Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Còn khoảng 80% lượng xe đang đỗ tự do: Cần đáp số cho bài toán quỹ đất

(LĐTĐ) Những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội dân số tăng nhanh, kéo theo đó là phương tiện giao thông cá nhân tăng khiến cho giao thông tĩnh khu vực nội đô luôn trong tình trạng quá tải trầm trọng. Một thực tế hiện nay là, tại các điểm trông giữ xe, lượng phương tiện gia tăng, khiến các bãi đỗ xe vừa thiếu vừa quá tải, thì việc lựa chọn một số khu vực như: Công viên, dưới gầm cầu vượt… để trông giữ phương tiện tạm thời là giải pháp cần thiết.
con khoang 80 luong xe dang do tu do can dap so cho bai toan quy dat Đề xuất các bãi trông xe: Vẫn loay hoay tìm giải pháp
con khoang 80 luong xe dang do tu do can dap so cho bai toan quy dat Xử lý các điểm trông giữ xe vi phạm tại Hà Nội: Chẳng lẽ bó tay?
con khoang 80 luong xe dang do tu do can dap so cho bai toan quy dat Khảo sát công tác trông giữ xe sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019

Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này, ngoài giải pháp tình thế nêu trên, Hà Nội cần đẩy nhanh việc xây dựng các điểm trông giữ phương tiện theo Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe của Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.

con khoang 80 luong xe dang do tu do can dap so cho bai toan quy dat
Do thiếu điểm trông giữ xe, người dân phải tổ chức trông giữ trên vỉa hè. Ảnh: Giang Nam

Nhu cầu tăng cao

Theo thống kê từ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP.Hà Nội thì Hà Nội hiện có 5,1 triệu xe máy và 0,5 triệu ô tô. Mỗi tháng con số này tăng thêm 28.000 phương tiện đăng ký mới (trong đó xe máy là 20.000 và ô tô là 8.000). Trong khi, trên địa bàn Hà Nội hiện số điểm đỗ xe công cộng được cấp phép vẫn hạn chế.

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, công suất của các điểm đỗ tại Thủ đô mới chỉ đáp ứng được gần 10% nhu cầu giao thông tĩnh, ngoài ra các điểm trông xe tại các trung tâm thương mại, tầng hầm của các tòa nhà cao tầng cũng chỉ đáp ứng được từ 3 - 4% nhu cầu. Như vậy còn trên 80% lượng xe còn lại tại Hà Nội chủ yếu đang đỗ tự do. Hệ lụy nhãn tiền là, không ít phương tiện phải đỗ dưới lòng đường, vỉa hè trực tiếp vi phạm trật tự giao thông và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Theo thống kê từ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP.Hà Nội thì Hà Nội hiện có 5,1 triệu xe máy và 0,5 triệu ô tô. Mỗi tháng con số này tăng thêm 28.000 phương tiện đăng ký mới (trong đó xe máy là 20.000 và ô tô là 8.000).

Trong khi, trên địa bàn Hà Nội hiện số điểm đỗ xe công cộng được cấp phép vẫn hạn chế. Theo tính toán của các nhà chuyên môn, công suất của các điểm đỗ tại Thủ đô mới chỉ đáp ứng được gần 10% nhu cầu giao thông tĩnh, ngoài ra các điểm trông xe tại các trung tâm thương mại, tầng hầm của các tòa nhà cao tầng cũng chỉ đáp ứng được từ 3-4% nhu cầu.

Như vậy còn trên 80% lượng xe còn lại tại Hà Nội chủ yếu đang đỗ tự do. Hệ lụy nhãn tiền là, không ít phương tiện phải đỗ dưới lòng đường, vỉa hè trực tiếp vi phạm trật tự giao thông và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Anh Đinh Hữu Hải (trú tại Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm) cho biết: Mỗi lần có việc phải lên khu vực trung tâm giao dịch là mỗi lần cực hình. Đi xe máy thì xa, mà đi ô tô thì không biết gửi chỗ nào. “Có lần tôi đi ô-tô lên hồ Hoàn Kiếm nhưng lòng vòng mấy dãy phố không tìm được nơi đỗ xe, cuối cùng phải đi ra gửi tại bãi đỗ xe Trần Nhật Duật rồi bắt ta-xi ngược lại. Từ lần ấy, mỗi khi cần lên phố tôi đều đi ta-xi cho tiện” – anh Hải chia sẻ.

