Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Cán bộ lớp và những áp lực

Nhiều học sinh quan niệm, làm lớp trưởng đồng nghĩa với việc “ra oai” nhưng ít ai biết được những áp lực khó gọi tên mà đôi khi người gánh vác trọng trách ấy chỉ biết thở dài.
Đưa chỉ tiêu học sinh tham gia BHYT vào bình xét thi đua
Hà Nội yêu cầu học sinh không học thêm quá 5 môn học

“Đặc quyền” lớp trưởng

Trong môi trường học đường, lớp trưởng là người điều tiết tất cả mối quan hệ trong một tập thể lớp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, trách nhiệm này lại trở nên quá sức khiến nhiều lớp trưởng bị “mất điểm”. Em Nguyễn Gia Huy, học sinh lớp 10 (trường THPT Nguyễn Văn Huyên) kể: “Năm nay em bắt đầu vào cấp 3 nên còn nhiều bỡ ngỡ với môi trường, bạn bè, thầy cô mới. Trong khi đó, chúng em đang ở lứa tuổi nhạy cảm giới tính nên mặc dù là lớp trưởng nhưng em cũng không tránh khỏi cảm giác ngại ngần khi tiếp xúc với các bạn nữ. Do khối lượng công việc đầu năm nhiều nên em đã chủ động nhờ một số bạn hỗ trợ mình hoàn thành nhiệm vụ.

Cán bộ lớp và những áp lực
Gắn kết tập thể là vai trò và trách nhiệm của cán bộ lớp. Ảnh minh họa

Cụ thể, em có nhờ 2 bạn nam trong lớp giúp mình vận động các bạn nữ tham gia vào đội múa của trường cho tiết mục biểu diễn đầu năm học mới. Không ngờ điều này làm các bạn nữ cho rằng, em là lớp trưởng nhưng lại kiêu căng, không tiếp xúc trực tiếp với các bạn mà phải qua người khác... Em chỉ biết điều này khi đọc được những điều các bạn viết và bình luận về mình trên facebook cá nhân. Sau đó, được sự động viên của mẹ, em đã gặp trực tiếp những bạn đó để chủ động thanh minh. Rất may sau đó, các bạn không còn hiểu lầm nữa mà còn ủng hộ em trong cả học tập và quản lý lớp.

Nguyễn Hải Anh (lớp 9, Trường THCS Nguyễn Trãi) cũng gặp nhiều áp lực nặng nề dẫn đến căng thẳng khi nhận trọng trách lớp trưởng. Ngoài việc học tập thì học sinh còn cần tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Việc tham gia này chính là tiêu chí để xét thi đua giữa các khối, lớp với nhau. Nhưng ít ai hiểu nỗi khổ của lớp trưởng là mỗi lần phân công hay chỉ đạo các bạn tham gia các hoạt động, phải năn nỉ hết bạn này đến bạn kia. Trong khi thầy cô giao nhiệm vụ phải ghi tên những bạn nào không tham gia thì lại bị các bạn cho là “mách lẻo”. Chưa kể đến áp lực học tập, chỉ cần tháng này hơi tụt so với tháng trước cũng sẽ bị các bạn chê cười thậm chí nghi ngờ khả năng làm cán bộ lớp... Không chịu được áp lực nên chỉ làm một học kỳ là em xin từ chức, Hải Anh cho biết.

Bên cạnh đó, không ít trường hợp giáo viên chủ nhiệm trao quá nhiều quyền cho lớp trưởng dẫn đến “lộng quyền”, đặc biệt là cấp tiểu học và trung học cơ sở. Một trong những trọng trách của lớp trưởng là gắn kết những thành viên trong lớp lại với nhau. Tuy nhiên, không ít lớp trưởng lại lợi dụng địa vị của mình để lôi kéo các bạn khác làm “đệ tử”. Do đó, khi có chuyện gì, nếu “nạn nhân” báo cáo cho cô chủ nhiệm thì lớp trưởng cũng cãi bay cãi biến và những “đệ tử” của lớp trưởng sẽ đứng ra làm chứng. Thậm chí có lớp trưởng còn quản lý lớp bằng những “chế tài” tự đặt ra như ngoài ghi tên còn phạt tiền đối với những bạn “ăn trong giờ” hay nộp phạt 10 khăn đỏ đối với những bạn quên đeo khăn đỏ đến lớp... Việc làm này bị cho là lớp trưởng “độc tài”, “tống tiền”.

