Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Có một Sapa “nông nghiệp hóa”

(LĐTĐ) Những năm qua, đời sống của người dân huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai) dần ổn định hơn nhờ định hướng đúng đắn của chính quyền địa phương trong việc phát triển các mô hình kinh tế. Không dừng lại ở đó, phát huy những lợi thế sẵn có, huyện Sa Pa đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư về mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Nhờ điểm đặc biệt này, mai cổ Sa Pa “hét” giá hàng chục triệu vẫn hút khách Ghé thăm “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Nhiều mô hình kinh tế đưa lại thu nhập ổn định cho người dân

Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, huyện Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển. Ở miền Bắc Việt Nam, lẽ ra phải mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng do nằm ở địa hình cao và gần chí tuyến nên Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn đới, không khí mát mẻ quanh năm. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15°C. Mùa hè, huyện Sa Pa không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13°C – 15°C vào ban đêm và 20°C – 25°C vào ban ngày.

Có một Sapa “nông nghiệp hóa”
Lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao được phát triển mạnh mẽ tại Sa Pa trong nhiều năm trở lại đây. (Ảnh: Lương Hằng)

Tận dụng thế mạnh từ vị trí địa lý và khí hậu, người dân nơi đây đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi kém hiệu quả sang những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Một trong những mô hình đã và đang đưa lại hiệu quả kinh tế cho người dân Sa Pa phải kể đến mô hình nuôi cá hồi tại xã Ngũ Chỉ Sơn. Để tìm hiểu sâu hơn về mô hình nuôi cá hồi của người dân nơi đây, chúng tôi ghé thăm gia đình anh Châu A Chư - một trong những hộ gia đình bắt đầu khởi nghiệp với cá hồi từ hơn 1 năm nay. Để tới được trang trại nuôi cá hồi của gia đình anh Chư, chúng tôi phải vượt qua dãy núi đá cheo leo khá hiểm trở. Bể nuôi cá hồi của gia đình anh được thiết kế giữa lưng chừng đồi, phía trên là căn nhà gỗ nhỏ - nơi sinh sống của vợ chồng anh Chư cùng 2 con nhỏ.

Bên bếp lửa đang bập bùng, anh Chư rót tách trà nóng mời chúng tôi. Anh Chư cho biết, trước đây, do chưa có công việc ổn định nên anh thường đi làm thuê khắp nơi để có tiền trang trải cuộc sống gia đình. Công việc bôn ba vất vả không được gần vợ con nên một năm trước, anh đã bàn với vợ về xã Ngũ Chỉ Sơn để ổn định kinh tế gia đình từ loài cá hồi tiềm năng. Do gia đình vợ anh Chư đã nuôi cá hồi nhiều năm trước nên anh không quá lo lắng về kĩ thuật chăm sóc. Anh Chư kể, khó khăn nhất với anh trong những ngày đầu bắt tay vào việc nuôi cá hồi có lẽ là vốn mua giống và thức ăn cho cá. Để tiết kiệm chi phí, toàn bộ bể nuôi đều do anh tự đào, mỗi bể có chiều dài chừng hơn 5m, chiều rộng 3m chiều sâu chừng 1m; phía đáy bể được lót một lớp bạt để nước không bị thấm.

Quá trình nuôi cá hồi từ nhỏ đến lúc thu hoạch cũng mất khá nhiều thời gian. Để có một lứa cá hồi trưởng thành xuất đi các nhà hàng, bán cho khách du lịch, người nuôi phải mất hơn 1 năm. Cá hồi trưởng thành thường đạt cân nặng từ 1 - 1,5 kg, to nhất khoảng hơn 2 kg. Hiện tại, gia đình anh Chư đang nuôi khoảng 1.500 con cá hồi. Với mỗi lứa cá, tùy vào trọng lượng cơ thể mà chế độ ăn và chế độ chăm sóc cũng có sự khác biệt, người nuôi phải thường xuyên quan sát để phát hiện những bệnh lạ xuất hiện và có giải pháp khắc phục kịp thời.

