Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Cải tạo lại hệ thống cây xanh Thủ đô: Cần sự đồng bộ

Cây xanh giúp giảm ô nhiễm không khí trong thành phố, tuy nhiên sự đa dạng của hệ thông cây xanh trên đường phố Hà Nội lại đang gây ra nhiều phiền toái. Chính vì vậy, việc cải tạo lại hệ thống cây xanh trong thành phố trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Thay thế cây xanh trên 17 tuyến phố

Đánh giá thực trạng cây xanh đường phố trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội, ông Hoàng Nam Sơn, Phó giám đốc Sở Xây dựng, cho biết: Hơn 50.000 cây bóng mát hai bên đường chủ yếu là xà cừ, muồng , bằng lăng, phượng, hoa sữa, bàng, sấu… Trung bình mỗi tuyến phố có từ 5-7 loại cây khác nhau. Không chỉ “lộn xộn” về kích thước, hình dạng làm mất cảnh quan, nhiều cây xanh còn có nguy cơ bật gốc, gãy đổ vì rễ ăn nổi và bị sâu mọt... Đặc biệt, việc quản lý, chăm sóc cây xanh gặp nhiều khó khăn. Sau khi rà soát, ngay trong quý I /2015, Sở Xây dựng sẽ tiến hành thay thế dần những cây xanh có chủng loại, kích thước không phù hợp với cảnh quan trên 17 tuyến phố thuộc 4 quận nội thành gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, chặt hạ 787 cây và trồng lại 775 cây.

Cũng theo ông Sơn, việc quy hoạch cây xanh trên các tuyến phố sẽ căn cứ vào số lượng cây hiện tại. Loại cây nào có số lượng nhiều nhất trên tuyến phố sẽ được lựa chọn là cây chủ đạo trên tuyến phố đó và mỗi tuyến phố chỉ có từ 1-2 loại cây. Như vậy, Hà Nội sẽ có hàng loạt tuyến phố có cây xanh chủ đạo: phố Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Bài, Phan Đình Phùng cây chủ đạo là sấu; phố Lý Thường Kiệt là phượng; Trần Hưng Đạo là sấu, Ngô Thì Nhậm là sữa; Hàng Bạc, Cầu Gỗ là cây bằng lăng. Tuy nhiên, do lịch sử để lại, trên các tuyến phố này vẫn có một tỷ lệ nhất định những loại cây khác và chúng sẽ được thay thế dần. Theo đại diện Công ty TNHH một thành viên cây xanh Hà Nội, việc chặt hạ, trồng thay thế nhằm đảm bảo an toàn giao thông cũng như mỹ quan đô thị cho các tuyến phố được chia làm 2 loại: một loại có giá trị sử dụng sẽ đưa về vườn ươm của thành phố chăm bón để quay trở lại trồng tại các dự án khác, loại còn lại cong nghiêng, đổ gẫy sẽ chặt bỏ...

15 loài cây sẽ được trồng trên đường phố Hà Nội: Thàn mát (sưa trắng), muồng, hoàng yến, bằng lăng, ngọc lan trắng, hoàng lan, sếu (cây cơm nguội) ,sấu, sao đen, chẹo, long não, lát hoa, vàng anh, muồng nhạt, giáng hương, nhội. Những loài cây này có nguồn gốc châu Á, Đông Nam Á, châu Phi. Có dáng đẹp, rễ trụ ăn sâu, sống lâu, khỏe, chịu hạn tốt, hoa đẹp...

Xã hội hóa cải tạo hệ thống cây xanh

Cũng theo ông Sơn, do điều kiện ngân sách TP còn hạn chế, vì vậy việc thay  mới cây xanh sẽ được áp dụng hình thức xã hội hóa, kêu gọi các đơn vị doanh nghiệp tham gia. Được biết, đến nay đã có 8 doanh nghiệp xin đăng ký tham gia với tổng mức kinh phí thực hiện khoảng 73 tỷ đồng.

