Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

“Cái chết nhân đạo” trong Dự thảo luật dân số: Liệu có đi vào cuộc sống

Trong bản góp ý dự thảo bộ luật Dân số, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đề xuất bổ sung quyền được chết, hay quyền an tử, cái chết nhân đạo. Đề xuất này xuất phát từ việc, với những trường hợp bác sĩ tiên lượng không thể cứu chữa, bệnh nhân phải chịu đau đớn về thể xác từng ngày, từng giờ... có thể đề nghị bác sĩ giúp đỡ để ra đi một cách nhẹ nhàng.
Đề xuất bổ sung quyền được chết
Bỉ thông qua luật “cái chết nhân đạo” cho trẻ em

Từ những bệnh nhân vô phương cứu chữa

Từ năm 2005, vấn đề “cái chết nhân đạo” đã được đưa vào dự thảo Luật Dân sự nhưng chưa được thông qua. Đến nay, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cũng đã đưa vấn đề này vào dự thảo Luật Dân số nhưng xem ra để điều luật này được thông qua vẫn còn là thiên nan vạn nan vì có nhiều ý kiến trái chiều tranh cãi gay gắt xoay quanh vấn đề này. Nhiều chuyên gia y tế ủng hộ việc sớm có luật “chết nhân đạo” vì theo họ, khi sự sống của một con người chỉ còn tính được bằng đơn vị tháng, thậm chí tuần lễ - trong lúc tất cả mọi hỗ trợ y khoa đều đã vô ích thì việc để cho người ấy phải hứng chịu thêm nỗi đau thể xác là điều không nên.

Theo tìm hiểu của PV, không mấy khó khăn để chúng ta đưa ra dẫn chứng về những người mắc bệnh hiểm nghèo nằm trong nhóm “hết cách điều trị”. Đó là những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, những bệnh nhân vì nhiều lý do khác nhau đang phải sống thực vật từ năm này sang năm khác trên giường bệnh... Có thể nói rằng, với họ, mọi phác đồ điều trị chữa trị trở nên vô ích. Do đó đã có không ít ý kiến cho rằng, những trường hợp không may rơi vào hoàn cảnh hết sức bi đát này nên cho phép họ có quyền có “cái chết êm ái” hay gọi theo cách khác đó là “quyền được chết”.

“Cái chết nhân đạo” trong Dự thảo luật dân số: Liệu có đi vào cuộc sống
Những người mắc trọng bệnh liệu có đồng thuận với điều luật “Cái chết nhân đạo”

Anh Trần Trọng Hùng (quê ở Khánh Hà, Thường Tín, Hà Nội) hiện đang điều trị tại bệnh viện Bạch Mai khiến nhiều người chứng kiến vô cùng thương cảm. Anh Hùng vốn làm nghề thợ sơn, năm 2009 trong một lần sơn chống thấm cho công trình trên địa bàn xã, không may dây thừng đứt, anh bị rơi từ độ cao 10m xuống đất. Mặc dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó và không bị nguy hiểm đến tính mạng nhưng anh Hùng bị bại liệt phải nằm bất động suốt từ đó đến nay. Chưa nói đến ghánh nặng thuốc men, chạy chữa mà một game bài uy tín chính trong gia đình coi như bị mất đi đã khiến gia cảnh anh Hùng nhanh chóng rơi vào cảnh cùng quẫn. Buồn thương hơn, nằm một chỗ nhưng vẫn minh mẫn, mọi việc ăn uống sinh hoạt đều phải do vợ con ghánh vác nên anh Hùng trở nên chán nản vô cùng. Suốt chừng ấy năm nằm bất động, anh Hùng luôn có ý nghĩ tiêu cực vì cho rằng mình chỉ là ghánh nặng cho gia đình!

