Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Nhiều gầm cầu trở thành bãi trông giữ xe tạm thời… nhưng lại trái quy định:

Cần có cơ chế để hợp với thực tiễn

(LĐTĐ) Nhu cầu trông giữ phương tiện giao thông vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội rất lớn, trong khi đó các điểm trông giữ xe hiện tại còn thiếu, không đáp ứng được thực tế. Chưa hết, hiện các bến, bãi đỗ xe công cộng theo quy hoạch vẫn trong quá trình đầu tư xây dựng, chưa hoàn chỉnh… khiến nhiều gầm cầu trên địa bàn Hà Nội trở thành nơi trông giữ xe.
can co co che de hop voi thuc tien “Siêu thị” cơ khí vẫn án ngữ dưới gầm cầu Thăng Long
can co co che de hop voi thuc tien Còn nhiều bất cập
can co co che de hop voi thuc tien Từ 1.12, cấm làm bãi đỗ xe dưới gầm cầu

Nhiều điểm vẫn trông xe tự phát

Được xem là giải pháp tạm thời, song hoạt động trông giữ này lại trái các quy định hiện hành, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho kết cấu cầu. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan chức năng phải sớm có biện pháp khắc phục. Cụ thể nơi nào được để và nơi nào không.

Theo ghi nhận của phóng viên tại nhiều điểm cầu vượt trên địa bàn Hà Nội, tình trạng trông giữ xe vẫn diễn ra công khai. Cụ thể, tại chân cầu Vĩnh Tuy, trải dài dưới chân các trụ cầu thuộc địa phận phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng) hoạt động trông giữ xe diễn ra tương đối nhộn nhịp.

can co co che de hop voi thuc tien
Gầm cầu Vĩnh Tuy được quây rào sắt kiên cố phục vụ trông giữ phương tiện. Ảnh: Đinh Luyện

Đáng nói, tại khu vực này, dù đã có biển báo: “Khu vực kiểm tra kỹ thuật hệ thống dầm hộp, không đỗ xe” nhưng bãi trông giữ xe ngày và đêm ngang nhiên hoạt động. Tại đây, đơn vị trông giữ vẫn kê bàn viết vé, có bóng điện và người túc trực trông giữ. Phía xung quanh gầm cầu vẫn được đơn vị phủ kín bằng hàng rào lưới sắt... các lực lượng liên ngành CSGT, Cảnh sát trật tự, Thanh tra GTVT vẫn chưa có dấu hiệu kiểm tra, xử lý.

Người dân cho rằng, việc sử dụng gầm cầu làm nơi trông giữ xe rất nguy hiểm, khiến họ bất an, lo ngại. Quanh chân cầu Vĩnh Tuy, không ít ý kiến cũng cho biết, việc ô tô xe máy được trông giữ tại đây khiến người điều khiển phương tiện bị khuất tầm quan sát tại các điểm rẽ cua. Hệ lụy là nhiều vụ tai nạn, va chạm đã xảy ra.

can co co che de hop voi thuc tien

Ngoài ra, do điểm trông giữ xe quây kín phần hành lang vỉa hè dưới chân cầu nên mỗi khi sang đường, người dân phải chen chân, len qua dòng phương tiện để sang đường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn.

Tình trạng trông giữ phương tiện cũng đang tồn tại tại một số gầm cầu như tại khu vực gầm cầu vượt Giải Phóng – Ngã Tư Vọng; gầm cầu vượt Mai Dịch (quận Cầu Giấy)… Tại những điểm này, gầm cầu bị chiếm dụng, được khai thác và quây rào sắt. Theo ghi nhận tại các khu vực này, bình quân mỗi ngày tiếp nhận hàng trăm lượt phương tiện. Số lượng xe lớn cũng tỷ lệ thuận với lợi nhuận mang lại.

