Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Buông lỏng quản lý biệt thự cổ

Vừa qua, Ban Pháp chế HĐND Thành phố Hà Nội đã đưa ra báo cáo kết quả giám sát thực hiện các nghị quyết về quản lý nhà biệt thự cổ trên địa bàn thành phố. Báo cáo kết quả này đã chỉ rõ, Hà Nội sai phạm nghiêm trọng trong quản lý biệt thự cổ. Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra, tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để khắc phục những sai phạm đó?
Nhà cổ, sống khổ mỗi ngày
Biệt thự cổ “kêu cứu”

Sai phạm nghiêm trọng

Không phải đến bây giờ vấn đề quản lý nhà cổ nói chung và biệt thự cổ nói riêng ở Hà Nội mới được phản ánh. Tuy nhiên, bất cập của quá trình quản lý nhà cổ vẫn còn tồn tại và sai phạm vẫn tiếp tục diễn ra. Ngay tại buổi họp báo cáo về kết quả kiểm tra, giám sát thực hiện Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội về việc, ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, Ban Pháp chế HĐND thành phố đã chỉ rõ: Hà Nội sai phạm nghiêm trọng trong quản lý biệt thự cổ.

Buông lỏng quản lý biệt thự cổ
Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ giảm hành vi vi phạm quản lý tại các biệt thự cổ, nhà cổ ở Hà Nội.

Báo cáo cũng chỉ rõ, hiện nay rất nhiều công trình kiến trúc trước năm 1954, bị các hộ gia đình đang sử dụng thực hiện xây dựng cơi nới, làm ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan và không gian của biệt thự, nhưng chưa được ngăn chặn kịp thời. Thậm chí, nhiều công trình đã bị UBND thành phố chỉ đạo dừng cấp phép xây dựng, phá dỡ. Tuy nhiên, phía Sở Xây dựng, UBND một số quận vẫn cấp phép xây dựng. Số biệt thự cổ bị phá dỡ và xây dựng công trình mới cho tới thời điểm thanh tra là 25 biệt thự; 19 biệt thự bị biến dạng hoàn toàn và xuống cấp nghiêm trọng; 48 biệt thự thành phố báo cáo đã phá dỡ, nhưng trên thực tế vẫn còn 16 biệt thự trong số này tồn tại; 35 biệt thự chỉ sửa chữa, cơi nới; 45 biệt thự được báo cáo là không nằm trong danh mục biệt thự cổ, trên thực tế lại có 8 nhà đúng là biệt thự cổ.

ông Phạm Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế HĐNĐ Thành phố Hà Nội đã chỉ rõ một phần là do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội thiếu sự giám sát chặt chẽ và buông lỏng quản lý, dẫn đến tình trạng sai phạm về quản lý biệt thự cổ trên địa bàn thành phố ngày một trầm trọng. Bên cạnh đó, sự hợp tác thiếu đồng bộ, thiếu chặt chẽ của các cấp, sở, ngành trong việc quản lý, khiến vi phạm diễn ra nhiều hơn.

Để xảy ra những sai phạm trên, dư luận đặt câu hỏi, vì sao UBND Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND, mà việc vi phạm quản lý, xây dựng các biệt thự cổ vẫn ngang nhiên diễn ra, phải chăng đó là do sự buông lỏng quản lý của các cấp, các ngành liên quan? Trước câu hỏi trên, ông Hoàng Tú, Trưởng ban 61, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, để xảy ra tình trạng sai phạm nghiêm trọng trên, trước hết là do sự buông lỏng quản lý, sự giám sát; khi triển khai Quyết định 52/2013/QĐ-UBND chưa sát xao, thiếu sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền các cấp, sở, ngành, dẫn đến việc vi phạm diễn ra trầm trọng và không ngăn chặn kịp thời.

Sự thờ ơ của Hà Nội trong quản lý biệt thự cổ gây ra nhiều bức xúc. Nhiều biệt thự bị người dân tự ý đập bỏ, xây mới, cơi nới, phá hủy kiến trúc ban đầu, nhưng chính quyền không biết, hoặc có những biệt thự đang rất chắc chắn lại bị liệt vào dạng công trình bị xuống cấp trầm trọng.

