Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Phát triển mạng lưới xe buýt hiện đại

Chật vật phát triển trong muôn vàn thách thức

(LĐTĐ) Hà Nội luôn kiên trì thực hiện mục tiêu phát triển vận tải hành khách công cộng nhằm từng bước hạn chế phương tiện cá nhân, kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Minh chứng dễ thấy là hàng loạt tuyến buýt được mở mới, trong đó có cả các tuyến chất lượng cao kết nối giữa các địa phương trên địa bàn. Tuy nhiên, việc hạ tầng không đảm bảo cũng đang là một trong những rào cản khiến xe buýt kém hấp dẫn… 
chat vat phat trien trong muon van thach thuc Mạng lưới xe buýt đã phủ khắp Hà Nội
chat vat phat trien trong muon van thach thuc Hà Nội mạng lưới xe buýt phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã
chat vat phat trien trong muon van thach thuc
Cùng với việc đầu tư cải thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng phương tiện, Hà Nội đang nỗ lực để người dân có thể tiếp cận hệ thống giao thông công cộng. Ảnh: Giang Nam

Xe buýt đang “đuối sức”

Hà Nội là một trong những siêu đô thị với dân số gần chục triệu dân. Quy mô lớn nên càng đòi hỏi Thành phố phải có hệ thống giao thông công cộng đặc biệt mới có thể giải quyết được những vấn đề ùn tắc, ô nhiễm, tai nạn giao thông. Nghịch lý ở chỗ, trong khi nhiều nước trên thế giới đã giải quyết giao thông đô thị bằng các giải pháp hiện đại thì tại Hà Nội, nhìn rộng hơn là cả Việt Nam vẫn chưa có một phương tiện vận tải công cộng nào xứng tầm. Hiển nhiên, để giải bài toán ùn tắc và gia tăng phương tiện cá nhân thì hệ thống xe buýt, đảm nhận vận chuyển hành khách công cộng vẫn là giải pháp chính. Nhìn nhận thực tế này TS. Lê Đỗ Mười, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải cho rằng, việc phát triển giao thông công cộng từ nay đến năm 2030 vẫn lấy xương sống là hệ thống xe buýt. Sau khi các dự án đường sắt đô thị hoàn thành đưa vào sử dụng thì hệ thống xe buýt sẽ đóng vai trò là trục kết nối với các phương tiện vận tải này.

Tuy nhiên, TS. Lê Đỗ Mười cũng chia sẻ, hiện tỷ lệ sử dụng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Hà Nội và một số thành phố lớn khác hiện nay vẫn chưa được như kỳ vọng, hay nói đúng hơn là chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân và theo quy hoạch. Minh chứng dễ thấy, hiện hệ thống xe buýt của Hà Nội mới đóng góp cho vận chuyển hành khách khoảng 8-10%. Nếu tính chung khu vực nội đô Hà Nội, hệ thống xe buýt cũng chỉ đóng góp khá khiêm tốn khoảng 15-16%. Bàn về những vướng mắc trong phát triển mạng lưới xe buýt hiện đại, không ít chuyên gia giao thông đều chỉ ra rằng, hạ tầng vận tải công cộng cho xe buýt hiện chưa được đáp ứng đầy đủ, đồng bộ khi thiếu quỹ đất, điểm đầu cuối, trung chuyển, làn đường dành riêng cho xe buýt; tỷ lệ nhà chờ thấp…

Những điều này dẫn đến hạn chế khả năng tiếp cận điểm dừng của hành khách và xe buýt làm giảm hiệu quả vận hành và hấp dẫn của dịch vụ. Ông Nguyễn Công Nhật, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) nhìn nhận viễn cảnh xe buýt đang chết dần khi các điều kiện cần và có đã không thể đưa loại hình này ngày càng phát triển. Lấy ví dụ cho vấn đề, ông Nhật cho biết lâu nay xe buýt chưa hấp dẫn người dân do tốc độ trung bình xe chạy ngày càng giảm. Cụ thể, do áp lực giao thông tăng cao nên năm 2019 tốc độ trung bình xe buýt Hà Nội chỉ còn dưới 20km/h trong khi năm 2010, tốc độ này khoảng 23km/h và mỗi năm có khoảng 180.000 lượt bỏ chuyến, quay đầu, hủy cung cấp dịch vụ.

