Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Cửa ngõ cho Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) 70 năm về trước, những cửa ngõ Hà Nội đã rộng mở để đón đoàn quân giải phóng tiến về trong hân hoan của tự do và niềm kỳ vọng tương lai. Giờ đây, vẫn với khí thế này, những “Thành phố trong Thủ đô” sẽ là chìa khóa, là “cửa ngõ” để Thủ đô bứt phá, cất cánh vươn xa.
Hà Nội: Bảo đảm trật tự an toàn giao thông cửa ngõ phía Tây Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cửa ngõ phía Tây thành phố Hà Nội

Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, sau thời kỳ phát triển “nóng”, Thành phố phải đối mặt với hàng loạt vấn đề, nhất là tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số cơ học, dẫn đến nhiều thách thức trong quy hoạch, giao thông, an ninh, y tế, giáo dục, năng lượng, phát triển nhà ở, xử lý ô nhiễm môi trường...

Xây dựng một Thành phố thông minh nhằm đáp ứng các yêu cầu quản trị của chính quyền và đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, tiện ích, an toàn, thân thiện cho người dân, tạo ra những giá trị nhân văn cho cuộc sống cộng đồng là yêu cầu cấp thiết và là mục tiêu hướng tới của Thủ đô. Từ cơ sở này, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và vị trí địa chiến lược của Thủ đô cho sự phát triển toàn diện, bền vững của địa phương, làm cơ sở cho việc quản lý và đầu tư phát triển Thủ đô Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức lập Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065” và đã được Hội đồng nhân dân Thành phố biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ XIV.

Cửa ngõ cho Thủ đô “cất cánh”
Định hướng phát triển không gian toàn đô thị Hà Nội trong điều chỉnh quy hoạch chung.

Trong các điểm mới, đáng chú ý có đề xuất mô hình “Thành phố trong Thủ đô” nhằm tạo các cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho các “cửa ngõ” của Hà Nội gồm: Hòa Lạc, Xuân Mai (khu vực phía Tây); Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn (khu vực phía Bắc) và có thể cả Phú Xuyên, Ứng Hòa (khu vực phía Nam)… nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các khu chức năng về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, thương mại dịch vụ; logistics; thương mại quốc tế; tài chính... hình thành các trung tâm phát triển mới của Thủ đô.

Dẫn chứng về một số thành công nổi bật của một số thành phố trên thế giới như: Thành phố thông minh Seoul (Hàn Quốc), thành phố Medellin (Colombia) hay Dương Châu (Trung Quốc)… để lấy những bài học kinh nghiệm bổ ích cho quy hoạch phát triển Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang - nguyên Giám đốc Chương trình Định cư con người của Liên hợp quốc tại Việt Nam, cho rằng, việc củng cố các thành phố nhỏ và trung gian sẽ không chỉ tạo dòng chảy và mối liên kết mạnh mẽ giữa thành thị và nông thôn mà còn tăng cường khả năng tiếp cận của người dân nông thôn và ven đô với các dịch vụ cơ bản đô thị bền vững như: Nước sạch, vệ sinh, cơ sở y tế, dịch vụ tài chính, giao thông, năng lượng và thực phẩm để có thể thu hút dân cư và đô thị hóa bền vững.

Sự gắn kết của các thị trấn và thành phố trung gian thành một thể liên tục đa trung tâm đòi sự phát triển đầu tư cân bằng, quy hoạch tổng hợp vùng và lãnh thổ, các hành lang và cụm phát triển, cũng như các liên kết và trao đổi liên vùng ở nhiều cấp độ. “Bài học kinh nghiệm phát triển vùng Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc ở Trung Quốc rất đáng chú ý và học hỏi khi tích hợp sự can thiệp của Nhà nước với sự điều tiết của thị trường. Sự hợp tác xuyên ranh giới lãnh thổ với sự thúc đẩy của chính quyền Trung ương bảo đảm hợp tác khu vực lâu dài, ổn định những hành động trong tương lai. Bằng cách kết hợp từ trên xuống lập kế hoạch và hợp tác theo chiều ngang”, Tiến sĩ Nguyễn Quang nhấn mạnh.

Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị, đa cực, đa trung tâm, gồm: Đô thị trung tâm (Đô thị phía nam sông Hồng; Đô thị Long Biên, Gia Lâm); Thành phố phía Bắc (gồm các huyện: Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Thành phố phía Tây (Đô thị vệ tinh Hòa Lạc, thị trấn Xuân Mai), các Đô thị vệ tinh Sơn Tây, Phú Xuyên; Thị trấn sinh thái và thị trấn.

Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Tuấn Nghĩa - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trong tương lai, dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các đô thị hiển nhiên sẽ là các đô thị thông minh. Diện mạo cũng như cấu trúc tổ chức hoạt động kinh tế và đời sống xã hội đô thị tất yếu mang hình thái là những hệ sinh thái đô thị thông minh hơn và bản sắc hơn. Do đó, dù với tầm nhìn 30 năm hay dài hơn nữa, việc kiến tạo nền tảng và nhất quán thực hiện phát triển theo hướng đô thị thông minh ngay từ hôm nay không chỉ là nguyên tắc mà còn là “mệnh lệnh” cho các Thành phố, trong đó có Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến của cả nước…

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nhiều thành phố cũng trải qua các quá trình phát triển lộn xộn và tự phát như Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều thành phố đã vươn mình (như Seoul, Singapore, Medellin, Thượng Hải, Dương Châu, Cairo…) bằng những chiến lược tái cấu trúc táo bạo, gắn kết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường. Chìa khóa cho sự thay đổi đó nằm ở những hành lang phát triển kết nối sáng tạo những thành tố rời rạc và tự phát. Kết nối, sử dụng đất đa chức năng, phát triển các không gian đô thị sáng tạo, thông minh cho nhu cầu sống, dịch vụ, vui chơi giải trí và làm việc, bảo tồn và tái phát triển đô thị, khai thác cảnh quan các con sông, nâng cấp các khu ở, liên kết đô thị, nông thôn và vùng, khai thác nguồn lực tài nguyên, sinh thái và xã hội… là những giải pháp chiến lược ưu tiên. Tiềm năng phát triển những không gian sáng tạo và chuyển đối số cho hội nhập toàn cầu đã hiện hữu trong những hoạt động phát triển ở Thủ đô.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn triển khai ứng phó bão Yagi

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn triển khai ứng phó bão Yagi

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3/9/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

Hà Nội: Người cao tuổi được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Từ năm 2024, người cao tuổi từ đủ 70 đến dưới 80 tuổi đang thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế.
Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn Hà Nội tháng 8/2024, ước đạt tăng 0,1% so với tháng 7 và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023. Qua đó, ước tính 8 tháng năm 2024, chỉ số IIP của Thành phố tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

8 tháng năm 2024, chỉ số CPI Hà Nội tăng 5,24%

(LĐTĐ) Tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 7 và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm 2023. Tính bình quân 8 tháng năm 2024, CPI của Hà Nội tăng 5,24% so với bình quân cùng kỳ năm 2023.
Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

Phố Hàng Mã rực rỡ đón Trung thu

(LĐTĐ) Khi cái nắng cuối hè bắt đầu dịu bớt, phố Hàng Mã - con phố nổi tiếng giữa lòng Hà Nội - lại khoác lên mình một diện mạo mới, rực rỡ và náo nhiệt hơn bao giờ hết để chào đón mùa Trung thu đang đến gần.
Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

Cao Bằng sẵn sàng cho Hội nghị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8

(LĐTĐ) Từ ngày 5 - 15/9, tỉnh Cao Bằng sẽ trở thành tâm điểm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...

