Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Chuyển đổi số Quốc gia phải bằng hành động cụ thể, thiết thực với người dân

(LĐTĐ) Nêu quan điểm thực hiện Đề án 06 của Chính phủ trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Chính phủ rất quyết tâm, quyết liệt với quan điểm "chuyển đổi số quốc gia là công việc rất lớn, rất chiến lược, nhưng phải bắt đầu bằng những hành động cụ thể, mục tiêu cụ thể, làm việc nào dứt điểm việc đó, không thể chung chung được".
Hà Nội: Linh hoạt thực hiện, hướng tới về đích sớm nhiệm vụ của Đề án 06 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị sơ kết Đề án 06

Phát biểu kết luận tại Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2022 thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) sáng 9/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian phân tích vì sao Chính phủ kiên trì, kiên quyết, kiên định thực hiện Đề án này có hiệu quả tại các cấp, các ngành, một cách tổng thể, toàn diện, từ trên xuống dưới.

Theo đó, việc triển khai Đề án nhằm triển khai 3 đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng một cách thiết thực, hiệu quả, gồm thể chế, hạ tầng, nhân lực, trong đó có thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, đẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đẩy chuyển đối số để xây dựng Chính phủ số, xã hội số, nền kinh tế số, công dân số; đẩy mạnh công cuộc đổi mới trên cơ sở lấy người dân là trung tâm, là động lực, là mục tiêu và là chủ thể của sự phát triển. Thực tiễn thời gian phòng, chống dịch vừa qua càng khẳng định tầm quan trọng, sự cần thiết của nhiệm vụ này, như việc ứng dụng công nghệ trong quản lý tiêm chủng vắc xin, bảo đảm an sinh xã hội…

"Việc triển khai Đề án 06 là một nhiệm vụ quan trọng, phức tạp, có tính lan tỏa cao, lợi ích thiết thực, hiệu quả và trước mắt và lâu dài", người đứng đầu Chính phủ khẳng định.

Còn nhiều vướng mắc trong chuyển đổi số

Các ý kiến tại Hội nghị thống nhất đánh giá, kể từ khi Đề án 06 được phê duyệt và Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Đề án 06 đến nay, Tổ công tác của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công và đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, cụ thể, thiết thực, rất đáng trân trọng, khẳng định việc triển khai Đề án 06 là hoàn toàn đúng đắn.

Chuyển đổi số Quốc gia phải bằng hành động cụ thể, thiết thực với người dân
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2022 thực hiện Đề án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được, với sự chỉ đạo quyết liệt của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; vai trò nòng cốt của lực lượng công an nhân dân, sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của bộ, ngành, địa phương; sự nỗ lực, chung tay đồng hành, tham gia có hiệu quả của doanh nghiệp công nghệ; sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thủ tướng thẳng thắn nêu rõ những tồn tại, hạn chế. Về chỉ đạo, điều hành, nhiều lãnh đạo các cấp, các ngành chưa thực sự quan tâm, quyết liệt chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực cho triển khai Đề án 06 nói riêng và công tác chuyển đổi số quốc gia nói chung.

Về thể chế, còn một số văn bản pháp luật cần sớm được ban hành gồm nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, nghị định về định danh và xác thực điện tử, thông tư kết nối, chia sẻ dữ liệu dân cư với cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành.

Tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng chưa cao; còn một số dịch vụ công trực tuyến mang tính hình thức, chưa thực chất (tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến năm 2020 chỉ đạt 1,78%, năm 2021 đạt 9,51%; 7 tháng năm 2022 mới đạt gần 18%). Còn 4/25 dịch vụ công trực tuyến đề ra nhưng chưa thực hiện được; tiến độ thực hiện số hóa và điện tử hóa quy trình để cắt giảm bớt các giấy tờ còn chậm, người dân vẫn phải kê khai nhiều lần.

Hạ tầng công nghệ thông tin của nhiều bộ, ngành, địa phương đã đầu tư từ lâu, thiếu đồng bộ, chưa được nâng cấp, không bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu. Việc kết nối dữ liệu dân cư với các CSDL của các bộ, ngành mới chỉ là bước đầu, chia sẻ dữ liệu chưa nhiều.