Ngoài ra, 6 tháng đầu năm 2019, tăng trưởng hành khách của xe buýt ở Hà Nội không cao, chưa đến 1% so với năm 2018, do tỷ lệ chậm chuyến của xe buýt từ 10 – 20 phút/lượt vẫn còn, dẫn đến biểu đồ chạy xe bị phá vỡ, thời gian chuyến đi kéo dài, khiến sự hấp dẫn bị giảm đi rõ rệt.

chat vat phat trien trong muon van thach thuc
Ảnh minh họa: Giang Nam

Nhiều bất cập

Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, việc phát triển xe buýt đang đứng trước một số thách thức, trước hết, phương tiện cá nhân tăng nhanh trong khi hạ tầng chưa đáp ứng dẫn đến ùn tắc giao thông. Ghi nhận thực tế của game bài uy tín Thủ đô tại nhiều tuyến, trục giao thông hướng tâm trên địa bàn Thành phố cũng cho thấy, phương tiện giao thông gia tăng quá nhanh khiến hạ tầng giao thông dành riêng cho xe buýt không được đảm bảo, khiến tầng suất hoạt động của loại hình vận tải này giảm.

Tình trạng lấn làn xe buýt nhanh BRT là ví dụ. Ghi nhận thực tế tại các tuyến đường Tố Hữu, Láng Hạ, Giảng Võ, trục đường có làn đường dành riêng cho tuyến xe buýt BRT chạy qua vào các giờ cao điểm từ 7h – 9h sáng và 17h – 18h30, dễ dàng bắt gặp cảnh các phương tiện tràn vào làn đường dành riêng này. Đáng nói, dù không phải giờ cao điểm, không xảy ra ùn tắc giao thông nhưng nhiều người điều khiển xe máy, ô tô vẫn bất chấp quy định pháp luật, vô tư đi vào làn đường dành riêng cho xe buýt BRT. Các phương tiện cố tình đi vào làn xe buýt nhanh, bất chấp biển cấm và loa phát thanh hướng dẫn nhường đường cho xe BRT.

Những sự vi phạm của các phương tiện khi đi vào làn đường của xe buýt nhanh BRT đã khiến tuyến xe buýt BRT chưa đảm bảo trong khung thời gian 40 - 45 phút hoàn thành một chuyến. Trong các khung giờ cao điểm, hầu hết các xe phải cần tới 65 - 75 phút mới có thể về đến bến cuối... Ngoài ra, hiện nhiều tuyến xe buýt dù đã phủ khắp các khu vực song hệ thống điểm dừng, nhà chờ lại tiềm ẩn nhiều bất cập khiến người dân chưa thực sự yên tâm. Minh chứng dễ thấy, hiện hầu hết những điểm dừng đón trả khách của xe buýt chỉ có một cọc sắt gắn biển ghi thông tin số hiệu tuyến và lộ trình, không có mái che. Những khi gặp cơn mưa bất chợt, đa số hành khách dừng chờ đều thấy bất tiện.

Cá biệt, không ít điểm dừng, nhà chờ xe buýt buộc phải đặt ở những vị trí sát với luồng phương tiện lưu thông, vừa bụi bặm, vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn. Đơn cử như trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn đi qua các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, do không có vỉa hè, lại có tuyến đường sắt chạy song song nên hàng loạt điểm dừng buộc phải cắm bên trong hàng rào hành lang đường sắt, còn hành khách phải đứng ngoài hàng rào, ngay trên lòng đường để chờ xe buýt.

Trên một số tuyến đường khác cũng có lưu lượng giao thông qua lại lớn như Quốc lộ 21B, Quốc lộ 6… các điểm dừng xe buýt được cắm ngay sát mép đường do không có vỉa hè. Tình trạng trên đã khiến hành khách đứng đợi xe buýt phải đối mặt với phía trước là dòng phương tiện giao thông ô tô, xe máy qua lại đông đúc, phía sau là mương nước, ruộng đồng…Trở lại câu chuyện xe buýt vận hành ngày một chậm, ông Nguyễn Công Nhật cho rằng, Thành phố không thể cứ bỏ tiền trợ giá nhưng xe buýt chậm, không đúng giờ, khách bỏ lượt, dẫn đến sụt giảm. Nếu cắt giảm trợ giá dẫn đến số chuyến giảm và kéo theo người dân cảm thấy bất tiện do tần suất ít, thời gian chờ chuyến dài. Điều này có thể dẫn đến việc người dân sẽ quay lưng lại với xe buýt và xe cá nhân sẽ tràn lan trên đường, càng làm ùn tắc giao thông trầm trọng.