Thực tế nhiều tuyến phố khu vực trung tâm hiện vẫn thiếu điểm đỗ xe. Phần lớn là sử dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi gửi xe nên chất lượng dịch vụ kém, không bảo đảm an toàn, gây khó khăn trong công tác quản lý... Hơn nữa, việc sử dụng lòng đường, vỉa hè làm điểm trông giữ xe như hiện nay chỉ là giải pháp tình thế, sai quy định vì lòng đường, vỉa hè là để phục vụ hành lang giao thông đường bộ và người đi bộ.

Cần phải nhìn rõ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng Hà Nội thiếu nhiều điểm đỗ xe công cộng. Trước tiên cần nói đến là quy hoạch không theo kịp với tốc độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển của các phương tiện giao thông. Theo đó, hiện tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh quá thấp trong khi tốc độ gia tăng về phương tiện, đặc biệt xe con cá nhân đang tăng cao đột biến. Ngoài ra, tại các khu vực cửa đầu ngõ, đầu mối giao thông thiếu các điểm dừng hỗ trợ cho các tổ chức giao thông nên phương tiện phải đỗ dưới lòng, lề đường càng gây ách tắc giao thông.

Tìm giải pháp

Theo Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Ngô Mạnh Tuấn, Thành phố đang gặp nhiều khó khăn về hạ tầng giao thông nói chung và hạ tầng giao thông tĩnh nói riêng. Trong khi lượng phương tiện gia tăng chóng mặt, thì bến, bãi đỗ xe công cộng theo quy hoạch vẫn trong quá trình đầu tư xây dựng, chưa hoàn chỉnh. Các điểm trông giữ phương tiện dưới lòng đường còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu trông giữ phương tiện của nhân dân, các cơ quan, đơn vị. Ðiều này đòi hỏi thành phố phải có những giải pháp nhằm tận dụng mọi vị trí có điều kiện để phục vụ nhu cầu đỗ, gửi xe của người dân.

Phó Giám đốc Ngô Mạnh Tuấn cho biết: Nhu cầu về điểm giao thông tĩnh của người dân rất lớn, đồng thời, việc tổ chức khai thác các điểm nêu trên đã ổn định, an toàn trong nhiều năm qua. Do đó, thành phố đã kiến nghị Bộ GTVT sửa đổi Thông tư số 35, cũng như trong thời gian từ nay đến năm 2023 cho phép Hà Nội tiếp tục duy trì bốn điểm trông giữ xe dưới gầm cầu hiện có.

Cụ thể, theo Văn bản số 549/QÐ-UBND, TP Hà Nội kiến nghị Bộ GTVT điều chỉnh Ðiều 1; Mục 3 của Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT, cho phép Hà Nội được tiếp tục tổ chức trông giữ phương tiện dưới gầm cầu trên địa bàn đến hết năm 2023, để phục vụ nhu cầu về nơi gửi xe của người dân.

Thành phố cam kết bảo đảm công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị tại các vị trí trông giữ này. Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở GTVT; Công an thành phố, chính quyền các quận giải tỏa những điểm trông giữ xe không phép dưới một số gầm cầu còn lại; tăng cường xử lý các vi phạm trong công tác trông giữ phương tiện trên địa bàn để bảo đảm trật tự đô thị, an toàn giao thông. Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục yêu cầu đơn vị được giao quản lý các điểm trông giữ xe đưa công nghệ cao vào ứng dụng nhằm quản lý tốt hơn, minh bạch hơn dịch vụ trông giữ xe tại các điểm này.

Khách quan nhìn nhận, thời gian qua Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển giao thông tĩnh. Cụ thể, Thành phố đã xây dựng kế hoạch kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng 5 bãi đỗ xe mới có quy mô lớn, hiện đại tại các quận nội thành với tổng kinh phí lên tới 3.000 tỷ đồng nhằm giải quyết nhu cầu giao thông tĩnh đang vừa thiếu, vừa yếu của Thủ đô.

