Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc việc tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn xăng, dầu

(LĐTĐ) Chiều 11/11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Giá (sửa đổi). Vấn đề có nên tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn xăng, dầu nhận được nhiều ý kiến thảo luận từ các đại biểu Quốc hội.
Tiếp tục sử dụng công cụ thuế, phí... để thị trường xăng, dầu ổn định Giá xăng, dầu dự báo sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày 1/11 Đại biểu Quốc hội "truy" trách nhiệm khó quản lý xăng, dầu vì cấp phép tràn lan

Không rõ vai trò của Quỹ bình ổn giá xăng, dầu?

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Đoàn Khánh Hoà) nêu thực trạng từ đầu tháng 10 vừa qua tình trạng đứt gãy nguồn cung khan hiếm xăng, dầu xảy ra trên diện rộng, không hiếm gặp hình ảnh các cây xăng đóng cửa hay người dân xếp hàng dài chờ đến lượt mua.

“Vậy không rõ vai trò của Quỹ bình ổn giá xăng, dầu ở đâu? Liệu có nên duy trì quỹ này nữa hay không? Có nên chăng đã đến lúc phải thay đổi cơ chế Quỹ bình ổn giá bằng các công cụ điều tiết giá khác hiệu quả hơn để giá cả hàng hóa vận hành theo quy luật của thị trường.

Vấn đề này cần được liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương cân nhắc một cách thận trọng hơn. Vì vậy, tôi cho rằng việc quy định lập Quỹ bình ổn giá thành một điều luật riêng tại dự thảo Điều 22 là không phù hợp”, ông Thịnh nói.

Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc việc tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn xăng, dầu
Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh. (Ảnh: Quốc hội)

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) đề nghị nên cân nhắc tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn xăng, dầu hay không, vì quỹ không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, nguồn hình thành từ giá do người tiêu thụ chi trả. Hiện tại, người tiêu dùng trả 300 đồng/1 lít, nhưng lại do doanh nghiệp quản lý quyết định, người tiêu dùng không tiếp cận được thông tin về việc sử dụng quỹ nên rất bất cập, nghi ngờ có thể gian dối.

Mặt khác, đại biểu cho rằng, giá xăng, dầu trong nước đã liên thông với giá thế giới, cần theo cơ chế thị trường sẽ phù hợp hơn. Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước sẽ điều tiết giá xăng, dầu bằng công cụ khác như thuế, phí để hỗ trợ cho đối tượng yếu thế.

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) phân tích, việc bình ổn giá là can thiệp vào hoạt động của thị trường, tuy nhiên nó chỉ ở một vài thời điểm nhất định và trong một vài trường hợp nhất định mới thực hiện quyền năng này. Đặc biệt là đối với mặt hàng xăng, dầu, những gì đang diễn ra cho thấy cần phải có những sự điều chỉnh thật sự phù hợp.

Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc việc tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn xăng, dầu
Đại biểu Trịnh Xuân An. (Ảnh: Quốc hội)

“Đối với xăng, dầu, tại sao doanh nghiệp nói rằng càng nhập, càng bán thì càng lỗ? Chúng ta xác định mối quan hệ này thế nào để thực hiện thật sự hài hòa, đặc biệt là liên quan tới Quỹ bình ổn giá xăng, dầu. Cá nhân tôi không đồng tình với việc tiếp tục duy trì quỹ này”, đại biểu nói.

Theo đại biểu, báo cáo giải trình có nêu một ý mà ông cho rằng phải làm rõ thêm, đó là sử dụng từ "Quỹ bình ổn giá xăng, dầu là bước đệm để chúng ta quản lý, sử dụng giá xăng, dầu".

“Tôi không hiểu bước đệm này là bước đệm gì và đặc biệt là với 5 lý do mà các đại biểu phát biểu để không tồn tại Quỹ bình ổn giá xăng, dầu nữa thì tôi cho rằng rất có lý. Đề nghị Ban soạn thảo hết sức nghiên cứu vấn đề này. Chúng ta còn rất nhiều công cụ khác để điều chỉnh, không nhất thiết phải để một quỹ đang còn rất nhiều vấn đề phải tranh luận, nhiều vấn đề phải tiếp tục làm rõ”, đại biểu nhấn mạnh.

Nhiều công cụ để điều chỉnh là cần thiết

Tuy nhiên, đại biểu Vũ Tuấn Anh (Đoàn Phú Thọ) lại nhìn nhận, Quỹ bình ổn giá xăng, dầu đã góp phần làm giảm sốc về giá khi giá xăng, dầu thế giới tăng cao hoặc giảm quá mạnh. Việc sử dụng Quỹ bình ổn giá đã hạn chế tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống của nhân dân.