Để gỡ những vướng mắc liên quan, ông Nguyễn Công Nhật chia sẻ, quy hoạch mạng lưới xe buýt của Nhà nước cần bảo đảm sự tiện lợi cho người dân (tần suất phù hợp, bố trí điểm bãi gửi xe ở các nhà chờ…). Doanh nghiệp vận hành xe buýt dù quan tâm mục tiêu xã hội và cộng đồng nhưng không thể bỏ qua yếu tố lợi nhuận. Do đó cần tiếp tục chính sách về trợ giá vé, hỗ trợ chi phí mở tuyến và nguồn vốn phân bổ theo đơn đặt hàng dịch vụ. Bên cạnh đó, cùng với mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt, để giảm áp lực giao thông, kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy cần phải giảm số lượng xe cá nhân. Điều này cũng tạo điều kiện cho xe buýt và các phương tiện vận tải công cộng khác có thêm năng lực hạ tầng, tăng tính tiện ích và hấp dẫn hơn với người dân.

Còn nữa…

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phúc Thọ: Xử lý các tình huống do bão số 3 gây ra theo phương châm “4 tại chỗ”

Phúc Thọ: Xử lý các tình huống do bão số 3 gây ra theo phương châm “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Sáng ngày 8/9, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ và các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của huyện chia làm 3 đoàn đi kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả sau bão số 3 tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Thống kê chính xác thiệt hại do bão số 3 để có giải pháp khắc phục phù hợp, kịp thời

Thống kê chính xác thiệt hại do bão số 3 để có giải pháp khắc phục phù hợp, kịp thời

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, các đơn vị địa phương tập trung giải quyết các sự cố về điện, nước, viễn thông và các lĩnh vực khác để phục vụ hoạt động sản xuất và đời sống người dân. Bên cạnh đó, thống kê thiệt hại chính xác, khách quan để có giải pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả, kịp thời.
Lãnh đạo quận Nam Từ Liêm kiểm tra và đôn đốc các lực lượng khắc phục hậu quả bão số 3

Lãnh đạo quận Nam Từ Liêm kiểm tra và đôn đốc các lực lượng khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ngay từ sáng sớm ngày 8/9, các đồng chí Thường trực Quận ủy cùng lãnh đạo quận Nam Từ Liêm đã trực tiếp đi kiểm tra và đôn đốc các lực lượng trong công tác khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn.
Hà Nội: Cam kết trong ngày 8/9 sẽ khắc phục toàn bộ sự cố về điện do ảnh hưởng của bão số 3

Hà Nội: Cam kết trong ngày 8/9 sẽ khắc phục toàn bộ sự cố về điện do ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, ứng phó với bão số 3, Thành phố đã chỉ đạo cụ thể, quyết liệt từ tối 7/9. Trong hôm nay (8/9), Hà Nội sẽ nỗ lực khôi phục giao thông. Ngành Điện cũng đã cố gắng, cam kết khắc phục toàn bộ các sự cố. Một số huyện bị gián đoạn viễn thông đến nay đã khắc phục xong.
Chủ tịch HĐND Thành phố: Cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc khắc phục hậu quả bão số 3

Chủ tịch HĐND Thành phố: Cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi thị sát nắm bắt tình hình khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (bão Yagi) tại địa bàn quận Hoàn Kiếm và huyện Thường Tín.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Duy trì lực lượng và phương tiện sẵn sàng xử lý các vấn đề phát sinh

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Duy trì lực lượng và phương tiện sẵn sàng xử lý các vấn đề phát sinh

(LĐTĐ) Nhấn mạnh không chủ quan ngay cả khi bão đã đi qua, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu các địa phương, đơn vị tập trung khắc phục hậu quả, hỗ trợ những địa bàn, hộ dân bị thiệt hại nặng, nhất là các gia đình, cơ sở bị đổ sập nhà ở, công trình xây dựng; duy trì lực lượng và phương tiện sẵn sàng xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là tiêu thoát nước khi xảy ra mưa lớn.
Phụ nữ Thủ đô chung tay khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Phụ nữ Thủ đô chung tay khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay trong đêm 7/9 cơn bão số 3 đổ bộ vào Thủ đô, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã tham gia tích cực công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân thoát bão. Sáng nay (8/9), khi cơn bão đi qua để lại nhiều tổn thất nặng nề, phụ nữ Thủ đô với tinh thần “tương thân, tương ái” và trách nhiệm với cộng đồng đã tích cực tham gia phòng chống bão, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão.