Một trường hợp khác, cũng tại bệnh viện Bạch Mai, là anh Trần Quyết T. (quê, Gia Viễn, Ninh Bình), đã có tới 3 năm cuộc sống của anh gắn liền với bệnh viện. Số là đầu năm 2014, vợ anh bị TNGT chấn thương sọ não không thể phục hồi. Vợ anh phải sống cuộc sống thực vật suốt chừng ấy năm. Sợi dây liên lạc duy nhất của vợ chồng anh chỉ là những tín hiệu đo nhịp tim trên chiếc màn hình vô cảm trong bệnh viện. Anh T. mệt mỏi chia sẻ: “Để cứu vợ, gia đình tôi đã bán tất cả những gì có thể, kể cả con trâu cày - thứ tài sản quý giá nhất của gia đình nhưng bệnh trạng cô ấy vẫn không có khả năng hồi phục. Theo các bác sĩ, giờ đây sinh mệnh vợ tôi hoàn toàn phụ thuộc vào chiếc ống thở… Nhiều lúc mệt mỏi quá tôi cũng muốn buông xuôi tất cả nhưng nhìn vợ gày gò nằm thiếp thiếp trên giường bệnh, nghĩa vợ tình chồng chừng ấy năm tôi đành cố gắng trong vô vọng…”.

Qua tìm hiểu thực tế tại một số bệnh viện cho thấy, tại viện K, có nhiều bệnh nhân bị căn bệnh ung thư bước vào giai đoạn cuối. Họ đã phải chịu đựng những cơn đau hành hạ khủng khiếp thể xác cho đến khi qua đời. Một bác sĩ tại bệnh viện K (đề nghị được giấu tên) cho biết, có người trong số đó trong lúc tỉnh táo đã đề nghị bác sĩ có giải pháp giúp họ sớm kết thúc cuộc sống để khỏi phải chịu đựng nỗi đau đớn khủng khiếp của căn bệnh đang dần tàn phá cơ thể họ. Vậy nhưng các bác sĩ trực tiếp điều trị, trực tiếp chứng kiến những đớn đau của bệnh nhân đều trả lời không có cách nào giúp họ giải thoát bởi thực tế luật pháp không cho phép các bác sĩ làm điều này.

Cần bàn bạc kỹ

Trong nhiều cuộc phỏng vấn để thực hiện bài viết này, chúng tôi đã gặp không ít ý kiến phản đối. Đa phần người người phản đối đều cho rằng việc đưa “cái chết nhân đạo” vào luật là đi ngược lại truyền thống Á Đông, đi ngược giáo lý, tín ngưỡng, tâm linh, phá vỡ tính ổn định xã hội.

Một bác sỹ đã nghỉ hưu đã khẳng định ngay rằng: “Nghề y là nghề cứu người, còn nước còn tát không có cái gì gọi là cái chết nhân đạo cả. Cái chết là điều tiêu cực nhất, tôi hoàn toàn phản đối việc này” Anh Nguyễn Tài Dũng, nhà ở phường An Dương, quận Tây Hồ chia sẻ: “Bà nội tôi trước đây khi mất bị ung thư gan giai đoạn cuối, sinh mệnh của bà hoàn toàn phụ thuộc vào những liều thuốc giảm đau và đã hết cách chữa trị. Các bác sĩ đều tiên lượng bà nội tôi chỉ sống được vài tháng và hàng ngày sẽ phải vượt qua những cơn đau khủng khiếp. Vậy nhưng nếu được quyền chọn cho bà tôi cái chết nhân đạo thì gia đình tôi dứt khoát không chọn”.

Một vấn đề nữa là vấn đề tín ngưỡng, tâm linh. Người Á Đông luôn quan tâm đến tín ngưỡng. Việc “sinh lão bệnh tử” phải thuận theo tự nhiên. Chết tự nhiên thì có giờ, có khắc. Hay nói một cách dễ hiểu là có số, có mệnh. Chết tự nhiên thì có sao chịu vậy. Nhưng còn chết nhân đạo thì chọn giờ thế nào và ai là người có cái quyền và dám chọn giờ chết cho người thân. Ngộ nhỡ mai này có chuyện xui xẻo xảy đến trong gia đình thì ai ghánh chịu?

