Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Coi chừng bệnh “bỗng dưng… chán ăn”

Cuộc sống hiện đại, nhiều áp lực công việc và các mối lo toan khiến không ít người rơi vào tình trạng căng thẳng, stress và phát hiện ra mình “bỗng nhiên” chán ăn, nhìn thức ăn không có “cảm hứng”, dù cơ thể vẫn cần được nạp năng lượng. Theo các bác sĩ, đó không chỉ là vấn đề “cảm xúc”, mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh tật.
coi chung benh bong dung chan an Thiếu chất này khiến con bạn lười ăn
coi chung benh bong dung chan an 10 loại quả tuyệt vời giúp bạn chống lại bệnh tật trong mùa hè
coi chung benh bong dung chan an Những thực phẩm nên hạn chế ăn trong mùa hè
coi chung benh bong dung chan an Cách ăn uống bảo vệ sức khỏe ngày nắng nóng
coi chung benh bong dung chan an
Chán ăn không chỉ là cảm giác, mà còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều chứng bệnh. Ảnh minh họa.

Chán ăn, mệt mỏi, phát hiện trầm cảm

Chị Trần Thu T (30 tuổi, ở Hà Giang) có tiếng là giáo viên tiếng Anh giỏi ở thành phố. Lịch dạy, áp lực kiếm tiền cùng những sự lo toan gia đình, các mối quan hệ khác khiến chị T luôn cảm thấy rất mệt mỏi. Nhưng tệ hơn, gần đây, chị còn không có cảm giác thèm ăn, thấy chán ăn và sợ nhìn thấy thức ăn. Chỉ trong vài tháng, chị T giảm tới 3-4kg không phanh, kèm theo mất ngủ và tâm lý buồn chán, trống rỗng, không muốn phấn đấu vì mục tiêu gì, không thể tập trung suy nghĩ.

“Trước đây, tôi ăn uống bình thường, thỉnh thoảng trong đầu hiện lên một vài món ăn gì đó và quyết ăn bằng được. Nhưng gần đây tôi còn không muốn ăn gì, không hề thấy ngon miệng. Thậm chí, tôi nhìn thức ăn thấy ghê, nuốt vào rồi nhưng chỉ chực muốn “cho ra”, miệng nhạt nhẽo không có cảm giác gì với thức ăn. Vốn bị đau dạ dày sẵn, chứng chán ăn càng khiến dạ dày đau hơn, có hôm đau bò lê bò toài giữa nhà nhưng lúc đó chỉ thấy đau mà không phản ứng gì lại được, cũng không khóc được”, chị T nói.

Được mách bảo, chị T đi khám ở Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai). Tại đây, với nhiều bài kiểm tra tâm lý cùng những triệu chứng của chị, bác sĩ chẩn đoán chị mắc trầm cảm. Do điều kiện riêng, bệnh cũng được phát hiện sớm, bác sĩ cho chị điều trị ngoại trú bằng cách uống thuốc và thay đổi lối sinh hoạt, sắp xếp lại cuộc sống.

Theo TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân là một trong 10 dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm, đặc biệt là nếu triệu chứng xuất hiện liên tục từ 2 tuần trở lên, thì được xem là một trong những dấu hiệu quan trọng chẩn đoán bệnh.

Các chuyên gia cho rằng, nếu hệ thần kinh bị căng thẳng quá mức và kéo dài có thể dẫn tới suy nhược thần kinh dẫn tới ngủ không sâu giấc, cơ thể mệt mỏi dẫn tới chán ăn và tình trạng này kéo dài dẫn tới sụt cân, cơ thể suy kiệt. Trong những trường hợp này, bệnh nhân cần tới khám chuyên khoa thần kinh, tâm thần để được bác sĩ trực tiếp thăm khám, giải tỏa những vấn đề trong tâm lý để điều trị bệnh.