Tin khác

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, sau khi cơn bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội, tính đến 8h30 ngày 8/9, trên địa bàn Thành phố tình hình rất phức tạp, cây đổ trên các tuyến đường trung tâm, đường quốc lộ, tỉnh lộ, nhiều cây đổ chắn ngang đường làm ùn tắc giao thông; một số công trình bị kéo đổ do gió giật. Hiện 100% quân số đã được huy động nhằm khắc phục hậu quả và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Giao thông Thủ đô từng bước vận hành trở lại sau bão

Giao thông Thủ đô từng bước vận hành trở lại sau bão

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông thành phố Hà Nội thông tin, do ảnh hưởng từ cơn bão số 3, nên một số xe buýt đã bị hư hại nhẹ do cây gãy đổ. Để phục vụ tốt nhất cho người dân, căn cứ tình hình thực tế, các tuyến xe buýt và Metro trên địa bàn sẽ từng bước hoạt động trở lại.
Clip: Cảnh sát PCCC dùng xe chuyên dụng chắn gió giúp người dân di chuyển trong mưa bão

Clip: Cảnh sát PCCC dùng xe chuyên dụng chắn gió giúp người dân di chuyển trong mưa bão

(LĐTĐ) Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) phát hiện nhiều người dân đi xe máy di chuyển trên đường gặp khó khăn do mưa, gió lớn. Cán bộ, chiến sĩ của Đội đã nhanh chóng sử dụng xe chuyên dụng đi phía trước, chắn mưa gió cho người dân.
Hà Nội: Xe buýt và 2 tuyến Metro tạm dừng hoạt động để tránh bão

Hà Nội: Xe buýt và 2 tuyến Metro tạm dừng hoạt động để tránh bão

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng từ cơn bão số 3, từ 13h30 hôm nay (7/9), hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trợ giá trên địa bàn Thủ đô tạm dừng. Trước đó, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội - Đơn vị vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị là Cát Linh - Hà Đông và đoạn trên cao tuyến Nhổn - Ga Hà Nội cũng cho biết sẽ tạm dừng hoạt động 2 tuyến đường sắt đô thị.
Công an quận Tây Hồ nỗ lực hết mình hỗ trợ người dân phòng chống bão

Công an quận Tây Hồ nỗ lực hết mình hỗ trợ người dân phòng chống bão

(LĐTĐ) Sau cơn giông lốc kèm theo mưa lớn lúc 13h30 ngày 7/9, trên các tuyến phố thuộc địa bàn quận Tây Hồ, do gió mạnh khiến hàng loạt cây xanh hai bên đường bị bật gốc, gãy đổ nằm la liệt...
Cảnh sát giao thông khẩn trương phân luồng, dọn cây đổ giúp người dân tham gia giao thông

Cảnh sát giao thông khẩn trương phân luồng, dọn cây đổ giúp người dân tham gia giao thông

(LĐTĐ) Trưa 7/9, Hà Nội đang chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mưa nặng hạt và gió mạnh lên từng đợt đã khiến cho cây cối trên một số tuyến phố bật gốc, đổ ngang đường. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã khẩn trương có mặt, phối hợp cùng các cơ quan chức năng hướng dẫn phân luồng, thu dọn cây đổ do mưa bão, giúp người dân tham gia giao thông.
Kéo dài thời gian đóng cửa sân bay Nội Bài thêm 2 giờ do ảnh hưởng bão số 3

Kéo dài thời gian đóng cửa sân bay Nội Bài thêm 2 giờ do ảnh hưởng bão số 3

(LĐTĐ) Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa có văn bản gửi các đơn vị có liên quan trong ngành Hàng không về việc tiếp tục phòng, chống ứng phó cơn bão số 3 (bão YAGI).
Ảnh hưởng của bão số 3, đường phố Hà Nội vắng lặng; mọi gia đình tập trung tránh, chống bão

Ảnh hưởng của bão số 3, đường phố Hà Nội vắng lặng; mọi gia đình tập trung tránh, chống bão

(LĐTĐ) Bão số 3 là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng, mặc dù chiều nay bão 7/9, bão có khả năng đi vào đất liền, nhưng ngay từ sáng, tại Hà Nội mưa bắt đầu nặng hạt và gió mạnh lên từng đợt. Các tuyến đường của Thủ đô vắng bóng xe cộ qua lại, không còn vẻ nhộn nhịp, tấp nập của ngày thường, thay vào đó là sự vắng vẻ, yên ắng hiếm thấy.
Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

Cảnh sát giao thông Hà Nội triển khai phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị triển khai phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ứng phó bão số 3 (bão Yagi) trên địa bàn Thành phố.
Sẽ tạm ngưng hoạt động 2 tuyến Metro nếu bão mạnh

Sẽ tạm ngưng hoạt động 2 tuyến Metro nếu bão mạnh

(LĐTĐ) Thông tin từ đơn vị vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội cho biết, Metro sẽ ngừng hoạt động nếu gió bão mạnh tới cấp 8.
Xem thêm
Phiên bản di động