Thủ tướng lưu ý các địa phương và các doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn cần tăng cường phối hợp để phát triển hạ tầng công nghệ thông tin tới tận cơ sở, vì người dân là ở cấp cơ sở; đồng thời hỗ trợ những người yếu thế, gặp khó khăn trong tiếp cận công nghệ thông tin.

Nhân lực phục vụ chuyển đổi số quốc gia nói chung, thực hiện Đề án 06 nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu. Công tác bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, CSDL còn hạn chế, bất cập.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm phía trước, nhiều nhiệm vụ đầu tư cần xem xét, quyết định sớm; khó khăn, thách thức phía trước còn không ít, thậm chí có cả "lực cản".

Phát triển bằng được hệ sinh thái công dân số

Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành cần thống nhất nhận thức, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, khắc phục mọi tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức để triển khai hiệu quả Đề án 06 rất quan trọng này, với một số quan điểm, định hướng chỉ đạo lớn.

Chuyển đổi số Quốc gia phải bằng hành động cụ thể, thiết thực với người dân
Toàn ảnh Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo đó, phải liên tục đổi mới, có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược để vừa triển khai các nhiệm vụ trước mắt, cấp bách, vừa hướng tới mục tiêu lâu dài, để tránh lãng phí nguồn lực. Thủ tướng đặt câu hỏi: Đến đầu năm 2026, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có thể làm nền tảng để tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?.

Thủ tướng yêu cầu, phát huy tính chủ động, tính sáng tạo; huy động mọi nguồn lực, sự tham gia xây dựng và phát triển của cả hệ thống chính trị và của người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Việc thực hiện chuyển đổi số quốc gia nói chung, Đề án 06 nói riêng không phải nhiệm vụ riêng lẻ của bộ, ngành, địa phương nào, mà cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia và hưởng ứng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

"Chúng ta phải phát triển bằng được hệ sinh thái công dân số để người dân, doanh nghiệp hiểu, sử dụng nó, làm giàu thông tin và là một bộ phận không thể tách rời khỏi đời sống kinh tế, xã hội của người dân", Thủ tướng nhấn mạnh.

Sử dụng tài nguyên thông tin, dữ liệu thiết thực, hiệu quả; có tính kết nối, liên thông, chia sẻ cao; không chỉ phục vụ phát triển Chính phủ số mà còn nền kinh tế số, xã hội số, công dân số văn minh, hiện đại ngang tầm quốc tế, khu vực.

Thủ tướng nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quyết tâm, quyết liệt với quan điểm "chuyển đổi số quốc gia là công việc rất lớn, rất chiến lược, nhưng phải bắt đầu bằng những hành động cụ thể, mục tiêu cụ thể, làm việc nào dứt điểm việc đó, không thể chung chung được", do đó, các đồng chí Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các cấp cũng phải xác định quyết tâm chỉ đạo quyết liệt Đề án; đồng thời quán triệt và tạo sự lan tỏa đến toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

Đây là Đề án của cả hệ thống chính trị, của người dân, của doanh nghiệp, do Bộ Công an chủ trì làm nòng cốt, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, địa phương để triển khai, tất cả phải hướng đến mục tiêu là lợi ích chung của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp. Thủ tướng yêu cầu sớm xây dựng hệ thống giám sát theo dõi, đánh giá việc triển khai CSDLQG về dân cư, để đôn đốc trong quá trình triển khai và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Cùng với đó, tập trung hoàn thiện thể chế phục vụ chuyển đổi số quốc gia nói chung, thực hiện Đề án 06 nói riêng. Thủ tướng giao Bộ Tư pháp khẩn trương tổng hợp, đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản để đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện trong thời gian sớm nhất.

Thủ tướng yêu cầu, tập trung chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đã được xác định từ nay đến hết năm 2022. Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu đã được xác định trong Đề án và 29 dịch vụ công theo Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022. Những dịch vụ công nào nâng được lên mức độ 4 thì chúng ta phải thực hiện ngay, những dịch vụ nào chưa hoàn thành thì tập trung thực hiện.

Các bộ, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức trong việc thực hiện các dịch vụ công trên môi trường trực tuyến; trước hết, quán triệt và vận động đến từng đảng viên, cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang tại địa phương thực hiện và vận động người thân, gia đình hưởng ứng thực hiện, "cán bộ đi trước, làng nước theo sau".