Những điểm quy hoạch bao gồm: Bãi đỗ xe ở phần không gian ngầm tại số 295 Lê Duẩn, quận Đống Đa với quy mô 1,03ha, tổng mức đầu tư dự kiến 600 tỷ đồng; bãi đỗ xe trước cổng và trong Công viên Thống Nhất, giáp phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng với quy mô 0,3ha, tổng mức đầu tư dự kiến 450 tỷ đồng; bãi đỗ xe Công viên Tuổi trẻ (Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) với quy mô 1,12ha, tổng mức đầu tư dự kiến 800 tỷ đồng; bãi đỗ xe Quảng trường 19/8 (cả phạm vi dưới vườn hoa) quận Hoàn Kiếm với quy mô 0,32ha, tổng mức đầu tư dự kiến 350 tỷ đồng; bãi đỗ xe ngầm sân vận động Quần Ngựa, quận Ba Đình với quy mô 1,12ha, tổng mức đầu tư dự kiến 800 tỷ đồng.

Có thể khẳng định, giao thông tĩnh trên địa bàn Hà Nội là một bộ phận quan trọng của tổ chức giao thông đô thị, là một loại hình dịch vụ, phục vụ không thể thiếu của mỗi đô thị. Bởi vậy quy hoạch giao thông muốn đạt hiệu quả cao không những phải giải quyết tốt về cấu trúc, lựa chọn loại phương tiện, phân bố vận tải… mà còn phải giải quyết hợp lý và đầy đủ về bố trí một hệ thống giao thông tĩnh, thuận tiện, thuận lợi và an toàn.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco thông tin, hôm nay (10/9) một hành khách đi xe buýt từ Phú Xuyên đi Thường Tín đã đãng trí bỏ quên chiếc túi có 150 triệu đồng vừa rút từ ngân hàng về. Ngay khi phát hiện số tài sản này, đội ngũ lái xe buýt và nhân viên phục vụ của Transerco đã hỗ trợ tìm kiếm, bảo quản và trao lại cho hành khách số tiền lớn bị bỏ quên này.
Chương Mỹ: Dồn tổng lực khắc phục, ứng phó với lũ

Chương Mỹ: Dồn tổng lực khắc phục, ứng phó với lũ

(LĐTĐ) Ngày 10/9, mực nước sông Bùi tại địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tiếp tục dâng cao, để đảm bảo an toàn cho người dân, đồng thời ứng phó kịp thời với những diễn biến bất thường do mưa, lũ; các cấp chính quyền, người dân trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã dồn tổng lực để khắc phục hậu quả, nhất là tại khu vực vùng rốn lũ.
Công an Hà Nội phát động ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Công an Hà Nội phát động ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 10/9, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ. Đến dự buổi lễ phát động có đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội; Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an Thành phố, chủ trì buổi lễ.
Cập nhật mới nhất diễn biến mưa tại vùng núi và trung du Bắc Bộ trong chiều 10/9

Cập nhật mới nhất diễn biến mưa tại vùng núi và trung du Bắc Bộ trong chiều 10/9

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều tối 10/9 đến chiều 11/9, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, cục bộ có nơi trên 120mm; riêng Lào Cai, Yên Bái có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm.
Đảm bảo an toàn cho người dân ven sông Tích

Đảm bảo an toàn cho người dân ven sông Tích

(LĐTĐ) Thời điểm này, mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Tích liên tục dâng cao. Mực nước sông Tích tại trạm đo đã trên mức báo động 3. Theo đó, một số khu vực ven sông Tích thuộc địa bàn huyện Quốc Oai, Thạch Thất nước đã dâng cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu cơn bão số 3, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc phòng chống lụt bão… Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, cũng như tăng cường quản lý thị trường, mới đây Bộ Công Thương đã có Công điện chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông; đảm bảo không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Khẩn cấp triển khai bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà

Khẩn cấp triển khai bảo đảm an toàn đập thủy điện Thác Bà

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát, triển khai thực hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu dòng chảy về hồ thủy điện Thác Bà.

Tin khác

Ngập úng đường Đại lộ Thăng Long, phương tiện di chuyển thế nào?

Ngập úng đường Đại lộ Thăng Long, phương tiện di chuyển thế nào?

