Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Carnaval Thu Hà Nội: Sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại

(LĐTĐ) Ngày 1/10, tại không gian phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, chương trình “Carnaval Thu Hà Nội 2023” với chủ đề “Thu Hà Nội - Đến để yêu” đã chính thức diễn ra, thu hút đông đảo nhân dân Thủ đô cùng du khách trong nước và quốc tế.
Thu Hà Nội đến để yêu Khai mạc Festival Thu Hà Nội năm 2023

Chương trình nằm trong khuôn khổ “Festival Thu Hà Nội năm 2023” do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch (HPA) chủ trì thực hiện cùng với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, quận, huyện, doanh nghiệp, điểm đến du lịch trên địa bàn.

Carnaval Thu Hà Nội: Sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại
Chương trình năm nay với những tiết mục nghệ thuật đặc sắc.

Theo Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội Nguyễn Ánh Dương, “Carnaval Thu Hà Nội 2023” là sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại, đem tới những trải nghiệm sắc màu văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Chương trình năm nay với những tiết mục nghệ thuật đặc sắc kết hợp với công nghệ âm thanh, quy mô hoành tráng để giới thiệu tới nhân dân và du khách về vẻ đẹp Hà Nội đang trong tiết trời mùa thu - mùa được coi đẹp nhất trong năm với khí hậu dịu mát, cảnh sắc yên bình, lãng mạn. Sức cuốn hút của mùa thu Hà Nội khiến không chỉ người dân Thủ đô mà cả du khách gần xa thích thú.

Carnaval Thu Hà Nội: Sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại
Nghệ thuật múa Rồng đặc sắc.

“Carnaval Thu Hà Nội 2023” được chia thành 11 đoàn diễu hành với 4 chương chủ đề: “Rạng rỡ sắc thu”, “Tinh hoa nghề Việt”, “Nghệ thuật đường phố”, “Bản sắc văn hóa các dân tộc”.

Chào mừng “Festival Thu Hà Nội năm 2023”, Câu lạc bộ Lân Sư Rồng huyện Thanh Oai mang đến chương trình màn trình diễn với chủ đề “Hào khí Thăng Long”, giới thiệu những nét đẹp, kỹ thuật tinh xảo nhất của nghệ thuật múa Rồng tới công chúng Thủ đô cũng như du khách trong nước và du khách quốc tế.

Tiếp đến là chương trình diễu hành xe hoa Mê Linh chào mừng “Festival Thu Hà Nội năm 2023” với chủ đề “Hoa Mê Linh”.

Từ lâu, mùa thu Hà Nội đã đi vào thơ ca, nhạc, họa như một biểu trưng của cái đẹp, sự lãng mạn của một mùa trong năm. Sự hòa quyện giữa đất trời, cảnh sắc, ẩm thực, con người giữa tiết trời dịu dàng mùa thu, tạo sự quyến rũ cho Hà Nội.

Du khách có thể thong dong đi trên các con phố Thanh Niên, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ, Tràng Thi hay dạo quanh hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, cầu Long Biên; cũng có thể thưởng lãm vẻ đẹp các công trình kiến trúc cổ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, sau đó thưởng thức ẩm thực mùa thu ở Phố cổ Hà Nội.

Carnaval Thu Hà Nội: Sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại
Câu lạc bộ Văn hoá Áo dài Việt Nam tham gia diễu hành.

Trong khuôn khổ “Carnaval Thu Hà Nội 2023” lần này, gần 100 thành viên Câu lạc bộ Văn hoá Áo dài Việt Nam tham gia trong những tà áo dài truyền thống đa sắc màu rực rỡ, mang đậm dấu ấn vùng miền, thể hiện tình yêu, niềm tự hào về tà áo dài và những nét đẹp danh lam thắng cảnh, di sản văn hoá của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

