Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Chỉnh sửa, thay thế một số nội dung trong bộ sách Cánh Diều

(LĐTĐ) Trước phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Nhà xuất bản và tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính, gửi Hội đồng thẩm định để thẩm định, báo cáo Bộ trưởng xem xét phê duyệt nội dung chỉnh sửa trước ngày 15/11/2020.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị rà soát nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Chưa đủ căn cứ nói chương trình lớp 1 nặng Thanh tra, kiểm tra việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo

Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ chia sẻ tại buổi giao ban báo chí Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 20/10.

Điều chỉnh nội dung chưa phù hợp

Cả nước hiện có khoảng 14.000 trường Tiểu học với gần 500.000 giáo viên, trong đó có khoảng 100.000 giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 năm học 2020 - 2021.

Thực hiện theo Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30/1/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, các nhà trường đã tổ chức thực hiện lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 theo đúng quy định.

Kết quả, bộ sách Cánh Diều được chọn nhiều nhất với 32%; tiếp đến là bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống với 28%... Bộ sách được lựa chọn ít nhất là bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục với khoảng 8%.

Chỉnh sửa, thay thế một số nội dung trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều
Sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều được phản ánh có một số nội dung chưa phù hợp. (Ảnh minh họa: Dương Tâm)

Trước phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều (Sách do Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh phát hành) có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 (Hội đồng thẩm định) rà soát, báo cáo trước ngày 17/10/2020.

Thực hiện yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thẩm định đã tổ chức rà soát, làm việc với tác giả sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều. Sau quá trình rà soát nghiêm túc các ngữ liệu trong sách, để sách hoàn chỉnh và đảm bảo tính phù hợp hơn, Hội đồng thẩm định đề nghị các tác giả điều chỉnh, cung cấp một số ngữ liệu để gợi ý cho giáo viên và các nhà trường lựa chọn sử dụng trong quá trình dạy học.

Một số từ ngữ như “nhá”, “nom”, “quà... quà...”, Hội đồng thẩm định đã khuyến nghị ở Biên bản vòng 1, sau khi rà soát, Hội đồng thẩm định tiếp tục đề nghị nhóm tác giả tìm các từ ngữ khác phù hợp và hay hơn. Một số từ ngữ được đề cập đến trên các phương tiện thông tin đại chúng như “chén”, “cuỗm”, “tợp”, “dưa đỏ”, “lồ ô”, “be be”, “lỡ xô”, “bê đồ” “ti vi”, “bế”, “khổ mỡ”, Hội đồng thẩm định đề nghị nhóm tác giả tìm các từ ngữ khác phù hợp.

Một số đoạn/bài như “Hai con ngựa”, “Cua, cò và đàn cá”, “Lừa, thỏ và cọp”, sau khi rà soát sách, Hội đồng thẩm định tiếp tục đề nghị tác giả thay thế văn bản. Một số đoạn/bài khác được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng: “Ve và gà”, “Ước mơ của tảng đá”, “Quạ và chó”, Hội đồng thẩm định đề nghị tác giả thay thế văn bản khác cho phù hợp.

Hội đồng thẩm định cũng đề nghị các tác giả khi lựa chọn văn bản thay thế không sử dụng truyện ngụ ngôn và các đoạn/bài “đa nghĩa”, nên lựa chọn đoạn/bài trong kho tàng văn học Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Nhà xuất bản và tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính, gửi Hội đồng thẩm định để thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét nội dung chỉnh sửa trước ngày 15/11/2020.

Linh hoạt giải pháp thực hiện

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, để tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiệu quả, đúng quy định, ngày 5/10/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 3977/BGDĐT-GDTH về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học.

Đặc biệt, để xử lý kịp thời, hiệu quả các khó khăn khi sử dụng sách giáo khoa trong giảng dạy và có phương án khắc phục khi phát hiện lỗi trong sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các Nhà xuất bản, các tác giả viết sách giáo khoa thực hiện các giải pháp linh hoạt, đa dạng để kịp thời hỗ trợ địa phương và giáo viên khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.

Đồng thời chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các nhà trường hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên chủ động lựa chọn ngữ liệu khác phù hợp (nếu cần thiết) để tổ chức dạy học cho học sinh căn cứ vào yêu cầu của ngữ liệu được quy định trong Chương trình Ngữ văn, căn cứ vào trình độ học sinh, căn cứ vào mục tiêu của hoạt động dạy học đúng theo quy định của chương trình và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục nghiên cứu để bổ sung các quy định về việc tổ chức thực nghiệm khi biên soạn sách giáo khoa; việc tổ chức đọc phản biện độc lập các bản mẫu sách giáo khoa khi Hội đồng thẩm định đánh giá "Đạt” và lấy ý kiến góp ý rộng rãi của các lực lượng xã hội trước khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành.

