng và nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

Sôi nổi, hấp dẫn Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn diễn ra Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024. Tham dự Lễ hội có ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng; ông Lê Thanh Liêm - Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong, ngoài thành phố cùng hàng vạn người dân quận Đồ Sơn và du khách muôn phương.
Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

"Lá lành đùm lá rách", câu chuyện đoàn kết từ vùng bão lũ

(LĐTĐ) Giữa cơn hoạn nạn do siêu bão Yagi (bão số 3) gây ra tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, những câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh và tình người ấm áp đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cả dân tộc. Chương trình "Điểm tựa Việt Nam" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện cảm động này, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và tinh thần bất khuất của người Việt Nam.
Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

Ứng xử có văn hóa với hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Với mỗi người dân trên dải đất hình chữ S này, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” như đã ngấm vào máu thịt. Miền Bắc thương miền Trung ruột thịt, thương miền Nam “đi trước về sau”. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, nghe tin miền Bắc lũ lụt, người miền Trung thức trắng đêm gói hàng ngàn chiếc bánh chưng, cơm nắm muối vừng gửi ra cho đồng bào miền Bắc chống đói. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn gạo là tình cảm của phương Nam hướng về phương Bắc. Đó là sự tương thân tương ái, là bản chất của dân mình.
Xem thêm
Phiên bản di động