Tiếp nối chương trình là đoàn diễu hành của Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, đơn vị đã trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển. Là một trong năm Tổng công ty trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Hanoitourist luôn tự hào rằng Thủ đô Hà Nội mãi mãi là điểm đến hấp dẫn, là dấu ấn đẹp trong lòng mỗi người dân, du khách…

Tiếp sau đó là các đoàn diễu hành của cán bộ, công nhân viên Công ty Cổ phần Tuần Châu Hà Nội, thuộc Tập đoàn Tuần Châu với sản phẩm du lịch độc đáo “Tinh hoa Bắc bộ” nằm trên địa bàn thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, chuyển tải, phản ánh sinh động những nét tiêu biểu về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của cả một vùng Đồng bằng Bắc Bộ xa xưa; đoàn diễu hành của phường Rối Tế Tiêu, thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức với lịch sử truyền thống lâu đời; đoàn diễu hành Câu lạc bộ sáo diều đến từ xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh; đoàn cồng chiêng Mường tới từ huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai…

Carnaval Thu Hà Nội: Sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại
Đoàn diễu hành xích lô.

Khép lại chương trình “Carnaval Thu Hà Nội 2023” là hình ảnh uy nghi Thăng Long hội tụ của đoàn lân sư rồng, chứa đựng một sức mạnh vô biên, thể hiện rõ nét thành phố về hoà bình và thịnh vượng. Là một bản hòa ca sinh động bay lên tỏa sáng và hội nhập cùng quốc tế, là khát vọng vươn tầm của Hà Nội, cũng là khát vọng của du lịch Hà Nội trong hành trình trở thành điểm đến của du lịch an toàn và hấp dẫn.

Cùng giá trị di sản, văn hóa trong lòng Thủ đô góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước con người Việt Nam mà đã trở thành một nguồn lực nội sinh phát huy “sức mạnh mềm” trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Với chủ đề “Thu Hà Nội - Đến để yêu”, chương trình “Festival Thu Hà Nội năm 2023” là sự kiện lần đầu tiên tổ chức nhằm góp phần vào quá trình tăng trưởng, phát triển toàn diện du lịch Thủ đô cả về quy mô và chất lượng dịch vụ; gia tăng số lượng và chất lượng khách du lịch bảo đảm tính bền vững, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và thân thiện với môi trường.

“Festival Thu Hà Nội năm 2023” với quy mô 150 gian hàng chia thành các khu vực theo thiết kế, bố trí dọc theo phố Đinh Tiên Hoàng, phố Lê Thạch và khu vực nhà Bát Giác, Festival có sự tham gia của 10 quận, huyện: Hoàn Kiếm, Mê Linh, Quốc Oai, Ứng Hòa, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Ba Vì, Gia Lâm để quảng bá giới thiệu tiềm năm phát triển du lịch với các sản phẩm du lịch, các di sản của địa phương.

Ngoài ra, Festival còn thu hút 14 tỉnh, thành phố tham gia giới thiệu du lịch địa phương: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Phú Yên, Đồng Nai, An Giang.

Đặc biệt, người dân và du khách tới tham quan và trải nghiệm sẽ thấy nhiều hình ảnh quảng bá về đất nước, con người của các quốc gia do các Đại sứ quán, cơ quan ngoại giao các nước giới thiệu như Cuba, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Philippin, Srilanka, Palestine.

Với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị cũng như các hoạt động trình diễn quy mô, người dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước tham dự Chương trình chắc hẳn sẽ có những trải nghiệm thú vị và đầy ý nghĩa với “Festival Thu Hà Nội năm 2023” và Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội năm 2023.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, công tác dọn dẹp vệ sinh, thu gom cành cây gãy đổ, khắc phục hâụ quả do bão số 3 gây ra đang được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai để đảm bảo an toàn khi đón học sinh đi học trở lại.
Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