(LĐTĐ) Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông trên tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội tiến hành điều chỉnh tổ chức giao thông trên tuyến đường này.
Cảnh sát giao thông Hà Nội cứu hộ tàu đắm trên sông Hồng

Cảnh sát giao thông Hà Nội cứu hộ tàu đắm trên sông Hồng

(LĐTĐ) Sáng ngày 10/9, lực lượng chức năng phát hiện 1 phương tiện thủy bị chìm (đắm) tại khu vực đoạn sông Hồng thuộc địa phận phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội. Ngay sau khi tiếp nhận tin, Đại tá Trần Đình Nghĩa - Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội, đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo lực lượng nhanh chóng tiếp cận hiện trường, tổ chức phối hợp tìm kiếm người bị nạn.
Hà Nội: Rà soát, bảo vệ cầu yếu mùa mưa bão

Hà Nội: Rà soát, bảo vệ cầu yếu mùa mưa bão

(LĐTĐ) Qua rà soát của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội còn tồn tại khoảng 89 cầu yếu, cầu tạm cần cải tạo, sửa chữa, đầu tư xây dựng mới. Số lượng cầu này tập trung chủ yếu ở các huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Làm sao để học sinh thực hiện tốt ATGT?

Làm sao để học sinh thực hiện tốt ATGT?

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình trật tự, an toàn giao thông (ATGT) liên quan đến lứa tuổi học sinh vẫn diễn ra phức tạp. Dễ thấy, ATGT liên quan đến lứa tuổi học sinh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn và để lại những hậu quả nặng nề. Trong nhiều căn nguyên dẫn đến tình trạng này, có nguyên nhân đến từ việc các bậc phụ huynh chưa thực sự sát cánh hoặc thiếu tính nêu gương.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều đường, Cảnh sát giao thông tổ chức cấm đường ngay đầu vào cao tốc

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều đường, Cảnh sát giao thông tổ chức cấm đường ngay đầu vào cao tốc

(LĐTĐ) Sáng 10/9, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, do khu vực km191 đến km191+500 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập cả 2 chiều đường, các phương tiện đi vào không đảm bảo an toàn. Do vậy, Đội cao tốc số 3 tổ chức cầm đường theo cả 2 chiều đến khi đảm bảo an toàn mới tiếp tục cho các phương tiện lưu thông.
Mưa ngập khiến hàng trăm xe chết máy, Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân di chuyển

Mưa ngập khiến hàng trăm xe chết máy, Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân di chuyển

(LĐTĐ) Sáng 10/9, nhiều tuyến phố ở Hà Nội xảy ra tình trạng ngập úng. Nước dâng cao khiến các phương tiện di chuyển khó khăn; hàng trăm xe máy nối đuôi nhau chết máy...
Nước sông Hồng dâng cao, Hà Nội cấm nhiều phương tiện qua cầu Chương Dương

Nước sông Hồng dâng cao, Hà Nội cấm nhiều phương tiện qua cầu Chương Dương

(LĐTĐ) Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ra thông báo về việc hạn chế các phương tiện lưu thông trên cầu Chương Dương, một tuyến giao thông huyết mạch của Thủ đô. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh cơn bão số 3 (bão Yagi) đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực, khiến các nhà máy thủy điện phải xả lũ, dẫn đến tình trạng mực nước sông Hồng dâng cao bất thường và dòng chảy trở nên xiết hơn.
Hướng dẫn phân luồng, tổ chức giao thông qua cầu Phong Châu

Hướng dẫn phân luồng, tổ chức giao thông qua cầu Phong Châu

(LĐTĐ) Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa ra thông báo về việc phân luồng, tổ chức giao thông qua các cầu Phong Châu, Tứ Mỹ, Trung Hà, địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Hà Nội: Cấm các phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà

Hà Nội: Cấm các phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà

(LĐTĐ) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa thông tin về việc cấm các phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà Km64+639, Quốc lộ 32 và phương án phân luồng cho các phương tiện lưu thông từ thành phố Hà Nội đi thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện của tỉnh Phú Thọ.
Phân luồng giao thông các vị trí úng ngập tại huyện Quốc Oai và Hoài Đức

Phân luồng giao thông các vị trí úng ngập tại huyện Quốc Oai và Hoài Đức

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa ban hành thông báo phân luồng, hướng dẫn giao thông tại các vị trí bị ngập úng sau cơn bão số 3 trên các tuyến đường thuộc huyện Quốc Oai và Hoài Đức.
Xem thêm
Phiên bản di động