Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Dùng kháng sinh bừa bãi:

Coi chừng sốc phản vệ

Hiện nay, người dân coi kháng sinh như một loại “thần dược” chữa bách bệnh nên chỉ cần ốm, ho, cảm, sốt là tự ý sử dụng. Đáng lo ngại, không ít người khi dùng kháng sinh có tâm lý sính thuốc ngoại, dùng lại đơn cũ,… Vô tình, nó không chỉ ảnh hưởng tới khả năng điều trị bệnh, nhiều người còn bị dị ứng thuốc, sốc thuốc, có khi tử vong chỉ vì lạm dụng kháng sinh.
tin nhap 20180417082635 Thuốc cản quang trong chẩn đoán hình ảnh nguy hiểm như thế nào?
tin nhap 20180417082635 Bệnh nhân tử vong bất thường sau tiêm thuốc cản quang

Theo các chuyên gia y tế, kháng sinh vốn chỉ được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như bệnh viêm phổi, nhiễm trùng máu, áp xe. Nhưng có một nghịch lý, người bệnh lại coi kháng sinh như thuốc bổ, không diệt được loại vi khuẩn này cũng có thể diệt được vi khuẩn khác.

Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh không đúng gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Nhẹ có thể nổi mề đay, phát ban, buồn nôn, tiêu chảy, nặng có thể gây ức chế tủy xương ảnh hưởng tế bào máu, gây suy gan, suy thận hoặc sốc phản vệ dẫn đến chết người. Nặng nề hơn, lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh vô cùng nguy hại.

tin nhap 20180417082635
TS. Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai đang khám cho bệnh nhân.

Theo TS. BS Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai: Hiện nay tình trạng kháng kháng sinh và nhiễm trùng bệnh viện đang là mối lo ngại lớn của ngành y tế. Vi khuẩn kháng kháng sinh lây lan trong bệnh viện, bệnh nhân đến viện thăm khám, điều trị nhiễm phải vi khuẩn kháng thuốc. Và người thiệt thòi chính là bệnh nhân. Bởi người bệnh lẽ ra chỉ mất tiền để chữa bệnh đang mắc, nhưng thực tế lại phải bỏ thêm tiền để chống nhiễm khuẩn, điều trị vi khuẩn kháng thuốc. Nếu không tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc đó thì nó lại gây hại đến sức khỏe con người, thậm chí có người chết vì nhiễm trùng.

Trong quá trình khám chữa bệnh, bác sĩ Cường đã từng gặp rất nhiều trường hợp người bệnh có những suy nghĩ sai lầm khi sử dụng thuốc kháng sinh. Trong đó, phổ biến là tình trạng nhiều người dân mang đơn thuốc cũ, đơn thuốc của người khác đi mua và sử dụng. Theo bác sĩ, điều này vô cùng nguy hại vì mỗi một bệnh có một căn nguyên và người bệnh này cũng khác người bệnh kia nên không thể dùng chung một đơn thuốc. Hơn nữa, trong những thời điểm khác nhau, giai đoạn khác nhau bệnh cũng khác nhau nên không phải cứ thấy triệu chứng lần sau tương tự với lần trước là mua thuốc y hệt để dùng.

Giai đoạn đầu có thể dùng kháng sinh này, giai đoạn sau của bệnh phải dùng kháng sinh khác và liều dùng cũng phải thay đổi theo thời gian. Sử dụng kháng sinh với liều lượng bao nhiêu, trong thời gian nào, dùng thế nào phải có chỉ định của bác sĩ. Theo bác sĩ Cường phân tích: “Nhiễm trùng máu, bệnh nhiễm trùng nặng phải dùng kháng sinh dài ngày mới có thể tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh. Bởi, vi khuẩn cần có liều thuốc đủ mạnh để tiêu diệt nó, nếu không nó sẽ trỗi dậy là phát triển rất nhanh, quen thuốc, nhờn thuốc làm cho quá trình điều trị ngày càng khó khăn”.

