Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chỉ đạo 6 nhóm giải pháp phòng, chống Covid-19

(LĐTĐ) Trước những diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19, phát biểu kết luận Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, chiều 24/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu cả hệ thống chính trị, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội từ Thành phố đến cơ sở tập trung thực hiện 6 nhóm giải pháp, nhằm ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
Hội nghị lần thứ 7 BCH Đảng bộ Thành phố: Thảo luận các vấn đề quan trọng phát triển Thủ đô Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, chúc mừng Bệnh viện Hữu nghị và Bệnh viện Thanh Nhàn Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng: Phát triển mạng lưới y tế cơ sở, triển khai mô hình y học gia đình

Theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, hiện nay, cùng với diễn biến của cả nước, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Hà Nội đang diễn biến hết sức phức tạp và khó lường, số lượng ca mắc tiếp tục tăng cao, lên đến 7-8 nghìn ca/ngày. Tuy tỷ lệ các ca mắc nặng, ca chuyển tầng và ca tử vong vẫn đang được kiểm soát trong giới hạn, nhưng tốc độ lây nhiễm nhanh đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho công tác phòng, chống dịch bệnh của Thành phố.

undefined
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh: Lương Toàn)

Nhằm ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, giảm thiểu tối đa số ca mắc nặng, số ca tử vong, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố yêu cầu cả hệ thống chính trị, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội từ Thành phố đến cơ sở tiếp tục thực hiện nghiêm Kết luận của Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Nghị quyết số 128 ngày 11/10/2021 của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế, các Chỉ thị, Thông báo kết luận, văn bản chỉ đạo của Thành phố về các giải pháp thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, chủ động ứng phó nhanh, kịp thời, hiệu quả trước mọi diễn biến của dịch bệnh.

Cùng với đó, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu tập trung thực hiện 6 nhóm giải pháp. Trước hết, tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực khám chữa bệnh, nhân lực y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, vật tư y tế, thuốc chữa bệnh, hệ thống oxy tại các Bệnh viện, cơ sở y tế, các Trạm y tế xã phường/thị trấn, trạm y tế lưu động... để tổ chức khám và điều trị các ca mắc theo diễn biến của dịch bệnh và đảm bảo chủ động trong mọi tình huống của dịch bệnh.

Hai là, tiếp tục huy động tối đa sự tham gia của các bệnh viện, cơ sở y tế của các Bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn, các cơ sở y tế ngoài công lập, lực lượng y, bác sĩ đã nghỉ hưu, các sinh viên ngành y để bổ sung kịp thời cho công tác phòng, chống dịch bệnh của Thành phố.

Thứ ba, tiếp tục triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân từ 12 tuổi trở lên đảm bảo an toàn và hiệu quả; rà soát, vận động, thuyết phục, phấn đấu tiêm đủ mũi cho những người cao tuổi, người bị bệnh nền, phụ nữ có thai, người có nguy cơ cao. Hoàn thành tốt chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân năm 2022 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng kế hoạch tổ chức tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi khi có chủ trương của Trung ương.

Thứ tư, có phương án dạy và học, phương án phòng, chống dịch bệnh an toàn cho các thầy cô giáo và các cháu học sinh trong quá trình học lập và giảng dạy tại trường, tại lớp.

Thứ năm, tiếp tục phân cấp, phân quyền cho các quận, huyện, thị xã theo tinh thần "4 tại chỗ"; đề cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp; đồng thời siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của Thành phố.

Thứ sáu, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, tránh bị động, bất ngờ trong phòng, chống dịch bệnh.

undefined
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Lương Toàn)

Liên quan đến các nội dung tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo các đơn vị chủ trì các nội dung: Tổng kết Luật Thủ đô, Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị, Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô tăng cường phối hợp để tiếp tục rà soát, hoàn thiện 03 nội dung lớn mà Thành ủy thảo luận hôm nay, tạo sự thống nhất, đồng bộ, liên thông hữu cơ giữa 03 nội dung.

Bí thư Thành ủy nhấn mạnh yêu cầu cần khái quát những nội dung cơ bản, cốt lõi của nhóm chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) và những định hướng lớn về quy hoạch chung xây dựng Thủ đô thành những quan điểm, mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ có tính chiến lược, khái quát cao để hoàn thiện Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11 và dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó, Nghị quyết của Bộ Chính trị sẽ là cơ sở chính trị đặc biệt quan trọng, chỉ đạo định hướng cho việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) và điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Luật Thủ đô (sửa đổi) là cơ sở pháp lý quan trọng, mang tính đột phá cho việc triển khai nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô theo Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh đây là vấn đề cực kỳ hệ trọng đối với Thành phố, quyết định đến sự phát triển của Thủ đô không chỉ cho giai đoạn này mà nhiều năm tiếp theo. Vì vậy, Ban Chấp hành đảng bộ Thành phố giao Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục chỉ đạo các đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tham gia xác đáng để hoàn thiện hồ sơ, đảm bảo trình Bộ Chính trước ngày 5/3/2022.