Không chỉ ổn định kinh tế từ cá hồi, nhờ sự định hướng đúng đắn của chính quyền địa phương, những ngọn đồi trọc tại một số xã như Ô Quý Hồ; Ngũ Chỉ Sơn đã khoác lên mình lớp áo xanh mướt. Màu xanh không phải từ các loại cây lấy gỗ mà chính là những giàn su su đang cho ngọn và quả non mơn mởn. Điểm khác biệt của su su Sa Pa so với su su các địa phương khác ở chỗ quả su su Sa Pa có vị ngọt thanh, mùi thơm, thịt chắc và màu xanh sáng, rất đẹp mắt. Đây cũng là đặc điểm nổi trội khiến su su Sa Pa luôn được săn đón, giá cả được duy trì ổn định.

Trồng su su tới nay đã có trên 6 năm kinh nghiệm, bà Tẩn Thị Mẩy, dân tộc Dao tại xã Ngũ Chỉ Sơn nắm rõ từng công đoạn trồng cũng như chăm sóc loại rau đặc sản này. Theo bà Mẩy, su su thường được trồng khoảng thời gian gần Tết, nếu như su su tại các địa phương khác chỉ cho thu hoạch được một vụ thì su su ở đây có thể thu quanh năm, tuổi thọ trung bình của mỗi gốc su su cũng được từ 2 tới 3 năm. Bà Mẩy cũng cho biết, nhà bà hiện có khoảng trên 80 gốc su su đang cho thu hoạch. Trung bình, với mỗi cân su su khi cân bán tại vườn cho các thương lái rơi vào chừng 15.000 đồng/kg. Trong quá trình trồng su su gia đình bà khá vất vả vì phải leo trèo thường xuyên, thế nhưng, thu nhập ổn định từ su su đã trở thành nguồn động lực để gia đình vượt mọi khó khăn.

Cùng với những mô hình kinh tế trên, một số xã trên địa bàn huyện Sa Pa cũng phát huy thế mạnh của một số cây trồng. Theo đó, hiện tại, Sa Pa đang tập trung phát triển các mô hình trồng hoa địa lan; mô hình trồng rau an toàn; mô hình cây dược liệu và mô hình trồng cây ăn quả. Các cây trồng trên đều đã và đang đưa lại nguồn thu nhập cao, đưa lại cuộc sống ổn định cho người dân.

Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Không chỉ được đầu tư phát triển về du lịch, khoảng 5 năm trở về đây, huyện Sa Pa cũng thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Tới Sa Pa, du khách có thể dễ dàng bắt gặp những mô hình kinh tế được đầu tư về khoa học kỹ thuật. Tận dụng thế mạnh của tự nhiên và khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, các sản phẩm khi tới với người tiêu dùng đều được đánh giá cao về chất lượng.

Có một Sapa “nông nghiệp hóa”
Mô hình trồng su su tại xã Ngũ Chỉ Sơn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đưa lại nguồn kinh tế ổn định, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. (Ảnh: Lương Hằng)

Với khí hậu mát mẻ quanh năm, các nhà đầu tư đã mạnh dạn đầu tư phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao. Có những loại cây hoa trước đây chưa từng xuất hiện tại vùng núi, thế nhưng, khi trồng tại huyện Sa Pa lại sinh trưởng và phát triển tốt. Rời quê cùng người thân lập nghiệp tại huyện Sa Pa đến nay đã được hơn 4 năm, anh Nguyễn Văn Cường (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) đã tích lũy cho mình vốn kinh nghiệm dày dặn trong việc trồng cây cảnh.

Đưa chúng tôi tham quan vườn cây, hoa giống đang được trồng trong nhà lưới, anh Cường cho biết, năm đầu trồng hoa, hai chú cháu chỉ dám trồng thử nhiệm trên diện tích nhỏ với những loài hoa dễ chăm sóc. Về sau, khi đã nắm bắt được kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh ở miền núi cao, khu vực nhà màng được mở rộng diện tích hơn, các loại hoa từ đó mà trở nên đa dạng.

Do trồng được các loài hoa ưa lạnh ngay cả trong mùa hè nên việc tìm đầu ra cho sản phẩm không quá khó khăn. Phần lớn các loại cây đều được các thương buôn đặt trước, số lượng hoa được bán lẻ ra ngoài không nhiều. “Từ khi trồng hoa ở Sa Pa, hiệu quả kinh tế mang lại khá ổn định. Làm hoa ở đây mùa hè dễ làm hơn ở quê nhiều, trong khi đó giao thông vận tải đi lại thuận tiện nên các thương buôn ở dưới xuôi lên mua khá nhiều, hoa đẹp và được giá” – anh Cường cho hay.