Chuyển đổi số Quốc gia phải bằng hành động cụ thể, thiết thực với người dân
Các đại biểu dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ nghiên cứu tham mưu tỷ lệ phần trăm dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia để góp phần thúc đẩy thực hiện. Tăng tỷ lệ người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến (hiện nay chỉ gần 18%).

Về ứng dụng CSDLQG về dân cư, thẻ căn cước gắn chíp điện tử, tài khoản định danh điện tử, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các nền tảng, CSDL nêu trên, nhất là trên các lĩnh vực: Thanh toán không dùng tiền mặt; xác thực tài khoản ngân hàng; cho vay tín chấp; tích hợp các thông tin trên thẻ căn cước và tài khoản định danh để thay thế các loại giấy tờ công dân... Trong đó, phải giải quyết sớm dứt điểm một số việc như bảo đảm tài khoản điện thoại chính chủ, làm sạch sim rác; tạo tài khoản an sinh xã hội để phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp thiên tai, bệnh dịch qua tài khoản...

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương, đề nghị Bộ Công an nghiên cứu xây dựng Trung tâm điều phối dữ liệu dân cư. Bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, CSDL, bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đẩy mạnh hợp tác công tư để huy động các nguồn lực và khai thác nguồn lực từ dữ liệu; tăng cường hợp tác quốc tế; làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi đua - khen thưởng.

Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu triển khai công việc thực chất, tránh hình thức, để người dân và doanh nghiệp thấy được sự thiết thực, hiệu quả, tiện ích, tiết kiệm và bảo mật thông tin, từ đó đồng tình ủng hộ, hưởng ứng tham gia thực hiện.

"Việc gì được người dân và doanh nghiệp ủng hộ thì sẽ thành công, khó mấy cũng lo được", Thủ tướng nhấn mạnh.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo quận Nam Từ Liêm kiểm tra và đôn đốc các lực lượng khắc phục hậu quả bão số 3

Lãnh đạo quận Nam Từ Liêm kiểm tra và đôn đốc các lực lượng khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ngay từ sáng sớm ngày 8/9, các đồng chí Thường trực Quận ủy cùng lãnh đạo quận Nam Từ Liêm đã trực tiếp đi kiểm tra và đôn đốc các lực lượng trong công tác khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn.
Hà Nội: Cam kết trong ngày 8/9 sẽ khắc phục toàn bộ sự cố về điện do ảnh hưởng của bão số 3

Hà Nội: Cam kết trong ngày 8/9 sẽ khắc phục toàn bộ sự cố về điện do ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, ứng phó với bão số 3, Thành phố đã chỉ đạo cụ thể, quyết liệt từ tối 7/9. Trong hôm nay (8/9), Hà Nội sẽ nỗ lực khôi phục giao thông. Ngành Điện cũng đã cố gắng, cam kết khắc phục toàn bộ các sự cố. Một số huyện bị gián đoạn viễn thông đến nay đã khắc phục xong.
Chủ tịch HĐND Thành phố: Cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc khắc phục hậu quả bão số 3

Chủ tịch HĐND Thành phố: Cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi thị sát nắm bắt tình hình khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (bão Yagi) tại địa bàn quận Hoàn Kiếm và huyện Thường Tín.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Duy trì lực lượng và phương tiện sẵn sàng xử lý các vấn đề phát sinh

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Duy trì lực lượng và phương tiện sẵn sàng xử lý các vấn đề phát sinh

(LĐTĐ) Nhấn mạnh không chủ quan ngay cả khi bão đã đi qua, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu các địa phương, đơn vị tập trung khắc phục hậu quả, hỗ trợ những địa bàn, hộ dân bị thiệt hại nặng, nhất là các gia đình, cơ sở bị đổ sập nhà ở, công trình xây dựng; duy trì lực lượng và phương tiện sẵn sàng xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là tiêu thoát nước khi xảy ra mưa lớn.
Phụ nữ Thủ đô chung tay khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Phụ nữ Thủ đô chung tay khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay trong đêm 7/9 cơn bão số 3 đổ bộ vào Thủ đô, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã tham gia tích cực công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân thoát bão. Sáng nay (8/9), khi cơn bão đi qua để lại nhiều tổn thất nặng nề, phụ nữ Thủ đô với tinh thần “tương thân, tương ái” và trách nhiệm với cộng đồng đã tích cực tham gia phòng chống bão, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão.
Thanh niên Thủ đô tích cực khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Thanh niên Thủ đô tích cực khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 vừa đi qua, lực lượng đoàn viên thanh niên Thủ đô Hà Nội đã phối hợp với các lực lượng chức năng giúp người dân khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra.
Hà Nội báo động lũ trên sông Bùi

Hà Nội báo động lũ trên sông Bùi

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội trong 2 ngày qua đã có mưa kéo dài. Mực nước trên nhiều tuyến sông đang lên, vượt mức báo động, nguy cơ ngập lụt tại những vùng trũng, thấp và khu dân cư ven sông.