Không nên trao nhiều quyền

Chị Hoàng Thị Vân (Hoàng Mai – Hà Nội) kể, năm lớp 4, con trai chị được cô giáo phân công làm lớp trưởng. Chỉ sau một học kì, con trai chị có rất nhiều thay đổi. Từ khi được làm "cán bộ lớp", cháu tự cho mình là người quan trọng, hay quát và gắt gỏng với mọi người trong gia đình. Do không hòa hợp với các bạn ở lớp nên cháu dần bị các bạn xa lánh, còn người thân trong gia đình buồn lòng. Trẻ nhỏ rất dễ ngộ nhận về những quyền lợi của mình khi làm lớp trưởng dẫn đến việc có những hành vi sai lệch như trên. Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân, tôi đã tâm sự và chia sẻ với con rất nhiều. Tôi cũng gợi ý cho con cách giải quyết công việc, cách hành xử thế nào cho đúng ở mỗi tình huống, nhắc nhở con về việc xây dựng tình bạn. Ngoài ra, tôi cũng tìm gặp cô giáo, thẳng thắn kể lại những hiện tượng thay đổi tâm tính của con mình để cô giáo có thể điều chỉnh cách giao việc cho con trên lớp. Làm lớp trưởng tốt đúng là rất khó, vì thế các bậc phụ huynh và thầy cô nên giúp đỡ, định hướng cho trẻ...”, chị Vân cho chia sẻ.

Còn cô giáo Nguyễn Thu Hương (trường THCS Nguyễn Trãi) cũng cho rằng, giáo viên chủ nhiệm không nên giao quá nhiều đặc quyền mà cần thường xuyên phối hợp với lớp trưởng để quản lý lớp cho tốt. Có không ít thầy cô giáo do bận nhiều việc nên giao phó toàn bộ cho lớp trưởng nên mới có chuyện lớp trưởng tự ý bắt các bạn nộp phạt bằng tiền. Điều này là trái quy định. Đối với trường hợp vi phạm, chỉ cần lớp trưởng trao đổi với cô thay bằng hình thức dọn vệ sinh hay việc gì đó cho phù hợp hơn. Cô Hương cho biết thêm, thông thường, một trong những tiêu chí để giáo viên bầu chọn lớp trưởng là dựa trên kết quả điểm số từ những năm trước, đặc biệt là điểm thi đầu vào đối với những học sinh đầu cấp. Vì thế không nên trao quá nhiều quyền cho lớp trưởng trong thời điểm này.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường Đinh Tiên Hoàng cho rằng, một giải pháp vừa giảm bớt áp lực cho lãnh đạo lớp, đặc biệt là lớp trưởng lại vừa đảm bảo tính công bằng trong công tác quản lý lớp là cho các học sinh luân phiên làm lớp trưởng theo tháng hoặc học kỳ để học sinh có nhiều cơ hội phát huy khả năng, bản lĩnh của mình.

“Các em cán bộ sẽ không dám có thái độ không đúng mức với các bạn, bởi tháng sau, rất có thể bạn đó sẽ lại làm “sếp” của mình. Thậm chí, giáo viên có thể coi chức danh lớp trưởng là một phần trao thưởng cho bạn nào có thành tích xuất sắc nhất trong tháng. Không khí trong lớp vì thế rất vui vẻ, bình đẳng”, TS Tùng Lâm nói.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cảnh báo lừa đảo trực tuyến trên mạng xã hội

Cảnh báo lừa đảo trực tuyến trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Lừa đảo mua thú nhồi bông Labubu giả trên mạng xã hội hay lừa đảo cung cấp dịch vụ đọc trộm tin nhắn là những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới được Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo trong thời gian gần đây.
Khẩn cấp điều động nhân lực khắc phục các sự cố sập cầu Phong Châu

Khẩn cấp điều động nhân lực khắc phục các sự cố sập cầu Phong Châu

(LĐTĐ) Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thông tin, hiện Bộ chưa nhận được báo cáo chính thức vụ sập cầu Phong Châu từ Sở Giao thông vận tải Phú Thọ, tuy nhiên, ngay sau khi biết tin, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cùng đoàn công tác của Bộ GTVT và Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia đã lên điểm cầu sập để phối hợp khắc phục hậu quả.
Vừa khắc phục hậu quả của bão, vừa ổn định việc dạy và học

Vừa khắc phục hậu quả của bão, vừa ổn định việc dạy và học

(LĐTĐ) Với quyết tâm không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa đón học sinh trở lại trường, vừa rà soát toàn diện, nỗ lực khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.
Sập cầu Phong Châu, các phương tiện di chuyển thế nào?