Chẳng hạn, nếu tính bình quân xe máy là 5.000 đồng/lượt xe; ô tô 50.000 đồng/lượt xe… có những khu vực giá trông giữ còn cao hơn. Vậy nên, bình quân mỗi tháng người có phương tiện như ô tô phải chi từ 2,5 triệu – 3 triệu đồng/tháng cho nơi gửi… chính vì khoản lợi nhuận này, nhiều điểm trông giữ xe tự phát tại Thủ đô khó dẹp bỏ và tồn tại dai dẳng.

Loay hoay với “bài toán” bãi đỗ

Khách quan nhìn nhận, Hà Nội đang gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực giao thông nói chung và giao thông tĩnh nói riêng. Theo Quy hoạch số 165 về mạng lưới các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố đến năm 2020, Hà Nội sẽ dành tổng quỹ đất cho giao thông tĩnh là 796,82ha. Nhưng tại Thủ đô Hà Nội, với khả năng đáp ứng khoảng 10% nhu cầu gửi xe của người dân cộng thêm quy định cấm đỗ xe giữa lòng đường, vỉa hè ở hàng trăm tuyến phố khiến Hà Nội đang “khát” địa điểm gửi xe.

Trong khi lượng phương tiện gia tăng chóng mặt, diện tích đất cũng như các công trình hạ tầng dành cho giao thông tĩnh lại chậm phát triển. Thực tế này đòi hỏi Hà Nội phải có những biện pháp ngắn hạn, tận dụng mọi khả năng, mọi vị trí có thể, có điều kiện để phục vụ nhu cầu đỗ, gửi xe của người dân.

Minh chứng dễ thấy là nhiều đề xuất như tận dụng đất xen kẹt, đất dự án chậm triển khai, gầm cầu… được Hà Nội đưa ra bàn thảo và xin cơ chế đặc thù, áp dụng triển khai vào mục đích giao thông tĩnh trong bối cảnh thực tế. Tuy nhiên, với lượng gia tăng nhanh chóng của các phương tiện cá nhân, những quy hoạch, đề xuất vẫn khó đáp ứng.

Trở lại với câu chuyện chiếm dụng gầm cầu làm các bãi trông giữ phương tiện, theo tìm hiểu mới đây, Hà Nội đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh một số nội dung của Thông tư 35 cho phép thành phố được tiếp tục tổ chức trông giữ phương tiện dưới gầm cầu trên địa bàn đến hết năm 2023 để phục vụ nhu cầu giao dịch của các cơ quan, đơn vị và nhân dân.

Những điểm trông giữ này đều nhằm mục đích chung là phục vụ nhu cầu tất yếu của người dân. Ngoài ra, tại các khu vực này không có đất để bố trí bãi trông giữ khác, đồng thời không gây ảnh hưởng đến tổ chức giao thông, an ninh và trật tự. Chẳng hạn, ở gầm cầu Chương Dương được tận dụng để trông giữ phương tiện miễn phí phục vụ tuyến phố đi bộ và mở rộng không gian đi bộ khu vực phố cổ Hà Nội trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Gầm cầu này này chỉ phục vụ vào các tối cuối tuần, từ thứ Sáu đến Chủ nhật. Còn tại gầm cầu vượt Ngã Tư Vọng nguyên nhân được tận dụng để trông giữ xe xuất phát từ việc phục vụ người dân khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, Da liễu, Bệnh viện Nhiệt đới... Còn tại gầm cầu vượt Mai Dịch cũng là điểm được dùng để phục vụ lưu giữ xe vi phạm do các lực lượng chức năng xử phạt.

Có cơ sở thực tế, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho hạ tầng giao thông, đặc biệt tại các văn bản quy phạm pháp luật hành vi này đều bị nghiêm cấm. Chẳng hạn, tại điểm c khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe trên cầu, gầm cầu vượt”.

Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cũng quy định tại khoản 3, Điều 22: “Chợ, điểm kinh doanh dịch vụ bố trí bãi dừng đỗ xe, nơi tập kết hàng hóa phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ và tổ chức điểm đấu nối ra, vào đường bộ theo quy định”; khoản 4 Điều 26: “Không được sử dụng đất dành cho đường bộ làm nơi ở, hoạt động kinh doanh dịch vụ; neo đậu tàu, thuyền và xây dựng các công trình làm thay đổi dòng chảy, gây xói lở mất an toàn công trình cầu, cầu phao, bến phà, kè chỉnh trị dòng nước và kè chống xói nền đường”.

Tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 quy định: “Không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, bãi đỗ xe và các dịch vụ kinh doanh khác. Đối với các vị trí gầm cầu đường bộ đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận sử dụng làm bãi đỗ xe tạm thời trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này, khi hết thời hạn sử dụng tạm thời, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng có trách nhiệm hoàn trả hiện trạng ban đầu và bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ.

Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, tiếp nhận mặt bằng do tổ chức, cá nhân bàn giao. Trường hợp hết thời hạn sử dụng làm bãi đỗ xe tạm thời, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng tạm thời không thực hiện hoàn trả, cơ quan quản lý đường bộ xử lý theo thẩm quyền và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp để tổ chức cưỡng chế giải tỏa theo quy định”.

Rõ ràng, việc lập các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu dù phù hợp với nhu cầu thực tế song lại hoàn toàn trái các quy định. Bởi vậy, việc xử lý các bãi trông giữ xe chiếm dụng gầm cầu là cần thiết. Tuy nhiên, nếu mở rộng hơn vấn đề, để giải quyết căn cơ “bài toán” này, về lâu dài, các đơn vị quản lý cần quyết tâm và kiên trì thực hiện giải pháp xử lý từ gốc là phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới hạn chế sự gia tăng của phương tiện giao thông cá nhân.

Còn trước mắt, phải căn cứ vào thực tiễn. Trong khi Thành phố vẫn thiếu các bãi trông giữ xe, thì một số gầm cầu nếu xét thấy đủ tiêu chuẩn vẫn có thể cấp phép để khai thác. Được biết, vừa qua SGTVT Hà Nội đã có đề xuất này, song về phía Bộ GTVT lại không đồng ý. Vấn đề đặt ra, cũng như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội là nơi đất chật người đông nên cần phải tính đến tính thực tiễn để ban hành cơ chế.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Tin khác

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Xây dựng văn minh đô thị đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những “điểm sáng” trên báo cáo vẫn còn đó những tồn tại mà nếu không có sự chuyển biến từ căn bản thì mọi phong trào, mọi nỗ lực sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Ghi nhận thực tế trên địa bàn quận Đống Đa về sự đồng sức, đồng lòng người dân và chính quyền địa phương với mục tiêu thay đổi nhận thức trong việc giữ gìn văn minh đô thị.
Chấn chỉnh hoạt động của xe xích lô trong phố cổ Hà Nội

Chấn chỉnh hoạt động của xe xích lô trong phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạng xe xích lô phục vụ du khách trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) hoạt động không đúng quy định khiến người dân bức xúc. Lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm đã và đang ra quân chấn chỉnh lại hoạt động của xe xích lô...
Quận Đống Đa: Đảm bảo an toàn trước cổng trường học

Quận Đống Đa: Đảm bảo an toàn trước cổng trường học

(LĐTĐ) Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, lực lượng chức năng quận Đống Đa sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường các khu vực cổng trường.
Thành phố Hồ Chí Minh ứng phó như thế nào sau sự cố cây xanh gãy đổ gây chết người?

Thành phố Hồ Chí Minh ứng phó như thế nào sau sự cố cây xanh gãy đổ gây chết người?

(LĐTĐ) Sau sự cố một nhánh cây lớn ở công viên Tao Đàn, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) bị gãy rơi trúng nhóm người dân đi tập thể dục khiến 2 người chết, 3 người bị thương vào sáng 9/8, Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM đã chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan tiến hành kiểm tra, xử lý.
Xem thêm
Phiên bản di động