Tin khác

Hà Nội báo động lũ trên sông Bùi

Hà Nội báo động lũ trên sông Bùi

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội trong 2 ngày qua đã có mưa kéo dài. Mực nước trên nhiều tuyến sông đang lên, vượt mức báo động, nguy cơ ngập lụt tại những vùng trũng, thấp và khu dân cư ven sông.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hỗ trợ ngay cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hỗ trợ ngay cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão số 3

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu rà soát ngay, hỗ trợ cho các địa phương bị thiệt hại, các gia đình có người thiệt mạng do ảnh hưởng của bão số 3. Trong lúc này, người dân đang phải chịu thiệt hại, do đó phải bàn với tinh thần khẩn trương; kịp thời xử lý các vấn đề liên quan tới đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh, ứng phó sạt lở, sụt lún.
Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão số 3

Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão số 3

(LĐTĐ) Đêm ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp giao ban thứ 4 trong ngày của Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác thống kê thiệt hại, triển khai biện pháp khắc phục hậu quả sau bão.
Bão số 3 đi qua để lại sự tan tác ở Bãi Cháy, Hạ Long

Bão số 3 đi qua để lại sự tan tác ở Bãi Cháy, Hạ Long

(LĐTĐ) Bão số 3 đã tàn phá Bãi Cháy, Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) khiến trường học bị sập tầng, nhiều nhà ở, cửa hàng bị tốc mái... để lại sự hoang tàn và mức độ thiệt hại ban đầu.
Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Tối 7/9, Bộ Công Thương ngày đã có Công điện hỏa tốc số 6814/CĐ-BCT gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), Sở Công Thương các tỉnh, thành... về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) để sớm cung cấp điện trở lại.
Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

(LĐTĐ) Bão số 3 khiến 32 đường dây trung áp ở Bắc Giang gặp sự cố gây gián đoạn cung cấp điện cho hơn 300 nghìn khách hàng, chiếm khoảng 50% số khách hàng trên toàn tỉnh.
Bão số 3  gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

(LĐTĐ) Thông tin về thiệt hại sơ bộ do bão số 3 (bão Yagi), Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai cho biết, đến 17 giờ chiều nay, bão số 3 đã khiến 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương. Trong số thiệt hại về người, Quảng Ninh có 3 người thiệt mạng và 58 người bị thương. Hải Dương có 1 người thiệt mạng và Hải Phòng có 20 người bị thương.
Quy định chặt chẽ, cụ thể về tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ

Quy định chặt chẽ, cụ thể về tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ

(LĐTĐ) Đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị, cần cập nhật và cụ thể hóa vào dự thảo Luật Phòng không nhân dân các phân loại tàu bay không người lái, bao gồm tàu bay không người lái dân sự, tàu bay không người lái quân sự, tàu bay không người lái thương mại và giải trí.
Thanh Oai: Khoảng 3.500ha lúa đổ rạp do bão số 3

Thanh Oai: Khoảng 3.500ha lúa đổ rạp do bão số 3

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn huyện Thanh Oai mưa đã gây đổ và đổ rạp khoảng 3.500ha lúa và chưa có diện tích lúa bị ngập nước. Ngoài ra, có khoảng 5ha rau, màu bị dập nát và hư hỏng… Hiện chưa ghi nhận thiệt hại các công trình khác.
Hưng Yên: Tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Hưng Yên: Tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 với cường độ mạnh đã gây thiệt hại cho nhiều tỉnh, thành; trong đó có Hưng Yên. Tuy nhiên, lực lượng chức năng của tỉnh đã kịp thời ứng trực và giúp đỡ người dân khắc phục sự cố do bão gây ra.
Xem thêm
Phiên bản di động