(LĐTĐ) UBND huyện Đan Phượng cho biết, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn huyện chưa xảy ra tình trạng úng ngập cũng như sự cố đê điều. Tuy nhiên, mưa bão đã gây ra sự cố về điện, đổ 23 cột điện, 199 cây xanh bị gãy, đổ, nghiêng... Huyện đã huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, sinh hoạt...
Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các địa phương, ban, ngành tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, sau khi cơn bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội, tính đến 8h30 ngày 8/9, trên địa bàn Thành phố tình hình rất phức tạp, cây đổ trên các tuyến đường trung tâm, đường quốc lộ, tỉnh lộ, nhiều cây đổ chắn ngang đường làm ùn tắc giao thông; một số công trình bị kéo đổ do gió giật. Hiện 100% quân số đã được huy động nhằm khắc phục hậu quả và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

(LĐTĐ) Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ, từ 15h30 phút ngày 7/9 đến 5h00 phút ngày 8/9, ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) trên địa bàn gây thiệt hại về tài sản hoa màu. Trong đó, đã có 501 cây đổ; 3.700m2 mái tôn bị tốc, hỏng; 227 m2 tường bao bị đổ; 1.330ha lúa bị đổ…
Sơn Tây: Huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả bão số 3

Sơn Tây: Huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Thị xã Sơn Tây thông tin, sau cơn bão số 3, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn không có thiệt hại về người do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Tuy nhiên, tài sản và hoa màu hư hại do bão trên địa bàn tương đối lớn. Hiện thị xã đã huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.

Tin khác

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình "Vinh quang thầm lặng 2024" là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).
Đêm Gala tôn vinh tiếng Việt 2024: Lời quê hương, lời sắt son

Đêm Gala tôn vinh tiếng Việt 2024: Lời quê hương, lời sắt son

(LĐTĐ) Đêm Gala Tôn vinh tiếng Việt 2024 với chủ đề "Lời quê hương, lời sắt son" sẽ diễn ra vào 20h10, ngày 8/9 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTV4 và VTVGo.
Hành trình vượt lên số phận của người phụ nữ mắc căn bệnh viêm tủy cột sống

Hành trình vượt lên số phận của người phụ nữ mắc căn bệnh viêm tủy cột sống

(LĐTĐ) Hành trình đầy cảm hứng của người phụ nữ đầy nghị lực Nguyễn Thị Cẩm Nhung sẽ được chia sẻ trong chương trình "Trạm yêu thương" với chủ đề "Một hành trình mới", phát sóng vào lúc 10h00 thứ Bảy ngày 7/9/2024 trên kênh VTV1.
Sắc màu Trung Thu cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long

Sắc màu Trung Thu cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Nhằm bảo tồn và phát huy những nét đẹp của văn hóa dân tộc, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ tổ chức Chương trình "Vui tết Trung thu 2024".
Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 5/9, trong nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân Thủ đô, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức họp lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tăng cường quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở

Tăng cường quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục phát huy có hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở tại địa phương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy vừa ký ban hành Công văn số 3732/BVHTTDL- VHCS gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị các địa phương chủ động tổ chức thực hiện các nội dung về tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở.
Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

(LĐTĐ) Từ ngày 5 - 15/9, tỉnh Cao Bằng sẽ trở thành tâm điểm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

(LĐTĐ) Ngày 31/8, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc triển lãm thư pháp quốc ngữ "Nghiên bút còn thơm", mang đến cho công chúng cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật thư pháp Việt Nam.
Triển lãm tôn vinh các tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022

Triển lãm tôn vinh các tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022

(LĐTĐ) Chiều 30/8, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022" chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội qua ống kính nghệ thuật: 70 năm vẻ đẹp và khát vọng

Hà Nội qua ống kính nghệ thuật: 70 năm vẻ đẹp và khát vọng

(LĐTĐ) Ngày 30/8, tại rạp Kim Đồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), đã diễn ra Lễ trao giải và triển lãm Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng 2024 với chủ đề "Thủ đô Hà Nội - Vị thế mới - Tầm vóc mới". Bà Vũ Thu Hà - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội dự buổi lễ.
Xem thêm
Phiên bản di động