Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4

(LĐTĐ) Ngày 24/11, đồng chí Đinh Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đi thị sát và làm việc với các đơn vị, địa phương có liên quan đến việc thực hiện dự án, trọng tâm là nhiệm vụ giải phóng mặt bằng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Đánh giá đúng tình hình để có quyết sách đúng và trúng Giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4: Làm cầm chừng sẽ không thể xong đúng tiến độ Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm và làm việc tại Cuba

Tại một số nút giao quan trọng của tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô thuộc các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và quận Hà Đông, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã nghe các đơn vị báo cáo tình hình triển khai nhiệm vụ giải phóng mặt bằng; đồng thời gặp gỡ, trao đổi với người dân có đất thuộc dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công tác giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng trao đổi về tình hình triển khai Dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn huyện Thường Tín. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Tại cuộc làm việc ở quận Hà Đông, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, Thành phố đã hoàn thành phê duyệt chỉ giới đường đỏ 5/5 đoạn với tổng chiều dài 58,2km.

Riêng đoạn từ quốc lộ 32 đến cầu Hồng Hà vẫn chưa có bản vẽ được xác nhận của Sở Quy hoạch và Kiến trúc để Ban Quản lý dự án tổ chức triển khai cắm mốc ngoài thực địa. Ban Quản lý dự án cũng đang phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội điều chỉnh nút giao quốc lộ 6 - Vành đai 4...

Theo Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn, Hà Nội đã hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường, tham vấn cộng đồng, đã đăng tải tham vấn trên trang điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các quận, huyện cũng đã cơ bản gửi số liệu giải phóng mặt bằng cho Ban Quản lý dự án để tập hợp và lên phương án tổng thể nhằm thống nhất ký biên bản số liệu với các quận, huyện (dự kiến trình duyệt dự án trước ngày 28/11/2022).

Tính đến nay, Hà Nội đã tổ chức cắm mốc giải phóng mặt bằng được 36,3/58,2km tại 7 quận, huyện; dự kiến trước ngày 30/11/2022 sẽ hoàn thành công tác cắm mốc. UBND Thành phố cũng đã triển khai phương án ứng vốn từ Quỹ Đầu tư phát triển thành phố để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo quy hoạch (căn cứ quy định tại Điều 111, Luật Đất đai).

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công tác giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn cho biết, đã chỉ đạo các quận, huyện lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư... Dự kiến, trong quý IV/2022, Thành phố sẽ giải ngân được khoảng 1.759 tỷ đồng cho công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo các quận, huyện đều khẳng định đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố; chủ động triển khai công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư. Đặc biệt, nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động; từ trước khi được bố trí vốn tạm ứng, các quận, huyện đã được người dân đồng tình di chuyển hàng trăm ngôi mộ trong phạm vi dự án. Đại diện các bộ, ngành Trung ương khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ các cơ quan của Hà Nội triển khai thực hiện dự án bảo đảm tiến độ Quốc hội giao.

Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội và sự đồng hành của các bộ, ngành Trung ương đã tạo điều kiện cho thành phố và các tỉnh liên quan triển khai thực hiện dự án.

Ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao tinh thần chủ động vào cuộc trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố, các sở, ban, ngành và cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và nhân dân 7 quận, huyện có dự án đi qua, đồng chí Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: “Mặc dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc, song Thành phố đã chủ động đề ra các biện pháp tháo gỡ. Nhờ đó, các phần việc liên quan đến giải phóng mặt bằng đã và đang được triển khai đồng bộ từ Thành phố xuống các địa phương”.

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công tác giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn báo cáo tại buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Tuy nhiên khối lượng công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội rất lớn, trong đó, nhiều phần việc khó khăn vẫn còn ở phía trước, như di dời mồ mả, trụ sở cơ quan, trường học, công trình điện... Tiến độ Quốc hội đề ra, cũng như đã ghi rõ trong Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác từ năm 2027. Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đề nghị các bộ, ngành tiếp tục đồng hành, bám sát tiến độ theo cam kết của thành phố Hà Nội và hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên để kịp thời theo dõi, đôn đốc.

Đối với một số vấn đề vướng mắc về cơ chế, chính sách vượt thẩm quyền cấp tỉnh, đồng chí Đinh Tiến Dũng chỉ đạo, Ban Cán sự đảng UBND Thành phố nhanh chóng tập hợp và báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo giải quyết, trước hết là vấn đề chỉ giới đường đỏ; chính sách trong di dời mồ mả; cơ chế bố trí vốn cải tạo nâng cấp hoặc xây dựng mới nghĩa trang phục vụ dự án...

