Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

"Biến" chung cư không người ở thành bệnh viện dã chiến ở thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Với số lượng bệnh nhân điều trị Covid-19 ngày càng gia tăng, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã có thêm hàng loạt bệnh viện dã chiến được chuyển đổi công năng từ các khu tái định cư chưa có người ở trên địa bàn.
Hà Nội ghi nhận 11 ca mắc Covid-19, trong đó 10 người về từ thành phố Hồ Chí Minh Trưa 11/7: Thêm 633 ca mắc Covid-19 mới, riêng thành phố Hồ Chí Minh 600 ca Sáng 11/7: Việt Nam ghi nhận thêm 607 ca Covid-19, nhiều nhất ở thành phố Hồ Chí Minh

Trưng dụng khu tái định cư không người ở

Ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển đổi công năng chung cư tái định cư trên đường B (phường Tân Thới Nhất, Quận 12) làm Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 số 2. Chung cư này có 2 block, gồm 10 tầng dự kiến sẽ đáp ứng được quy mô khoảng 2.500 giường bệnh.

PGS-TS Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cho biết, bệnh viện dã chiến số 2 đã chính thức tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 đến điều trị từ ngày 5/7. Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Thành Dũng - Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh đang được phân công điều phối thiết lập bệnh viện cho biết, vì bệnh viện được trưng dụng từ khu chung cư chưa sử dụng nên có một số phòng bị trục trặc về nước sinh hoạt.

Thành phố Hồ Chí Minh: Khẩn trương "biến" chung cư không người ở thành bệnh viện dã chiến
Bệnh viện dã chiến số 3 ở khu tái định cư Bình Khánh hiện đang điều trị các ca bệnh nhẹ.

Hiện tại, bệnh viện dã chiến số 2 không nhận thêm người nhiễm vì số lượng bệnh nhân đã gần đạt 2.500 giường sau 6 ngày hoạt động. Tại Bệnh viện dã chiến này có hơn 200 nhân sự được huy động nhiều nguồn lực từ các cơ sở y tế trong thành phố.

Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh cũng chọn tòa nhà R6 của khu tái định cư bỏ hoang Bình Khánh (thuộc phường An Khánh, thành phố Thủ Đức) chuyển đổi làm Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 3. Bệnh viện dã chiến số 3 có quy mô khoảng 3.000 giường đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 7/7. Ông Trần Văn Khanh - Giám đốc phụ trách Bệnh viện dã chiến số 3 cho biết, hiện bệnh viện có khoảng 150 y bác sĩ, nhân viên hậu cần, bảo vệ… đang điều trị cho khoảng 1.500 ca bệnh F0, trong đó có cả trẻ nhỏ.

Thành phố Hồ Chí Minh: Khẩn trương "biến" chung cư không người ở thành bệnh viện dã chiến
Tòa nhà R6 chung cư Bình Khánh tại khu đô thị mới Thủ Thiêm đã sáng đèn sau nhiều năm bỏ hoang "nhờ" việc trở thành Bệnh viện dã chiến số 3.

Tại Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 4 (khu tái định cư thuộc phường Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh), do bệnh viện chưa có giường bệnh nên nhiều bệnh nhân phải sử dụng tạm giường xếp. Sau 4 ngày đi vào hoạt động, bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 2.400 bệnh nhân trên tổng công suất 3.000.

Bệnh viện số 4 chủ yếu điều trị bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng, không có bệnh lý nền. Những bệnh nhân có dấu hiệu trở nặng đều được chuyển đến bệnh viện chuyên môn điều trị.

Khẩn trương mở thêm bệnh viện dã chiến

Theo PGS.TS Tăng Chí Thượng, thành phố Hồ Chí Minh hiện đã chuẩn bị 36.500 giường điều trị, trong đó 6.500 giường tại các bệnh viện điều trị Covid-19 và 30.000 giường tại các bệnh viện dã chiến. Tuy nhiên, 4 bệnh viện dã chiến đi vào hoạt động gần như đã hết công suất, vì vậy thành phố dự kiến sẽ mở thêm 5 bệnh viện dã chiến. Các bệnh viện này đặt tại các khu chung cư không có người ở do Sở Xây dựng cung cấp.

