Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Bức tranh kinh tế - xã hội Thủ đô năm 2017: Thành quả và niềm tin

Cùng với cả nước, 2017 là năm thành công toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Đây chính là tiền đề để toàn hệ thống chính trị, toàn thể nhân dân Thành phố đồng tâm, hiệp lực quyết thực hiện thắng lợi nữa trên mọi lĩnh vực trong năm 2018.
buc tranh kinh te xa hoi thu do nam 2017 trien vong nam moi 2018 thanh qua va niem tin Động lực mới cho phát triển kinh tế Thủ đô
buc tranh kinh te xa hoi thu do nam 2017 trien vong nam moi 2018 thanh qua va niem tin ​Tập trung thực hiện các giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng

Kinh tế Thủ đô duy trì đà tăng trưởng bền vững

Số liệu của Cục Thống kê Hà Nội cho thấy, trong năm qua, với sự quyết liệt, đổi mới trong phương thức chỉ đạo điều hành, thực hiện tốt các nhiệm vụ Trung ương giao, Thành phố đã chỉ đạo thực hiện nghiêm “Năm kỷ cương hành chính 2017”, các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh thu ngân sách và tiến độ giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản; tăng cường quản lý, chỉnh trang đô thị; chỉ đạo quyết liệt các giải pháp dập bệnh dịch sốt xuất huyết; tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc sức khỏe Nhân dân, an sinh xã hội….

buc tranh kinh te xa hoi thu do nam 2017 trien vong nam moi 2018 thanh qua va niem tin
Kinh tế Thủ đô duy trì đà tăng trưởng bền vững trong năm 2017.

Nhờ đó, Hà Nội đã đạt được những kết quả khá toàn diện: Thu hút vốn đầu tư tăng cao; giá cả thị trường ổn định, lạm phát được kiểm soát; an sinh xã hội được đảm bảo. Tất cả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều hoàn thành kế hoạch, trong đó thu ngân sách vượt dự toán và 06 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò là một đầu tàu kinh tế của cả nước.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hà Nội năm 2017 ước tăng 8,5% (theo cách tính mới tăng 7,3%). Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7%. Giá cả thị trường ổn định, chỉ số giá tiêu dùng bình quân ước tăng 3,05-3,11%. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ ước tăng 10,3%.

Tín dụng ngân hàng phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa và vốn cho sản xuất. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 11,54 tỷ USD, tăng 8%. Du lịch tiếp tục là ngành mũi nhọn của Thủ đô, năm 2017, Hà Nội ước đón 23,83 triệu lượt khách du lịch, tăng 9%.

Trong đó, khách quốc tế 4,95 triệu lượt, tăng 23%, doanh thu từ khách du lịch ước đạt 70.958 tỷ đồng, tăng 15%. Thu ngân sách của Thành phố cũng vượt 1,4% dự toán. Tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 207,628 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so thực hiện năm 2016. Trong đó, thu nội địa 187,64 nghìn tỷ đồng, tăng 16,2%. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 77,262 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, môi trường đầu tư, kinh doanh của Thành phố được cải thiện rõ nét; thu hút đầu tư đạt kết quả cao. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội xếp ở vị trí 14/63, tăng 10 bậc và cao nhất từ trước đến nay. Đây là năm thứ 4 liên tiếp chỉ số này của Hà Nội tăng hạng và cũng là năm đầu tiên Hà Nội bước vào nhóm địa phương có chất lượng điều hành tốt.

Đặc biệt, công tác đăng ký doanh nghiệp qua mạng được đẩy mạnh, tỷ lệ hồ sơ đăng ký kinh doanh được thực hiện qua mạng đạt 100%; doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt 98%; thủ tục hải quan điện tử đạt 100% và Hà Nội đang là địa phương dẫn đầu cả nước. Tại kỳ họp thứ 5, HĐND Thành phố khóa XV, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu cho biết: Trong năm qua, Thành phố ước phê duyệt chủ trương đầu tư 160 dự án vốn ngoài ngân sách trị giá 110 nghìn tỷ đồng.

Vốn đăng ký FDI cả cấp mới và tăng vốn ước đạt 3,356 tỷ USD. Thành phố tiếp nhận 128 dự án đầu tư theo hình thức PPP, trong đó: 8 dự án đã hoàn thành, tổng vốn đầu tư 13.683 tỷ đồng; 12 dự án đang triển khai thực hiện, tổng vốn đầu tư 28.505 tỷ đồng; 99 dự án đang tiến hành thủ tục, tổng vốn đầu tư 287.949 tỷ đồng.