Theo các chuyên gia, tình trạng mệt mỏi, chán ăn, sụt cân có thể do nguyên nhân thần kinh hoặc do một bệnh lý mạn tính (lao, sốt rét, ung thư...). Trong đó, với bệnh về lao như: Lao phổi, lao ruột, lao cột sống, lao màng phổi, lao màng bụng, lao ổ bụng… thường hay chán ăn kèm theo sốt. Sức đề kháng và hệ miễn dịch của người bị lao thường yếu đi, do đó vấn đề dinh dưỡng rất quan trọng, nhất là vitamin, kẽm, sắt…

Ngoài ra, chán ăn cũng là một biểu hiện của bệnh về nội tiết tố, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, suy tuyến giáp hay suy tuyến thượng thận. Thiếu vitamin và khoáng chất cũng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Thiếu sắt hoặc vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, táo bón, chảy máu nướu. Ngoài ra, nếu bị cảm cúm, viêm nhiễm cũng dẫn đến chứng “bỗng nhiên chán ăn”.

Chán ăn vì bệnh lý tiêu hóa

Với các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, ăn vào buồn nôn, sút cân có thể nghĩ tới một số bệnh lý khác như: Bệnh lý của đường tiêu hóa như: Viêm nhiễm mạn tính của dạ dày, tá tràng hoặc do tình trạng rối loạn hấp thu của đường tiêu hoá…

Theo TS.BS Đặng Bùi Bảo Linh, Bệnh viện Bạch Mai, mệt mỏi, chán ăn là biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính. Viêm đại tràng cấp có thể do vi khuẩn hoặc có thể do virus hoặc do ký sinh trùng, đặc biệt là lỵ amíp (bệnh kiết lỵ). Viêm đại tràng mạn tính rất khó chữa trị gây nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Ngoài ra, biến chứng của bệnh này còn có thể khiến bệnh nhân ăn không tiêu, liên tục bị rối loạn tiêu hóa (phân lúc lỏng lúc rắn, thậm chí táo bón, đi ngoài có nhày, máu…) dẫn đến cơ thể bị suy kiệt.

Với đường tiêu hóa, ngoài hệ thống ống tiêu hóa, còn có một số cơ quan có liên quan như: Tụy, gan và túi mật. Khi các bộ phận này “có vấn đề” cũng dễ khiến bệnh nhân có cảm giác chán ăn, đặc biệt là với gan. Trong đó, bệnh về gan như xơ gan và ung thư gan giai đoạn đầu thường có biểu hiện chán ăn nhất. Đến khi bệnh nặng, bệnh nhân mới có triệu chứng vàng da, vàng mắt, sụt cân.

Bệnh nhân V.X.C (58 tuổi, ở Hà Tĩnh) có tiền sử uống rượu nhiều trong nhiều năm. Hai tháng gần đây, ông thường cảm thấy ăn không còn cảm giác ngon, “nhai cơm như nhai rơm”. Thậm chí, ông còn bỏ cơm, bỏ các món bình thường mà tìm đến… mỳ tôm sống ăn qua ngày. Đến lúc thấy sức khỏe suy kiệt, sút cân nhanh, cơ thể luôn đòi hỏi “phải nghỉ ngơi”, không tham gia game bài uy tín bình thường được, ông mới đi khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Kết quả xét nghiệm máu với một loạt chỉ số cho thấy ông đã bị xơ gan giai đoạn 4, cần điều trị nội khoa bằng thuốc và điều chỉnh gấp lối sinh hoạt, ăn uống.

Ăn ngon miệng hay không cũng là câu hỏi thường được các bác sĩ hỏi bệnh nhân trong mỗi lần thăm khám. Bởi trong một số bệnh, đây là tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng bệnh tiến triển như thế nào, hiệu quả của phác đồ điều trị có ổn không. Đơn cử với bệnh viêm gan siêu vi, nếu bệnh nhân trong những lần tái khám sau điều trị vẫn mệt mỏi, vẫn ăn không ngon hơn, vẫn sốt… có nghĩa bệnh chưa ổn định.