Điển hình, thành phố Hồ Chí Minh đang cải tạo một phần tòa nhà Thuận Kiều Plaza (Phường 12, Quận 5) làm bệnh viện dã chiến. Bệnh viện sẽ có quy mô 1.000 giường bệnh, đặt tại khu vực trung tâm thương mại ở lầu 1 và lầu 2 tòa nhà. Dự kiến 1 tuần nữa, bệnh viện dã chiến sẽ chính thức đi vào hoạt động tại tòa nhà Thuận Kiều Plaza.

Thành phố Hồ Chí Minh: Khẩn trương "biến" chung cư không người ở thành bệnh viện dã chiến
Một số bệnh viện chưa có gường bệnh nên bệnh nhân và bác sĩ đều phải sử dụng giường xếp.

Ngoài ra, vào ngày 11/7, lực lượng chức năng cũng đang khẩn trương dọn dẹp, chuẩn bị thiết lập bệnh viện dã chiến số 6, 7, 8, 9 tại khu tái định cư Thủ Thiêm (phường An Khánh, thành phố Thủ Đức) với hơn 16.000 giường.

Ông Trần Hoàng Quân - Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Sở Xây dựng đã chuẩn bị các căn hộ trống dự phòng để hỗ trợ Sở Y tế lập các bệnh viện dã chiến. Theo ông Quân, sắp tới, Sở Xây dựng sẽ chuẩn bị thêm 6.000 giường để đáp ứng nhu cầu của ngành y tế. Nguồn dự phòng lên đến 40.000 giường.

Trong khi đó, lãnh đạo Sở Y tế khẳng định, trong 5 ngày tới, số ca mắc tại thành phố có thể lên tới 10.000 người. Do đó, thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu nỗ lực tách ngay các ca F0 ra khỏi cộng đồng.

Thành phố Hồ Chí Minh: Khẩn trương "biến" chung cư không người ở thành bệnh viện dã chiến
Một phần tòa nhà Thuận Kiều Plaza sẽ được chuyển đổi công năng làm bệnh viện dã chiến.

Được biết, ngoài các bệnh viện dã chiến, thành phố Hồ Chí Minh còn có 11 bệnh viện đang tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 gồm: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện điều trị COVID-19 Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện điều trị COVID-19 Trưng Vương, Bệnh viện dã chiến Củ Chi, Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi, Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ, Bệnh viện điều trị COVID-19 Bình Chánh, Bệnh viện điều trị COVID-19 Thủ Đức, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Nhi Đồng 2. Hiện thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch điều trị 15.000 ca bệnh và sẽ phân tuyến 3 cấp điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế. Trong đó cấp không triệu chứng sẽ điều trị ở bệnh viện dã chiến, cấp có triệu chứng nhẹ, trung bình sẽ điều trị ở bệnh viện điều trị Covid-19 ở 4 cửa ngõ thành phố. Bệnh nhân nặng sẽ điều trị tại bệnh viện tuyến trung tâm thành phố.

Tính hết ngày 10/7, thành phố Hồ Chí Minh có 11.934 trường hợp mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố (chưa tính số ca nhiễm đã công bố sáng ngày 11/7). Trong đó,11.683 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 251 trường hợp nhập cảnh.

Trong ngày 10/7, không có thêm bệnh nhân xuất viện. Ca tử vong thứ 23 của thành phố là bệnh nhân nữ số 15569, 50 tuổi, cư trú huyện Hóc Môn, không ghi nhận tiền sử bệnh tật.

Hiện thành phố đang mở rộng khu cách ly tập trung với sức chứa đạt 50.000 giường, đồng thời tổ chức thực hiện cách ly F1 tại nhà. Tổng số người hiện đang thực hiện cách ly là 54.135, trong đó: 15.260 người đang cách ly tập trung, 38.875 trường hợp đang cách ly tại nhà/nơi lưu trú.