Hà Nội đã có quy hoạch  hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, Hà Nội đạt chỉ tiêu 70% không gian xanh, 30% đô thị sẽ trở thành thành phố xanh, sạch cơ bản giải quyết vấn đề ô nhiễm trong khu vực nội thành cũ, cải thiện môi trường sinh hoạt của người dân Thủ đô. Trong thời gian tới, cơ quan chức năng cần nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định trồng loại cây nào và chặt bỏ những loại cây không phù hợp với không gian đô thị.  Ngoài ra, việc thường xuyên đào bới đường phố để xây dựng, cải tạo các công trình ngầm, làm vỉa hè… đã vô tình cắt bỏ nhiều rễ ngang khiến bộ rễ của cây không còn cân đối với độ lớn của thân và tán. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều cây bị gãy đổ khi gặp dông, bão.

Để có một cây xanh bóng mát, thân cây có đường kính từ 10-15 cm thì phải mất khoảng 10 năm, và thêm 20-30 năm nữa cho đến khi cây ra bóng mát. Như vậy, với việc chặt hạ đi 1 cây, sẽ phải mất khoảng 30-40 năm sau mới có 1 cây như thế để bù vào. Hơn nữa, với điều kiện ngân sách còn hạn chế như hiện nay, triển khai như thế nào cho phù hợp với thực tế là bài toán cần phải cân nhắc kỹ, tránh tình trạng lãng phí trong việc đầu tư dàn trải, không hiệu quả.

T.Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý nghiêm 2 người “chặt chém” streamer nổi tiếng IshowSpeed tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Xử lý nghiêm 2 người “chặt chém” streamer nổi tiếng IshowSpeed tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Giá cho thuê xe điện tự cân bằng chỉ 30 - 50 nghìn đồng/giờ nhưng 2 người đàn ông tại phố đi bộ Nguyễn Huệ đã lấy của streamer nổi tiếng IshowSpeed đến 1 triệu đồng cho ít phút thử.
Sinh viên Trường Đại học Điện lực tích cực hỗ trợ người dân vùng lũ

Sinh viên Trường Đại học Điện lực tích cực hỗ trợ người dân vùng lũ

(LĐTĐ) Đoàn Thanh niên Trường Đại học Điện lực (EPU) thành lập các đội tình nguyện không quản khó khăn, tích cực hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội mang Trung thu đến với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội mang Trung thu đến với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

(LĐTĐ) Trong không khí náo nức của ngày Tết Trung thu, các em thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt là con công nhân, viên chức, game bài uy tín (CNVCLĐ) ngành Xây dựng Hà Nội được thăm hỏi, tặng quà và tham gia phá cỗ trăng rằm.
Nhanh chóng làm rõ nhóm đối tượng "xin đểu" học sinh trên địa bàn quận Hoàng Mai

Nhanh chóng làm rõ nhóm đối tượng "xin đểu" học sinh trên địa bàn quận Hoàng Mai

(LĐTĐ) Ngày 15/9, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, lực lượng chức năng đã nhanh chóng, xác minh làm rõ nhóm đối tượng chặn đường "xin đểu" học sinh trên địa bàn.
Hưng Yên: Toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3

Hưng Yên: Toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 15/9, tại Quảng trường Nguyễn Văn Linh (thành phố Hưng Yên), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hưng Yên phối hợp với thành phố Hưng Yên tổ chức phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3.
Hà Nội: Di dời 75.297 người đến nơi an toàn

Hà Nội: Di dời 75.297 người đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa thông tin về công tác triển khai ứng phó với bão số 3 và mưa úng sau bão. Đáng chú ý, Hà Nội cho biết trước ảnh hưởng của bão số 3, Hà Nội đã di dời 75.297 người đến nơi an toàn.
Công an huyện Thanh Trì hỗ trợ dọn vệ sinh trường học và khắc phục hậu quả sau bão lũ

Công an huyện Thanh Trì hỗ trợ dọn vệ sinh trường học và khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Công an các xã, thị trấn, các Đội nghiệp vụ, các đoàn thể trong Công an huyện Thanh Trì đã khẩn trương phối hợp cùng chính quyền địa phương tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, các trường học, khắc phục hậu quả bão số 3.

Tin khác

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Xây dựng văn minh đô thị đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những “điểm sáng” trên báo cáo vẫn còn đó những tồn tại mà nếu không có sự chuyển biến từ căn bản thì mọi phong trào, mọi nỗ lực sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Ghi nhận thực tế trên địa bàn quận Đống Đa về sự đồng sức, đồng lòng người dân và chính quyền địa phương với mục tiêu thay đổi nhận thức trong việc giữ gìn văn minh đô thị.
Xem thêm
Phiên bản di động