Ngoài ra, bệnh thiếu máu mạn tính cũng có thể khiến bệnh nhân chán ăn, mệt mỏi. Thiếu máu mạn tính có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên nhưng đều có biểu hiện của tình trạng thiếu máu dần dần: Cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, da xanh niêm mạc mắt nhợt, thể trạng gầy và khi xét nghiệm máu thấy có hiện tượng thiếu máu. Một số nguyên nhân gây thiếu máu mạn tính như: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính, bệnh nhiễm giun sán đường tiêu hóa, bệnh trĩ (như trĩ nội, trĩ ngoại)… bệnh lý tủy xương là nơi sản sinh ra hồng cầu như: Suy tủy, ung thư tại chỗ hay di căn...

Chán ăn kéo dài sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, khi cơ thể không hấp thu đủ dinh dưỡng thiết yếu để nuôi dưỡng cơ thể và ngăn cản sự tấn công của bệnh tật cũng như quá trình lão hóa tự nhiên. Sự thiếu thốn thức ăn kéo dài cũng gây giảm nghiêm trọng nội tiết tố gây rối loạn chức năng sinh dục, làm suy giảm hoặc mất ham muốn tình dục.

Theo Quỳnh An/Gia đình và xã hội

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

(LĐTĐ) Báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 19h tối 7/9, trên địa bàn thành phố có thêm 1 người thiệt mạng do cây đổ trên đường Trần Duy Hưng.
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư  trần hỏng, nước tràn vào nhà

Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư trần hỏng, nước tràn vào nhà

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, những cơn mưa lớn kéo dài ở Hà Nội trong ngày 7/9 gây nhiều khó khăn cho người dân. Nhiều cư dân ở chung cư cao tầng bị nước tạt, chảy vào nhà. Trên mạng xã hội, xuất hiện không ít cảnh người dân hì hục thấm nước, tát nước ra khỏi nhà. Một số căn hộ, toà nhà còn bị sập trần.
Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Tối 7/9, Bộ Công Thương ngày đã có Công điện hỏa tốc số 6814/CĐ-BCT gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), Sở Công Thương các tỉnh, thành... về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) để sớm cung cấp điện trở lại.
Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

(LĐTĐ) Bão số 3 khiến 32 đường dây trung áp ở Bắc Giang gặp sự cố gây gián đoạn cung cấp điện cho hơn 300 nghìn khách hàng, chiếm khoảng 50% số khách hàng trên toàn tỉnh.
Bão số 3  gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

(LĐTĐ) Thông tin về thiệt hại sơ bộ do bão số 3 (bão Yagi), Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai cho biết, đến 17 giờ chiều nay, bão số 3 đã khiến 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương. Trong số thiệt hại về người, Quảng Ninh có 3 người thiệt mạng và 58 người bị thương. Hải Dương có 1 người thiệt mạng và Hải Phòng có 20 người bị thương.
Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 7/9, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm đã có buổi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 (Bão YAGI) tại một số xã thuộc huyện Gia Lâm.
Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đã để lại những thiệt hại đáng kể trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo báo cáo cập nhật đến 15h30 chiều nay (7/9), mặc dù chưa ghi nhận điểm ngập úng nào, nhưng quận Nam Từ Liêm đã có 140 cây bị đổ, gãy cành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ về an toàn.

Tin khác

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

Đảm bảo công tác y tế trước, trong và sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị có liên quan đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ.
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tìm nguyên nhân vụ nhiều học sinh ở Thái Nguyên nhập viện

(LĐTĐ) Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.
Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Hà Nội tiếp nhận 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Hà Nội tiếp nhận hơn 12.900 bệnh nhân khám cấp cứu và tai nạn trong dịp nghỉ lễ 2/9, trong đó, có 842 bệnh nhân khám tai nạn giao thông.
Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, đem đến sự hài lòng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

Cách sử dụng hoa đu đủ đực tốt cho sức khoẻ

(LĐTĐ) Hoa đu đủ đực được biết đến vừa là thực phẩm vừa là vị thuốc trong Đông y, vậy đâu là cách sử dụng hoa đu đủ đực đạt hiệu quả cao nhất?
Xem thêm
Phiên bản di động