Tin khác

Dự án nhà ở thương mại “mắc kẹt” với điều kiện có đất ở

Dự án nhà ở thương mại “mắc kẹt” với điều kiện có đất ở

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 127 Luật Đất đai 2024 thì quy định nhà đầu tư phải có toàn bộ hoặc một phần đất ở mới được chấp thuận nhà đầu tư, không thông qua đấu giá, đấu thầu. Như vậy, các dự án nhà ở thương mại không có đất ở vẫn phải tiếp tục “chờ”.
Thành phố Hồ Chí Minh có thêm 1.445 căn nhà ở xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh có thêm 1.445 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Tầm nhìn đến 2030, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ xây dựng gần 70.000 nhà ở xã hội, trong đó, dự án Lê Thành Tân Kiên với 1.445 căn dự kiến được bàn giao vào năm 2026.
Grand Marina, Saigon - Những "tinh hoa" của căn hộ hàng hiệu trên nền di sản

Grand Marina, Saigon - Những "tinh hoa" của căn hộ hàng hiệu trên nền di sản

(LĐTĐ) Trên nền di sản hơn 200 năm của Ba Son, những căn hộ hàng hiệu Marriott và JW Marriott của Grand Marina, Saigon xuất hiện như tài sản hàng hiệu.
Khu công nghiệp sinh thái và công nghệ 4.0: Hướng tới tương lai bền vững

Khu công nghiệp sinh thái và công nghệ 4.0: Hướng tới tương lai bền vững

(LĐTĐ) Các khu công nghiệp (KCN) sinh thái mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường. Công nghệ 4.0 sẽ cung cấp các công cụ và giải pháp tối ưu hóa quản lý tài nguyên, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động môi trường.
Quy mô 6 dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội

Quy mô 6 dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Theo danh mục dự án nhà ở, khu đô thị thuộc Kế hoạch phát triển 2021 - 2025 (đợt 3) vừa được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, thành phố sẽ có thêm 6 dự án nhà ở xã hội. Các dự án có tổng diện tích gần 13 ha tại quận Ba Đình, Long Biên và các huyện Thanh Trì, Thạch Thất.
Huyện Thanh Oai báo cáo thành phố Hà Nội việc đấu giá đối với 68 thửa đất

Huyện Thanh Oai báo cáo thành phố Hà Nội việc đấu giá đối với 68 thửa đất

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai vừa có báo cáo gửi UBND thành phố Hà Nội về quá trình triển khai dự án, xác định giá khởi điểm và tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
Cảnh giác trò lừa đảo khách hàng mua căn hộ QMS TOP TOWER

Cảnh giác trò lừa đảo khách hàng mua căn hộ QMS TOP TOWER

(LĐTĐ) Vừa qua, chủ đầu tư QMS TOP TOWER cho biết đã phát hiện 2 vụ lừa đảo khách hàng quan tâm tới căn hộ QMS TOP TOWER. Đã có 2 trường hợp thực hiện xong Bước 2 của chiêu lừa đảo. Do chủ đầu tư không cho phép khách hàng tự chuyển tiền vào căn hộ không có đăng ký với chủ đầu tư và đơn vị phân phối, nên kế hoạch lừa đảo Bước 3 của nhóm lừa đảo đã bị ngăn chặn.
Sửa bất cập để phát triển nhà ở xã hội

Sửa bất cập để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến năm 2023” đã giám sát thực tế, làm việc với nhiều địa phương, bộ, ngành về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Qua đó cho thấy, còn nhiều bất cập trong quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.
Lễ ký kết và giao nhận hợp đồng mua bán đợt 1 dự án QMS Top Tower

Lễ ký kết và giao nhận hợp đồng mua bán đợt 1 dự án QMS Top Tower

(LĐTĐ) Mới đây, Công ty Cổ phần Dịch vụ trường học Quang Minh (QMS) đã tổ chức Lễ ký kết và giao nhận hợp đồng mua bán đợt 1 dự án QMS Top Tower Tố Hữu với sự góp mặt của quý khách hàng cùng các đối tác.
Ngay gần Hà Nội, Hà Nam là “chân ái” cho các tín đồ du lịch văn hoá

Ngay gần Hà Nội, Hà Nam là “chân ái” cho các tín đồ du lịch văn hoá

(LĐTĐ) Cách Hà Nội chỉ một tiếng chạy xe, du lịch Hà Nam chắc chắn là nơi - phải - đến dành cho những ai yêu thích khám phá các lớp trầm tích văn hoá bản địa khi đang được kỳ vọng là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”.
Xem thêm
Phiên bản di động