Việc trưng cầu ý kiến này dự kiến được thực hiện trên cổng thông tin của Bộ, tương tự như quy trình lấy ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chương Mỹ: Dồn tổng lực khắc phục, ứng phó với lũ

Chương Mỹ: Dồn tổng lực khắc phục, ứng phó với lũ

(LĐTĐ) Ngày 10/9, mực nước sông Bùi tại địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tiếp tục dâng cao, để đảm bảo an toàn cho người dân, đồng thời ứng phó kịp thời với những diễn biến bất thường do mưa, lũ; các cấp chính quyền, người dân trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã dồn tổng lực để khắc phục hậu quả, nhất là tại khu vực vùng rốn lũ.
Công an Hà Nội phát động ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Công an Hà Nội phát động ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 10/9, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ. Đến dự buổi lễ phát động có đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội; Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an Thành phố, chủ trì buổi lễ.
Cập nhật mới nhất diễn biến mưa tại vùng núi và trung du Bắc Bộ trong chiều 10/9

Cập nhật mới nhất diễn biến mưa tại vùng núi và trung du Bắc Bộ trong chiều 10/9

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều tối 10/9 đến chiều 11/9, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, cục bộ có nơi trên 120mm; riêng Lào Cai, Yên Bái có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm.
Đảm bảo an toàn cho người dân ven sông Tích

Đảm bảo an toàn cho người dân ven sông Tích

(LĐTĐ) Thời điểm này, mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Tích liên tục dâng cao. Mực nước sông Tích tại trạm đo đã trên mức báo động 3. Theo đó, một số khu vực ven sông Tích thuộc địa bàn huyện Quốc Oai, Thạch Thất nước đã dâng cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu cơn bão số 3, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc phòng chống lụt bão… Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, cũng như tăng cường quản lý thị trường, mới đây Bộ Công Thương đã có Công điện chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông; đảm bảo không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Khẩn cấp triển khai bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà

Khẩn cấp triển khai bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát, triển khai thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu dòng chảy về hồ thủy điện Thác Bà.
Đoàn viên Công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ Hà Nội, Hải Phòng khắc phục hậu quả bão số 3

Đoàn viên Công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ Hà Nội, Hải Phòng khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang tham gia khắc phục hậu quả bão số 3 tại thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng.

Tin khác

Linh hoạt hình thức dạy học ứng phó diễn biến phức tạp của thời tiết

Linh hoạt hình thức dạy học ứng phó diễn biến phức tạp của thời tiết

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã linh hoạt hình thức tổ chức dạy học nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh.
Không để xảy ra bất kỳ sai phạm nào về khoản thu đầu năm học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Không để xảy ra bất kỳ sai phạm nào về khoản thu đầu năm học tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Các khoản thu đầu năm học phải được nhà trường công bố bằng văn bản tới phụ huynh, không để xảy ra bất kỳ trường hợp sai phạm nào về việc thực hiện các khoản thu gây dư luận không tốt đối với ngành giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường học phải bảo đảm an toàn tuyệt đối mới tổ chức dạy học trực tiếp

Trường học phải bảo đảm an toàn tuyệt đối mới tổ chức dạy học trực tiếp

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và các thông tin cảnh báo liên quan; rà soát toàn bộ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cùng các điều kiện khác với tinh thần phải bảo đảm tuyệt đối an toàn mới được tổ chức dạy học trực tiếp.
Hỗ trợ học sinh khó khăn, bổ sung sách giáo khoa cho địa phương ảnh hưởng mưa bão

Hỗ trợ học sinh khó khăn, bổ sung sách giáo khoa cho địa phương ảnh hưởng mưa bão

(LĐTĐ) Các Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cần phối hợp với các đơn vị cung ứng sách giáo khoa tại địa phương kịp thời cung cấp bổ sung sách giáo khoa cho học sinh, bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa, giúp học sinh nhanh chóng ổn định học tập.
Vừa khắc phục hậu quả của bão, vừa ổn định việc dạy và học

Vừa khắc phục hậu quả của bão, vừa ổn định việc dạy và học

(LĐTĐ) Với quyết tâm không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa đón học sinh trở lại trường, vừa rà soát toàn diện, nỗ lực khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.
30 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

30 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

(LĐTĐ) Do chưa khắc phục xong sự cố do bão số 3 gây ra, 30 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa bảo đảm an toàn để tổ chức dạy học trở lại từ ngày mai (9/9).
Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

(LĐTĐ) Sau khi cơn bão số 3 quét qua, các trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây đều bị ảnh hưởng với mức độ khác nhau như cây đổ, lá rơi, sập trần... Đáng chú ý, Công đoàn các nhà trường trên địa bàn Thị xã đã động viên các thầy cô giáo chung tay dọn dẹp sân trường để kịp đón học sinh đến với buổi học đầu tiên của chương trình năm học mới.
Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động khắc phục hậu quả của bão số 3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường chủ động tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp; có biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh; bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học.
Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, công tác dọn dẹp vệ sinh, thu gom cành cây gãy đổ, khắc phục hâụ quả do bão số 3 gây ra đang được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai để đảm bảo an toàn khi đón học sinh đi học trở lại.
672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, có 672 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.
Xem thêm
Phiên bản di động