Cũng có trường hợp bệnh nhân thấy bác sĩ không kê thuốc gì, không kê kháng sinh lại lo lắng như vậy sẽ không khỏi bệnh, bác sĩ điều trị không chuẩn. Hay dùng kháng sinh nặng, kháng sinh đắt tiền thì mới tốt, mới là bác sĩ giỏi…đây cũng là những quan niệm sai lầm của người bệnh. Bởi việc dùng nhiều thuốc không phải là tốt, mỗi thuốc đều có độc tính, nhiều độc tính tích tụ gây hại cho cơ thể. Đó là chưa kể những tương khắc của các thuốc. Do vậy, dùng loại nào, kết hợp ra sao, liều lượng, thời gian, cách dùng thể nào phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tương tác tương kỵ trong thực phẩm thế nào thì trong thuốc cũng như vậy. Nên bác sĩ cũng cần lưu ý tác dụng hiệp đồng của thuốc để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. “Mặc dù trong điều trị, nhiều bác sĩ vẫn kê nhiều thuốc nhưng đó là kháng sinh kết hợp. Với một thuốc đơn độc có thể tác động khoảng 50%, nhưng khi dùng kết hợp với 1 loại khác có thể có tác dụng 100%. Tuy nhiên, có nguyên tắc khi phối hợp kháng sinh vì có những kháng sinh kỵ nhau, cần có ý kiến chuyên môn của bác sĩ” – bác sĩ Cường nói.

Ngoài ra, với việc dùng thuốc theo kiểu tự ý cho trẻ dùng liều bằng 1/2 người lớn cũng là sai lầm nhiều bậc phụ huynh mắc phải. Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ nên không thể dùng thuốc với liều lượng 1/2 người lớn. Hơn nữa, có những thuốc người lớn dùng được nhưng với trẻ nhỏ lại gây hại đến xương, gan, thận. Vậy nên có rất nhiều loại được chống chỉ định dùng cho trẻ. Do đó, trẻ nhỏ khi bị bệnh cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa nhi và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ nhi.

Như vậy, với những người đang bị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn, phải dùng kháng sinh để điều trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, hàng ngày uống thuốc đúng giờ, không được bỏ thuốc, tự ý điều chỉnh thuốc. Người bệnh nên dùng đúng liều, đúng thời gian, dùng đúng đường dùng… Mỗi một loại kháng sinh đều có chỉ định, tác dụng phụ và được ghi trên bao bì của thuốc, ghi trên đơn của bác sĩ theo những bệnh cụ thể.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).

Tin khác

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

(LĐTĐ) Trong 3 ngày liên tiếp từ 12-14/9, ngày hội hiến máu Trung thu cho em 2024 đã tiếp nhận 2.077 đơn vị máu từ người dân Thủ đô.
VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

(LĐTĐ) Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tăng cường của Thành phố Hồ Chí Minh, 39 Trung tâm tiêm chủng VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần 1.000 mũi vắc xin dịch vụ có thành phần chống sởi.
Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

(LĐTĐ) Bệnh whitmore có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh whitmore có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%.
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.
Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

(LĐTĐ) Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Bởi vậy, khi mưa lũ rút, người dân đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, bao gồm các bệnh đường hô hấp, truyền nhiễm, tiêu hóa... đặc biệt là các bệnh về da liễu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

(LĐTĐ) Vừa qua, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn công tác đã đến xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trao quà cho người dân nơi đây.
Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

(LĐTĐ) Đau lưỡi lâu ngày và tự uống thuốc không đỡ, bệnh nhân đi khám và được phát hiện ung thư bờ lưỡi nguy hiểm. Để điều trị, phương pháp tối ưu là cắt bỏ toàn bộ vị trí khối u và các vùng có liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.
Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

(LĐTĐ) Vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo người dân về việc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng cứu trợ người dân vùng bão lũ.
Xem thêm
Phiên bản di động