Trên cơ sở Nghị quyết và Kết luận của hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tin tưởng rằng, với truyền thống đoàn kết, thống nhất, trách nhiệm, bản lĩnh, sáng tạo, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy và cả hệ thống chính trị của Thành phố sẽ tập trung cao độ, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành toàn diện các Đề án, Dự án, Báo cáo trình các cấp có thẩm quyền xem xét, thông qua theo đúng kế hoạch đề ra; thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị năm 2022 và các năm tiếp theo; đồng thời tiếp tục kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Covid-19, sớm đưa Thủ đô trở lại trạng thái bình thường mới.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, tối 10/9, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Linh đã trực tiếp đi chỉ đạo công tác di dời người dân ở những vùng có nguy cơ ngập lụt đến các địa điểm an toàn trên địa bàn quận.
Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Chiều ngày 10/9, quận Bắc Từ Liêm đã di dời hơn 1.000 hộ dân ở vùng ảnh hưởng của ngập úng tới nơi an toàn, đồng thời yêu cầu các đơn vị, phường chủ động kịp thời chuẩn bị nhu yếu phẩm cho người dân sơ tán.
Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

(LĐTĐ) Đến 22h ngày 10/9, quận Ba Đình đã hoàn thành di dời 276 hộ dân với 1.059 nhân khẩu dọc bờ vở sông Hồng, thuộc phường Phúc Xá.
Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

(LĐTĐ) Chiều nay (10/9), do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên một số đoạn đê thuộc thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội) nước dâng cao, có nguy cơ bị tràn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Để kịp thời ứng phó với thiên tai, các lực lượng cơ động và dân quân đã tích cực phối hợp với nhân dân địa phương dầm mưa đắp đê ngăn lũ.
Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) sau bão số 3 (Yagi), BHXH Việt Nam tiếp tục chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế, cử cán bộ thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh để giải quyết ngay những khó khăn vướng mắc, có phương án linh hoạt để đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

(LĐTĐ) Ngày 10/9, nước sông Hồng dâng cao nhanh, gây ngập lụt, cuộc sống tại các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội bị đảo lộn. Trong đêm 10/9, khi nước dâng cao hơn, nhiều người dân hối hả, tất bật sơ tán tài sản, gia súc, gia cầm tới nơi an toàn.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tại tuyến đê Bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).

Tin khác

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, tối 10/9, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Linh đã trực tiếp đi chỉ đạo công tác di dời người dân ở những vùng có nguy cơ ngập lụt đến các địa điểm an toàn trên địa bàn quận.
Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Chiều ngày 10/9, quận Bắc Từ Liêm đã di dời hơn 1.000 hộ dân ở vùng ảnh hưởng của ngập úng tới nơi an toàn, đồng thời yêu cầu các đơn vị, phường chủ động kịp thời chuẩn bị nhu yếu phẩm cho người dân sơ tán.
Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

(LĐTĐ) Đến 22h ngày 10/9, quận Ba Đình đã hoàn thành di dời 276 hộ dân với 1.059 nhân khẩu dọc bờ vở sông Hồng, thuộc phường Phúc Xá.
Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

(LĐTĐ) Chiều nay (10/9), do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên một số đoạn đê thuộc thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội) nước dâng cao, có nguy cơ bị tràn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Để kịp thời ứng phó với thiên tai, các lực lượng cơ động và dân quân đã tích cực phối hợp với nhân dân địa phương dầm mưa đắp đê ngăn lũ.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tại tuyến đê Bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).
Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ban Vận động cứu trợ Trung ương vừa quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, với tổng số tiền là 380 tỷ đồng.
Quận Tây Hồ chủ động di dời người dân đến khu vực an toàn

Quận Tây Hồ chủ động di dời người dân đến khu vực an toàn

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với lũ trên sông, quận Tây Hồ yêu cầu các phòng, ban, ngành thuộc quận căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án ứng phó với mưa lũ, trong đó đề cao việc bảo đảm an toàn cao nhất cho nhân dân với phương châm huy động nguồn lực “4 tại chỗ”.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công tác ứng phó mưa lũ tại quận Hoàn Kiếm

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công tác ứng phó mưa lũ tại quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Đi kiểm tra tình hình và chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại quận Hoàn Kiếm, chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, đây là đợt nước lũ sông Hồng lên cao nhất kể từ năm 2008. Diễn biến thời tiết cực kỳ bất thường, do vậy phải đặt ra tình huống ngập lụt cao hơn với thực tế để lên phương án di dời người dân.
Công an quận Đống Đa: Chủ động ứng phó bão, lũ ở mức cao nhất

Công an quận Đống Đa: Chủ động ứng phó bão, lũ ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Với tinh thần chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa bão, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống bão, lũ, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.
Chương Mỹ: Chủ động các phương án ứng phó với nguy cơ ngập lụt do lũ rừng ngang

Chương Mỹ: Chủ động các phương án ứng phó với nguy cơ ngập lụt do lũ rừng ngang

(LĐTĐ) Trước diễn biến khó lường của thời tiết sau bão số 3 (Yagi), Chương Mỹ đã chủ động các phương án ứng phó với nguy cơ ngập lụt do lũ rừng ngang. Theo đó, huyện Chương Mỹ yêu cầu duy trì chế độ trực 24/24h tại Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện. Kịp thời cập nhật thông tin, dự báo, cảnh báo tình hình thiên tai, sự cố để nắm bắt, chỉ đạo phòng chống lũ lụt.
Xem thêm
Phiên bản di động