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ban Chỉ đạo xác định giải phóng mặt bằng, tái định cư là khâu “trọng điểm của trọng điểm”, phải đi trước. Quá trình triển khai thực hiện, UBND Thành phố phải tiên lượng các vấn đề có thể phát sinh, còn khó khăn, vướng mắc để đề ra chính sách phù hợp, cần thiết; nhanh chóng có hướng dẫn bổ sung, thống nhất từ trên xuống dưới, bảo đảm thông suốt, thuận lợi cho các quận, huyện thực hiện việc đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư. Nhiệm vụ giải phóng mặt bằng ưu tiên trước hết là phần đường Vành đai 4; giải phóng mặt bằng diện tích dự trữ đường sắt hoặc địa điểm chưa rõ ràng cần xem xét cụ thể trên cơ sở đề xuất của tư vấn.

Do đó, đồng chí Đinh Tiến Dũng yêu cầu, Ban Cán sự đảng UBND Thành phố chỉ đạo; các quận, huyện tập trung cao độ trong thời gian từ nay đến trước 23 tháng Chạp (Âm lịch) tuyên truyền, vận động di dời mồ mả nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng trên địa bàn. Quá trình thực hiện, các cơ quan, địa phương phải phối hợp chặt chẽ, trên tinh thần trách nhiệm cao, nhất quyết không được để thiếu kinh phí và địa điểm nghĩa trang.

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công tác giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu các quận, huyện vừa thi đua, vừa tăng cường học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau thực hiện công tác giải phóng mặt bằng với quyết tâm bảo đảm tiến độ để đến tháng 6/2023 khởi công dự án. Các sở, ngành phải tập trung cao độ phối hợp, giúp đỡ các quận, huyện; đặc biệt phải hoàn thành xác định chỉ giới đường đỏ và cắm mốc trên thực địa.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án trọng điểm quốc gia, công trình có ý nghĩa rất quan trọng, đem lại lợi ích to lớn không chỉ đối với các địa phương của Hà Nội, mà còn các tỉnh, thành phố trong vùng. “Nhiệm vụ tới đây còn rất dài, rất nặng, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm cao của các sở, ngành, quận, huyện; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành Trung ương; đặc biệt, UBND thành phố Hà Nội phải sâu sát, quyết liệt từng việc hơn nữa”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu rõ.

Theo chương trình, ngày 25/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ dẫn đầu đoàn công tác làm việc với hai tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên về tình hình triển khai thực hiện dự án.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022.

Dự án được thực hiện theo 7 dự án thành phần, bao gồm: 3 dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; 3 dự án đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) theo hình thức đầu tư công và 1 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có tổng chiều dài khoảng 112,8km, với tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng. Đoạn trên địa bàn Hà Nội dài 58,2km đi qua 7 quận, huyện.

Hoàng Phúc

Bài viết cùng chủ đề

Dự án đường Vành đai 4

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Hà Nội chỉ đạo các địa phương đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Hà Nội chỉ đạo các địa phương đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Hiện nay mực nước sông Hồng đã trên báo động 2 là 40cm, sông Đuống trên báo động 2 là 30cm, sông Cầu trên báo động 3 là 90cm; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các quận, huyện, thị xã dọc các tuyến sông trên tổ chức kiểm tra để có biện pháp ứng phó kịp thời khi lũ dâng cao.
Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ

Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ

(LĐTĐ) Lãnh đạo huyện Gia Lâm yêu cầu các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn thực hiện nghiêm lịch phân công ứng trực theo quy định nhằm theo dõi sát tình hình bão lũ để có phương án xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.
Cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô tích cực tham gia phòng chống mưa lũ

Cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô tích cực tham gia phòng chống mưa lũ

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài, dẫn đến mực nước tại các sông dâng cao gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Trước thực trạng đó, với tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô đã tích cực tham gia cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân phòng chống mưa lũ.
Sau vụ Mái ấm Hoa Hồng: Kiểm tra, đóng cửa nhiều cơ sở trợ giúp xã hội

Sau vụ Mái ấm Hoa Hồng: Kiểm tra, đóng cửa nhiều cơ sở trợ giúp xã hội

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra và đóng cửa nhiều cơ sở trợ giúp xã hội sau vụ bảo mẫu cơ sở Mái ấm Hoa Hồng bạo hành trẻ em.
Công an thị xã Sơn Tây di dời người dân đến nơi an toàn

Công an thị xã Sơn Tây di dời người dân đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Trong đêm 10/9 và rạng sáng ngày 11/9, Công an thị xã Sơn Tây đã huy động lực lượng, phương tiện của các đội nghiệp vụ, công an các phường, xã để tuyên truyền, vận động và hỗ trợ nhân dân ở các vùng có nguy cơ ảnh hưởng do nước lũ đang lên ở sông Tích, sông Hồng tại địa bàn phường Trung Hưng, Phú Thịnh, Lê Lợi, Viên Sơn và xã Đường Lâm di dời đến nơi an toàn.
Huyện Đan Phượng di dời 66 hộ dân tới nơi an toàn

Huyện Đan Phượng di dời 66 hộ dân tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, tính đến sáng 11/9, huyện Đan Phượng đã tổ chức di dời 66 hộ với 261 nhân khẩu tới nơi an toàn.