Cũng giống như anh Cường, ông Ngô Văn Họa (tỉnh Thái Bình) cũng đã có 5 năm gắn bó với xã Ngũ Chỉ Sơn. Hiện tại, ông Họa đang quản lý hơn 1ha dâu tây được trồng trong mô hình nhà lưới. Theo ông Họa, giống dâu tây được trồng tại vườn là loại dâu tây Đà Lạt cho năng suất cao. Dâu được trồng và chăm sóc khoảng 3 tháng sẽ cho thu hoạch, nếu chăm tốt sẽ cho thu hoạch liên tục từ 1 tháng tới 1,5 tháng. Do được trồng, chăm sóc, thu hoạch với quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt nên dâu tây ở đây bán rất được giá, mỗi cân dâu tây sau khi vận chuyển về Thủ đô được bán với giá gần 400 nghìn đồng/kg.

Thực tế cho thấy, nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã đưa lại thu nhập ổn định cho người dân. Có những diện tích trồng hoa ly, hoa lan đã cho thu nhập lên đến cả tỷ đồng, hoặc như việc trồng rau xanh cũng mang lại cho nông dân đến vài trăm triệu đồng/ha canh tác trong một năm. Không thể phủ nhận những hiệu quả từ việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao đưa lại, thế nhưng để có thể phát triển bền vững, huyện Sa Pa cần quan tâm xây dựng mối liên kết giữa chính quyền, doanh nghiệp, hợp tác xã và người sản xuất. Mối liên kết này được thực hiện trên cơ sở: Người dân có đất, sức game bài uy tín ; doanh nghiệp có vốn, khoa học và công nghệ; chính quyền có cơ chế, chính sách hợp lý. Có như vậy, huyện Sa Pa mới có thể thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp tới đầu tư, phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao cần vốn đầu tư lớn./.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6

(LĐTĐ) Ngày 19/9 tại trụ sở, Ban Chấp hành Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm khóa XIX nhiệm kỳ 2023-2028 đã tổ chức kỳ họp thứ 6, để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác công đoàn quận 9 tháng năm 2024, đề ra phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Lê Hoàng Thủy Vân, Quận ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ quận chủ trì hội nghị.
Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu phải có các phương án để Thành phố xử lý ngay, hỗ trợ kịp thời cho người dân, cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn khắc phục sau bão số 3 và mưa, lũ sau bão gây ra.
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trước những ảnh hưởng của cơn bão số 3 tớiđời sống của đoàn viên Công đoàn, người game bài uy tín , Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã có sự thăm hỏi, hỗ trợ, động viên kịp thời.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

(LĐTĐ) Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Quận ủy Nam Từ Liêm đã tổ chức vòng chung khảo Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi với chủ đề "70 năm Ngày giải phóng Thủ đô".

Tin khác

Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

(LĐTĐ) Trong các ngày từ 16/9 - 19/9, đoàn tình nguyện của Hội Kỹ thuật xe máy Thanh Hóa đã sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con tại hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Trao quà hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại do bão, lũ

Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Trao quà hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại do bão, lũ

(LĐTĐ) Ngày 19/9/2024, đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội cùng các công ty, nhà hảo tâm đã tới thăm, động viên và trao quà hỗ trợ người dân chịu thiệt hại trong cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trên địa bàn tỉnh Lào Cai với tổng trị giá hàng hóa, tiền mặt là 240 triệu đồng.
Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Mỗi buổi sáng ở quê

Mỗi buổi sáng ở quê

(LĐTĐ) Buổi sáng luôn bắt đầu từ những trong trẻo, tươi mới đầy sức sống làm mỗi tâm hồn thêm rộn rã. Buổi sáng còn là không gian tĩnh lặng, vời vợi xa những ồn ào, chật chội của cuộc sống thường ngày.
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Những mùa trăng thương nhớ

Những mùa trăng thương nhớ

(LĐTĐ) Tháng tám âm lịch, mùa trăng tròn đầy. Mùa Tết Trung thu với những niềm vui trẻ thơ đẹp đẽ. Có ánh trăng sóng sánh chảy xuống vườn cây, có mâm cỗ bánh trái đang chờ phá cỗ đêm rằm. Tiếng trống lân vang lên tùng tùng, những chiếc đèn ông sao lung linh lấp lánh.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Xem thêm
Phiên bản di động