Cấp đăng ký doanh nghiệp cho 25.160 doanh nghiệp, tăng 11% cùng kỳ, vốn đăng ký 240 nghìn tỷ đồng (tăng 4%), nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn lên 231,92 nghìn doanh nghiệp.

Đáng chú ý, trong năm qua, nhờ sự quyết liệt chỉ đạo thực hiện các chương trình, đề án xây dựng nông thôn mới (NTM), Hà Nội đã có thêm 2 huyện Thanh Trì và Hoài Đức đạt chuẩn NTM nâng tổng số lên 04 huyện NTM; có thêm 30 xã đạt chuẩn (Kế hoạch là 22 xã), nâng tổng số lên 285 xã NTM (tỷ lệ 73,8%).

Kết quả nổi bật trong xây dựng NTM ở Hà Nội thời gian qua là giá trị sản phẩm nông nghiệp thu hoạch trên 1ha đất nông nghiệp đạt 239 triệu đồng/ha, tăng hơn 6 triệu đồng/ha so với cùng kỳ năm trước và tăng bốn triệu đồng/ha so với kế hoạch đề ra. Thành phố đã dồn điền, đổi thửa được gần 79 nghìn ha, góp phần thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất.

Kỳ vọng năm 2018

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong năm qua, kinh tế Thủ đô vẫn còn những tồn tại, hạn chế như sự quá tải về đường giao thông, cấp thoát nước, trong khi công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa phát triển.

Ngoài ra, với 5,3 triệu xe máy, 560 nghìn ôtô, 10 nghìn xe đạp điện và tốc độ tăng hàng năm về ôtô khoảng 17 %, xe máy 11% nên mặc dù đầu tư cho giao thông hàng năm lớn (xấp xỉ 50% tổng đầu tư), nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đang và sẽ tiếp tục đặt yêu cầu cải thiện hạ tầng giao thông vào thế nước sôi, lửa bỏng. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường, phòng cháy chữa cháy, quản lý trật tự xây dựng,... vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Với vị thế Thủ đô, Hà Nội có lợi thế vượt trội so với cả nước. Cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ và hiện đại, trên địa bàn Thành phố có nhiều cơ quan đầu mối và cơ sở giao thông quốc tế, nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào, có các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của quốc gia... lại được Trung ương đặc biệt quan tâm hỗ trợ toàn diện và có Luật Thủ đô, với nhiều không gian chính sách và cơ chế đặc thù về kinh tế, tài chính.

Hòa nhịp với công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng của cả nước, những mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể lớn lao về kinh tế - xã hội của Thủ đô trong giai đoạn 2016 - 2020 đã, đang và sẽ tiếp tục đòi hỏi phải đẩy nhanh công cuộc tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng ngày càng hướng vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững và phát triển kinh tế xanh…

Với tinh thần đó, “năm 2018 – Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị” sẽ là năm chuyển động mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn cả về nhận thức và hành động của toàn thể Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn Thủ đô nhằm kiến tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế Thủ đô cả về lượng và về chất, tăng hàm lượng công nghệ trong mỗi sản phẩm; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và tập trung sâu hơn vào những lợi thế so sánh mà Hà Nội sở hữu, nhất là yếu tố thể chế và con người… Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp.

Trong năm mới Hà Nội sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo hấp dẫn thu hút vốn đầu tư quốc tế, sao cho nhiều hơn và có hiệu quả, chất lượng cao hơn và với cơ chế thông thoáng, khuyến khích hơn. Chủ động hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật từng khu công nghiệp, gắn với việc lấp đầy diện tích bằng dự án FDI được lựa chọn và xúc tiến đầu tư có mục tiêu, trọng điểm.

Kiên quyết nói không với những dự án gây ô nhiễm môi trường, lãng phí năng lượng và tài nguyên. Kiên trì và linh hoạt trong định hướng, hỗ trợ các khu công nghiệp mới phát triển theo hướng chuyên ngành và hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm, vừa có nhà máy sản xuất sản phẩm cuối cùng, vừa có doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Cùng với đó, thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị, xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường. Đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Trong năm 2018, Hà Nội cũng sẽ rà soát kết quả thực hiện các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ Thành phố đề ra để tiếp tục có giải pháp trong chỉ đạo, điều hành đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu cả nhiệm kỳ, gắn với đánh giá 10 năm hợp nhất mở rộng địa giới hành chính Thủ đô. Trong bối cảnh mới, đòi hỏi những nhận thức và chủ trương mới, đặc biệt luôn cần những cách nghĩ, cách làm mới, sáng tạo và quyết liệt, hiệu quả hơn để phát huy hiệu quả những nguồn lực đang có, tạo thêm những xung lực mới cho tái cấu trúc và phát triển kinh tế Thủ đô nhanh hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn, tăng thêm sức Xuân cho Thủ đô, cũng như cho cả nước.