Tin khác

Hà Nội chỉ đạo các địa phương đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Hà Nội chỉ đạo các địa phương đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Hiện nay mực nước sông Hồng đã trên báo động 2 là 40cm, sông Đuống trên báo động 2 là 30cm, sông Cầu trên báo động 3 là 90cm; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các quận, huyện, thị xã dọc các tuyến sông trên tổ chức kiểm tra để có biện pháp ứng phó kịp thời khi lũ dâng cao.
Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ

Gia Lâm: Chủ động ứng phó kịp thời với tình hình mưa lũ

(LĐTĐ) Lãnh đạo huyện Gia Lâm yêu cầu các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn thực hiện nghiêm lịch phân công ứng trực theo quy định nhằm theo dõi sát tình hình bão lũ để có phương án xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.
Cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô tích cực tham gia phòng chống mưa lũ

Cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô tích cực tham gia phòng chống mưa lũ

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài, dẫn đến mực nước tại các sông dâng cao gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Trước thực trạng đó, với tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô đã tích cực tham gia cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân phòng chống mưa lũ.
Công an thị xã Sơn Tây di dời người dân đến nơi an toàn

Công an thị xã Sơn Tây di dời người dân đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Trong đêm 10/9 và rạng sáng ngày 11/9, Công an thị xã Sơn Tây đã huy động lực lượng, phương tiện của các đội nghiệp vụ, công an các phường, xã để tuyên truyền, vận động và hỗ trợ nhân dân ở các vùng có nguy cơ ảnh hưởng do nước lũ đang lên ở sông Tích, sông Hồng tại địa bàn phường Trung Hưng, Phú Thịnh, Lê Lợi, Viên Sơn và xã Đường Lâm di dời đến nơi an toàn.
Huyện Đan Phượng di dời 66 hộ dân tới nơi an toàn

Huyện Đan Phượng di dời 66 hộ dân tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, tính đến sáng 11/9, huyện Đan Phượng đã tổ chức di dời 66 hộ với 261 nhân khẩu tới nơi an toàn.
Tăng cường biện pháp bảo vệ đê xung yếu tại huyện Thanh Trì

Tăng cường biện pháp bảo vệ đê xung yếu tại huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Sáng 11/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã xuống địa bàn, kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại khu vực Trạm bơm Hòa Bình (xã Đại Áng, huyện Thanh Trì) - Đây là một trong những vị trí đê xung yếu, nếu xảy ra vỡ đê sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân trong khu vực.
Đường sắt Việt Nam miễn phí vận chuyển hàng cứu trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 3

Đường sắt Việt Nam miễn phí vận chuyển hàng cứu trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 3

(LĐTĐ) Hiện nay, công tác cứu trợ đang diễn ra hết sức khẩn trương tại các địa phương bị ảnh hưởng. Hàng hóa cứu trợ đang được các tổ chức, cá nhân khắp cả nước tập trung chuyển đưa đến các địa chỉ cần cứu trợ.
Báo động lũ cấp 1 trên địa bàn huyện Ba Vì

Báo động lũ cấp 1 trên địa bàn huyện Ba Vì

(LĐTĐ) Sáng 11/9, mưa vẫn tiếp tục diễn ra trên diện rộng tại nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội khiến mực nước nhiều sông dâng cao. Trước diễn biến bất thường của hoàn lưu bão, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội đã ban hành Lệnh Báo động lũ mức 1 trên sông Đà, tại địa phận huyện Ba Vì.
Nước sông Bùi lên nhanh, Chương Mỹ nhanh chóng sơ tán dân còn lại

Nước sông Bùi lên nhanh, Chương Mỹ nhanh chóng sơ tán dân còn lại

(LĐTĐ) Sáng 11/9, thông tin chúng tôi cập nhật được, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, nước dâng cao nhiều ngôi nhà ngập chìm trong nước. Lúc 10h45, 4 thôn Nhân Lý, Hạnh Bồ, Nam Hài, Hạnh Côn trên địa bàn xã, tại một số hộ dân nước dâng cao đã ngập quá mái nhà.
Ảnh hưởng của mưa lớn, 126 trường học Hà Nội tạm dừng học trực tiếp

Ảnh hưởng của mưa lớn, 126 trường học Hà Nội tạm dừng học trực tiếp

(LĐTĐ) Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vào 9h hôm nay (11/9), toàn Thành phố có 126 trường học tạm dừng đón học sinh học tập trực tiếp tại trường do ảnh hưởng của mưa lớn.
Xem thêm
Phiên bản di động