Tân Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Chiều ngày 10/9, quận Bắc Từ Liêm đã di dời hơn 1.000 hộ dân ở vùng ảnh hưởng của ngập úng tới nơi an toàn, đồng thời yêu cầu các đơn vị, phường chủ động kịp thời chuẩn bị nhu yếu phẩm cho người dân sơ tán.
Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

(LĐTĐ) Đến 22h ngày 10/9, quận Ba Đình đã hoàn thành di dời 276 hộ dân với 1.059 nhân khẩu dọc bờ vở sông Hồng, thuộc phường Phúc Xá.
Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

(LĐTĐ) Chiều nay (10/9), do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên một số đoạn đê thuộc thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội) nước dâng cao, có nguy cơ bị tràn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Để kịp thời ứng phó với thiên tai, các lực lượng cơ động và dân quân đã tích cực phối hợp với nhân dân địa phương dầm mưa đắp đê ngăn lũ.
Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) sau bão số 3 (Yagi), BHXH Việt Nam tiếp tục chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế, cử cán bộ thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh để giải quyết ngay những khó khăn vướng mắc, có phương án linh hoạt để đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

(LĐTĐ) Ngày 10/9, nước sông Hồng dâng cao nhanh, gây ngập lụt, cuộc sống tại các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội bị đảo lộn. Trong đêm 10/9, khi nước dâng cao hơn, nhiều người dân hối hả, tất bật sơ tán tài sản, gia súc, gia cầm tới nơi an toàn.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tại tuyến đê Bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).
Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ban Vận động cứu trợ Trung ương vừa quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, với tổng số tiền là 380 tỷ đồng.

Tin khác

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) sau bão số 3 (Yagi), BHXH Việt Nam tiếp tục chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế, cử cán bộ thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh để giải quyết ngay những khó khăn vướng mắc, có phương án linh hoạt để đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ban Vận động cứu trợ Trung ương vừa quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, với tổng số tiền là 380 tỷ đồng.
Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng vùi lấp 35 hộ dân, 128 nhân khẩu

Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng vùi lấp 35 hộ dân, 128 nhân khẩu

(LĐTĐ) Theo TTXVN, một trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng đã xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ nơi 35 hộ dân, 128 khẩu cư trú.
Tiếp nhận hơn 407 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Tiếp nhận hơn 407 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tại Lễ phát động ủng hộ nhân dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 diễn ra chiều nay (10/9), Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tiếp nhận ủng hộ và đăng ký ủng hộ số tiền hơn 407 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chiều 10/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thoong-lun Xỉ-xu-lít nhân dịp đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Lào thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Triển khai phương tiện, kể cả trực thăng để vận chuyển lương thực cho người dân vùng lũ

Triển khai phương tiện, kể cả trực thăng để vận chuyển lương thực cho người dân vùng lũ

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai lực lượng, phương tiện (kể cả trực thăng) tiếp cận bằng được để hỗ trợ vận chuyển lương thực, thực phẩm, lương khô, bánh mỳ, sữa, hàng cứu trợ… cho người dân vùng còn bị chia cắt do mưa lũ sau bão.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ nhân dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ nhân dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 10/9, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ nhân dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Lễ phát động.
Đề nghị Trung Quốc phối hợp kiểm soát lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng

Đề nghị Trung Quốc phối hợp kiểm soát lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc đã có công hàm đề nghị Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng đổ xuống hạ lưu, điều phối các cơ quan chức năng giảm hoặc đóng cửa xả tại các đập thủy điện ở thượng nguồn.
Khẩn cấp triển khai bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà

Khẩn cấp triển khai bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát, triển khai thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu dòng chảy về hồ thủy điện Thác Bà.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến về sửa Luật Bảo hiểm y tế

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến về sửa Luật Bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Tại phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hàng chục dự án luật, trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Luật Nhà giáo...
Xem thêm
Phiên bản di động