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia pháp lý, các nhà làm luật nên cân nhắc khi đưa vấn đề “chết nhân đạo” vào Luật Dân số bởi lẽ Luật Dân số nằm trong phạm vi các vấn đề liên quan tới dân số. Trong khi đó, về mặt lý thuyết thì “chết nhân đạo” - hay chính xác hơn là quyền được chết - lại là quyền nhân thân. Vì vậy, trước hết phải có quyền nhân thân trong bộ Luật Dân sự rồi tiếp theo, quyền này được cụ thể hóa bằng một nghị định của Chính phủ, hoặc một đạo luật - như "Luật trợ tử" chẳng hạn.

Trao đổi về vấn đề này với PV, luật sư Trần Đại Dương (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết: “Theo hiến pháp thì sức khỏe và tính mạng của con người là quyền bất khả xâm phạm. Trong trường hợp này, muốn để có cái chết nhân đạo thì phải được thay đổi từ Hiến pháp và Luật hình sự chứ không được thay đổi, điều chỉnh theo luật Dân số. Mà theo tôi biết hiến pháp trong đợt này cũng không có kế hoạch thay đổi về điều ấy. Cái này đã đưa ra bàn gần mười năm nay rồi nhưng không thông qua được vì phải đợi hiến pháp. Pháp luật không nên quy định cho cá nhân quyền được chết, hay quyền được lựa chọn cách chết vì mọi cái chết mang tính cưỡng bức hoặc có chủ tâm đều là những cái chết không bình thường. Nó kéo theo nhiều vấn đề mang tính tiêu cực. Con người là thực thể của tự nhiên, vì vậy hãy để cho cái chết xảy đến một cách tự nhiên. Việc cho phép cá nhân được quyền lựa chọn cách chết dù trong hoàn cảnh nào chăng nữa, cũng chưa nên quy định vào lúc này”.

Phước Long

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

Chiều ngày 6/9: Cảnh sát tiếp nhận nhiều tin báo cứu nạn, cứu hộ do sự cố cây đổ

(LĐTĐ) Theo Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) - Công an thành phố Hà Nội, chỉ tính riêng trong khoảng 2 giờ đồng hồ chiều 6/9, đơn vị đã tiếp nhận ít nhất 11 tin báo cứu nạn, cứu hộ liên quan đến sự cố cây đổ trên các tuyến phố Thủ đô. Ngay sau khi nhận được tin báo, cán bộ, chiến sĩ khẩn trương tới hiện trường thực hiện các giải pháp cứu nạn, cứu hộ.
Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

Tin bão mới nhất 20h ngày 6/9: Bão số 3 đã giảm đi 1 cấp

(LĐTĐ) Tối 6/9, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, trong 3 giờ vừa qua, bão số 3 đã giảm đi 1 cấp. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị triển khai phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ứng phó bão số 3 (bão Yagi) trên địa bàn Thành phố.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Guinea-Bissau thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5 - 8/9. Chiều 6/9, sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Umaro Sissoco Embaló.
Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

Địa phương nào chịu tác động đầu tiên của siêu bão số 3?

(LĐTĐ) Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, bão số 3 sẽ gây gió mạnh. Dự báo rạng sáng mai 7/9, trên khu vực đất liền, ven biển sẽ bắt đầu vào cám nhận của gió mạnh của bão số 3. Nhiều khả năng khu vực chịu tác động đầu tiên của gió mạnh sẽ là khu vực Móng Cái (Quảng Ninh).
Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

Nghệ An đề phòng mưa to, ngập úng

(LĐTĐ) Theo bản tin lúc 17h00 ngày 06/9 của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Bắc Trung Bộ về tin bão khẩn cấp, cơn bão số 3, tại khu vực Nghệ An từ đêm 06/9 đến ngày 08/9 có khả năng mưa to, có nơi mưa rất to
Hoạt động hiệu quả nhờ Chủ tịch Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm

Hoạt động hiệu quả nhờ Chủ tịch Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Điểm chung ở các đơn vị, cơ quan có hoạt động công đoàn hiệu quả là đều có những “thủ lĩnh” Công đoàn tâm huyết, trách nhiệm, năng động. Trong đó, nhiều người đã được Liên đoàn game bài uy tín thành phố Hà Nội vinh danh Chủ tịch Công đoàn tiêu biểu xuất sắc năm 2024.