Sập cầu Phong Châu, các phương tiện di chuyển thế nào?

(LĐTĐ) Mới đây, việc cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C) bị sập đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc lưu thông giao thông. Để đảm bảo việc di chuyển của người dân, Công an tỉnh Phú Thọ tổ chức phân luồng phương tiện các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, các huyện Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn qua huyện Tam Nông để đi Lâm Thao, Việt Trì.
Hà Nội: Mực nước sông Bùi, sông Tích trên mức báo động 3

Hà Nội: Mực nước sông Bùi, sông Tích trên mức báo động 3

(LĐTĐ) Mực nước sông Tích (huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã trên mức báo động 3 và mực nước sông Bùi (huyện Chương Mỹ) gần ở mức báo động 3. Vì vậy, các địa phương đang tích cực triển khai nhiều biện pháp để khắc phục hậu quả sau bão số 3 và tiếp tục phòng, chống ảnh hưởng do thiên tai gây ra.
Đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Đề xuất mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới

(LĐTĐ) Đối với phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp thu nội dung "ổn định để phát triển"; đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.
Chương Mỹ dồn lực khắc phục hậu quả sau bão số 3

Chương Mỹ dồn lực khắc phục hậu quả sau bão số 3

(LĐTĐ) Sau bão số 3 (Yagi), huyện Chương Mỹ đã và đang thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục hậu quả một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất tạo điều kiện cho nhân dân ổn định sinh hoạt và sản xuất.

Tin khác

Vừa khắc phục hậu quả của bão, vừa ổn định việc dạy và học

Vừa khắc phục hậu quả của bão, vừa ổn định việc dạy và học

(LĐTĐ) Với quyết tâm không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa đón học sinh trở lại trường, vừa rà soát toàn diện, nỗ lực khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.
30 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

30 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

(LĐTĐ) Do chưa khắc phục xong sự cố do bão số 3 gây ra, 30 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa bảo đảm an toàn để tổ chức dạy học trở lại từ ngày mai (9/9).
Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

(LĐTĐ) Sau khi cơn bão số 3 quét qua, các trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây đều bị ảnh hưởng với mức độ khác nhau như cây đổ, lá rơi, sập trần... Đáng chú ý, Công đoàn các nhà trường trên địa bàn Thị xã đã động viên các thầy cô giáo chung tay dọn dẹp sân trường để kịp đón học sinh đến với buổi học đầu tiên của chương trình năm học mới.
Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động khắc phục hậu quả của bão số 3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường chủ động tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp; có biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh; bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học.
Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, công tác dọn dẹp vệ sinh, thu gom cành cây gãy đổ, khắc phục hâụ quả do bão số 3 gây ra đang được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai để đảm bảo an toàn khi đón học sinh đi học trở lại.
672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, có 672 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

(LĐTĐ) Chiều 7/9, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới có hiệu lực từ năm 2018.
Tăng cường ứng phó với bão số 3

Tăng cường ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3, ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3 (bão YAGI).
Tập đoàn Geleximco trao tặng hơn 600 triệu đồng cho trường học ở Thái Bình

Tập đoàn Geleximco trao tặng hơn 600 triệu đồng cho trường học ở Thái Bình

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình mang ý nghĩa nhân văn, tốt đẹp của chương trình Tặng học bổng cho học sinh vượt khó - học giỏi năm học 2024 - 2025, Tập đoàn Geleximco đã tài trợ hơn 600 triệu đồng cho một số trường học tại Thái Bình.
Ngày mai (7/9), học sinh Hà Nội nghỉ học để tránh bão

Ngày mai (7/9), học sinh Hà Nội nghỉ học để tránh bão

(LĐTĐ) Ngày mai (thứ Bảy, ngày 7/9), học sinh Hà Nội nghỉ học để tránh bão.
Xem thêm
Phiên bản di động