Sinh thời, Bác Hồ đã dạy “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn vạn lần dân liệu cũng xong”, một khi ý Đảng, lòng dân là một, thành công đến như một lẽ đương nhiên.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Tin khác

Giá vàng thế giới giảm nhẹ, vàng trong nước đi ngang

Giá vàng thế giới giảm nhẹ, vàng trong nước đi ngang

(LĐTĐ) Sáng 8/9, giá vàng thế giới hôm nay giảm nhẹ 1 USD/ounce so với đầu giờ sáng hôm qua, trong khi giá vàng trong nước không thay đổi.
Hà Nội đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Hà Nội đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Được biết đến là “đất trăm nghề” với nhiều làng nghề, làng có nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi, thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng tầm thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, thành phố Hà Nội đã tập trung đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại; hỗ trợ làng nghề xây dựng các kênh bán hàng qua các nền tảng thương mại điện tử… Nhờ đó, sản phẩm làng nghề của Thủ đô ngày càng khẳng định được thương hiệu và vươn xa.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc mới

VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc mới

(LĐTĐ) Ông Kelly Wong - Phó Tổng Giám đốc VNG - được bổ nhiệm vào vị trí quyền Tổng Giám đốc VNG. Trước đó, Tổng Giám đốc VNG là ông Lê Hồng Minh.
Sáng 7/9: Giá vàng nhẫn bất ngờ tăng vọt

Sáng 7/9: Giá vàng nhẫn bất ngờ tăng vọt

(LĐTĐ) Sáng nay (7/9), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, lên mức 78,6 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn hiện thấp hơn giá vàng miếng SJC 2,1 triệu đồng/lượng. Từ đầu năm tới nay, giá vàng trong nước đã tăng 25,5%.
Tỷ giá USD hôm nay (7/9): Đồng USD trong nước giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (7/9): Đồng USD trong nước giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 7/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên mức 24.202 - giảm 20 VND đồng. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,19 điểm, tăng 0,08%.
Giá vàng hôm nay (7/9): Vàng thế giới bất ngờ quay đầu lao dốc

Giá vàng hôm nay (7/9): Vàng thế giới bất ngờ quay đầu lao dốc

(LĐTĐ) Sáng 7/9, giá vàng thế giới hôm nay quay đầu lao dốc, mất ngường 2.500 USD/ounce, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, đợt giảm này chỉ là ngắn hạn.
Ngân hàng Nhà nước vẫn đang thanh tra các đơn vị kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước vẫn đang thanh tra các đơn vị kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện đang tập trung nguồn lực để hoàn thành việc thanh tra đối với 2 tổ chức tín dụng và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng như đã công bố trước đó.
Tỷ giá USD hôm nay (6/9): Đồng USD giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (6/9): Đồng USD giảm mạnh

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (6/9), trên thị trường tự do giảm mạnh phiên thứ 2 liên tiếp so với phiên trước. Các ngân hàng thương mại cũng giảm giá mua – bán đồng USD, đánh mất mốc 25.000 đồng/USD. Tỷ giá trung tâm giảm về mức 24.222 đồng.
Giá vàng hôm nay (6/9): Vàng miếng SJC giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (6/9): Vàng miếng SJC giảm mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng sáng nay 6/9, trong nước, sau chuỗi ngày duy trì mốc giá ổn định, vàng miếng SJC bất ngờ giảm 500 nghìn đồng/lượng, riêng giá vàng nhẫn điều chỉnh tăng nhẹ. Vàng thế giới quay đầu tăng trước kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất mạnh trong tháng.
Tỷ giá USD hôm nay (5/9): Đồng USD đảo chiều giảm mạnh trên cả thị trường thế giới và tự do

Tỷ giá USD hôm nay (5/9): Đồng USD đảo chiều giảm mạnh trên cả thị trường thế giới và tự do

(LĐTĐ) Sáng nay 5/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước ở mức 24.229 VND - tăng 5 VND đồng. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,27 điểm, giảm 0,56% so với ngày 4/9.
Xem thêm
Phiên bản di động