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Guinea-Bissau thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5 - 8/9. Chiều 6/9, sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Umaro Sissoco Embaló.
Ông Nguyễn Huy Dũng làm Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên

Ông Nguyễn Huy Dũng làm Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên

(LĐTĐ) Ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Người dân cần làm gì khi siêu bão Yagi đổ bộ đất liền?

Người dân cần làm gì khi siêu bão Yagi đổ bộ đất liền?

(LĐTĐ) Siêu bão Yagi đang hướng vào một số địa phương miền Bắc với cường độ rất mạnh. Các địa phương trong vùng ảnh hưởng đang khẩn trương ứng phó siêu bão này, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản của nhân dân, giảm thiểu thiệt hại xảy ra. Đối với các tỉnh thành phố vùng núi, trung du Bắc Bộ, khu vực Thanh Hóa phải tổ chức di dời ngay người dân và tài sản khi thấy không đảm bảo an toàn khu vực đang sinh sống.
Ứng phó với siêu bão Yagi, Thái Bình cho học sinh nghỉ từ hôm nay

Ứng phó với siêu bão Yagi, Thái Bình cho học sinh nghỉ từ hôm nay

(LĐTĐ) Tỉnh Thái Bình quyết định cho học sinh nghỉ học từ hôm nay, 6/9, để tránh bão Yagi.
5 hồ thủy điện đồng loạt xả lũ trước khi siêu bão Yagi đổ bộ

5 hồ thủy điện đồng loạt xả lũ trước khi siêu bão Yagi đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến 10h30 ngày 6/9, đã có 5 hồ thủy điện phải xả lũ để đảm bảo an toàn hồ đập, phòng, chống bão Yagi, cơn bão số 3 trong năm.
Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) sắp đổ bộ vào Việt Nam có thể ảnh hưởng đến 240 chuyến bay nội địa và 70 chuyến bay quốc tế. Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) quyết định tạm ngừng khai thác 4 cảng hàng không nằm trong vùng ảnh hưởng của bão trong ngày 7/9.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh vừa chủ trì phiên họp thẩm định dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp.
Cập nhật tình hình bão số 3: Siêu bão Yagi vào vịnh Bắc Bộ gió mạnh cấp 14

Cập nhật tình hình bão số 3: Siêu bão Yagi vào vịnh Bắc Bộ gió mạnh cấp 14

(LĐTĐ) Siêu bão Yagi là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng, vùng gió mạnh trên cấp 8 có bán kính 250km. Đến sáng 7/9, bão Yagi cách Quảng Ninh khoảng 160km về phía Đông Đông Nam, mạnh cấp 13-14, giật cấp 17.
Phải tận dụng “thời gian vàng” trong ứng phó bão Yagi

Phải tận dụng “thời gian vàng” trong ứng phó bão Yagi

(LĐTĐ) Chủ trì cuộc họp về diễn biến cơn bão số 3 (Yagi), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các cơ quan chuyên môn tiếp tục làm tốt công tác dự báo; đồng thời nhấn mạnh yếu tố không chủ quan trong ứng phó thiên tai.
Vẫn băn khoăn việc áp thuế giá trị gia tăng với phân bón

Vẫn băn khoăn việc áp thuế giá trị gia tăng với phân bón

(LĐTĐ) Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Vấn đề có nên áp thuế với phân bón hay không tiếp tục được thảo luận sôi nổi, với nhiều quan điểm khác nhau.
Xem thêm
Phiên bản di động