Về nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trên, ông Phạm Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế HĐNĐ Thành phố Hà Nội đã chỉ rõ, một phần là do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội thiếu sự giám sát chặt chẽ và buông lỏng quản lý, dẫn đến tình trạng sai phạm về quản lý biệt thự cổ trên địa bàn thành phố ngày một trầm trọng. Bên cạnh đó, sự hợp tác thiếu đồng bộ, thiếu chặt chẽ của các cấp, sở, ngành trong việc quản lý, khiến vi phạm diễn ra nhiều hơn.

Giải pháp gỡ rối

Theo tìm hiểu của PV, hiện tại ở Hà Nội có rất nhiều ngôi nhà biệt thự đang bị xuống cấp trầm trọng, nhưng muốn được sửa chữa, nâng cấp thì cần rất nhiều thủ tục. Trong quá trình chờ đợi, người dân luôn phải sống trong tình trạng nơm nớp lo sợ biệt thự sập. Chờ đợi mãi mà chưa thấy cơ quan nào đến thẩm định, giám sát và cấp phép duy tu, sửa chữa thì người dân tự ý sửa chữa là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, một thực tế khác đang tồn tại ở các biệt thự cổ đó là, hiện tại rất nhiều biệt thự đã tư nhân hóa quyền sở hữu. Những ngôi nhà này có từ 5-10 hộ sở hữu trở lên, vì thế, nhiều căn biệt thự xuống cấp rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Vẫn biết, bài toán quản lý biệt thự cổ là một trong những vấn đề bất cập và tồn tại từ rất lâu, đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, vấn đề quản lý đô thị, quản lý biệt thự cổ càng trở nên phức tạp và vi phạm càng trầm trọng hơn. Thế nhưng, tồn tại và bất cập này không phải là không có hướng giải quyết và xử lý. Điều quan trọng là các cấp, sở, ngành sẽ triển khai và thực hiện như thế nào. Chia sẻ với báo LĐTĐ về vấn đề này, ông Hoàng Tú, Trưởng ban 61, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, giải pháp cho vấn đề trên chính là việc các đơn vị, các sở, ngành cần phải tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ theo quy định 52/2013/QĐ-UBND đã ban hành. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện đường lối, chính sách về quản lý biệt thự cổ.

Ông Tú cũng cho biết thêm, từ năm 1954 đến nay, biệt thự cổ ở Hà Nội ít được quan tâm đến công tác quản lý, sửa chữa, tôn tạo. Chỉ đến năm 2008, khi UBND thành phố ra quyết định quản lý, sửa chữa nâng cấp…thì việc quản lý biệt thự cổ mới được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, để xảy ra vấn đề vi phạm trên, một phần cũng là do ý thức của người dân chưa cao. Khi ý thức được nâng lên, quản lý chặt chẽ hơn, chắc chắn vi phạm sẽ được hạn chế.

Đạt Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Tin khác

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Xây dựng văn minh đô thị đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những “điểm sáng” trên báo cáo vẫn còn đó những tồn tại mà nếu không có sự chuyển biến từ căn bản thì mọi phong trào, mọi nỗ lực sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Ghi nhận thực tế trên địa bàn quận Đống Đa về sự đồng sức, đồng lòng người dân và chính quyền địa phương với mục tiêu thay đổi nhận thức trong việc giữ gìn văn minh đô thị.
Chấn chỉnh hoạt động của xe xích lô trong phố cổ Hà Nội

Chấn chỉnh hoạt động của xe xích lô trong phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạng xe xích lô phục vụ du khách trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) hoạt động không đúng quy định khiến người dân bức xúc. Lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm đã và đang ra quân chấn chỉnh lại hoạt động của xe xích lô...
Quận Đống Đa: Đảm bảo an toàn trước cổng trường học

Quận Đống Đa: Đảm bảo an toàn trước cổng trường học

(LĐTĐ) Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, lực lượng chức năng quận Đống Đa sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường các khu vực cổng trường.
Thành phố Hồ Chí Minh ứng phó như thế nào sau sự cố cây xanh gãy đổ gây chết người?

Thành phố Hồ Chí Minh ứng phó như thế nào sau sự cố cây xanh gãy đổ gây chết người?

(LĐTĐ) Sau sự cố một nhánh cây lớn ở công viên Tao Đàn, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) bị gãy rơi trúng nhóm người dân đi tập thể dục khiến 2 người chết, 3 người bị thương vào sáng 9/8, Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM đã chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan tiến hành kiểm tra, xử lý.
Xem thêm
Phiên bản di động