Theo đại biểu, xét về bản chất thì giá cả hàng hóa, dịch vụ thực hiện trích Quỹ bình ổn giá vẫn vận hành theo cơ chế thị trường, vẫn tăng, vẫn giảm phụ thuộc vào thị trường, nhưng khi sử dụng công cụ Quỹ bình ổn giá sẽ có tác động làm cho giá cả tăng chậm hơn hoặc giảm chậm hơn.

Do đó, nếu sử dụng được các biện pháp bình ổn giá khác như thông qua điều hòa, kiểm soát cung, cầu, quy định tại khoản 3 Điều 20 của dự thảo Luật thì không cần thiết phải sử dụng công cụ Quỹ bình ổn giá.

“Trong điều kiện hiện nay và một số năm tới thì việc bình ổn giá xăng dầu thông qua điều hòa, kiểm soát cung, cầu còn khó khăn nên trước mắt tôi thống nhất giữa Quỹ bình ổn giá như dự thảo, song cần quy định rõ là chỉ là lập đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu, còn không lập Quỹ bình ổn giá đối với các hàng hóa, dịch vụ khác. Đồng thời, cần có quy định cụ thể về việc công khai, minh bạch việc trích và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng, dầu để đảm bảo việc thực thi trong luật này”, đại biểu nêu quan điểm.

Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc việc tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn xăng, dầu
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu giải trình tại phiên thảo luận. (Ảnh: Quốc hội)

Phát biểu giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: “Về Quỹ bình ổn giá xăng, dầu, đã lấy ý kiến của Bộ Công Thương và các bộ, ngành thì giữ Quỹ bình ổn giá xăng, dầu, bởi vì giá xăng, dầu tăng lên thì ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô”.

Vì vậy, giữ Quỹ bình ổn giá xăng, dầu thì giảm sốc từ từ. Bởi vì hiện nay công cụ để điều chỉnh giá xăng, dầu gồm: thứ nhất là gói thuế, thứ hai là chi phí định mức, thứ ba là nguồn cung, thứ tư là thông qua cấp phép để xây dựng bộ máy, thứ năm là Quỹ bình ổn giá xăng, dầu.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, nhiều công cụ để đảm bảo điều chỉnh và giảm sốc giá xăng, dầu là rất cần thiết. “Nếu kinh tế thị trường không có “bàn tay” của nhà nước thì giống như “vỗ tay bằng một bàn tay”, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận gần 418 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận gần 418 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 11/9/2024, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã đăng ký và ủng hộ thông qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổng số tiền là 417 tỷ 983 triệu đồng để giúp đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên người dân sơ tán tránh lũ

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên người dân sơ tán tránh lũ

(LĐTĐ) Tối nay (11/9), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương và Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Thị Kim Dung đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà bà con nhân dân đang sơ tán, tạm trú tránh lũ tại Nhà văn hóa phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.
Rà soát các vướng mắc để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản

Rà soát các vướng mắc để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng vừa chủ trì phiên họp thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo.
Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

(LĐTĐ) Bày tỏ đồng tình với việc điều chỉnh mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 theo dự thảo Nghị quyết là cần thiết, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần có báo cáo đánh giá, phân tích minh bạch cơ cấu chi, để đảm bảo tính thuyết phục, đồng thuận cao.
Các trường được phép linh hoạt hình thức dạy học theo điều kiện thực tế

Các trường được phép linh hoạt hình thức dạy học theo điều kiện thực tế

(LĐTĐ) Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể linh hoạt hình thức tổ chức dạy học theo điều kiện thực tế với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn cho học sinh.
Hà Nội: Đảm bảo thông tin liên lạc trong công tác khắc phục hậu quả sau bão

Hà Nội: Đảm bảo thông tin liên lạc trong công tác khắc phục hậu quả sau bão

(LĐTĐ) Đảm bảo thông tin liên lạc trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp Bưu chính - Viễn thông, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội… triển khai các phương án đảm bảo an toàn mạng lưới và an ninh thông tin liên lạc thông suốt phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và nhân dân trên địa bàn thành phố; thực hiện chế độ trực điều hành ứng cứu thông tin liên tục 24 giờ/ngày.
Sở GTVT Nghệ An ủng hộ gần 220 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão số 3

Sở GTVT Nghệ An ủng hộ gần 220 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 11/9, Đảng ủy, lãnh đạo Sở và Thường trực Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Nghệ An đã tổ chức phát động, kêu gọi các đơn vị, cá nhân trong ngành ủng hộ nhân dân bị thiệt hại nặng nề do bão số 3.

Tin khác

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận gần 418 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận gần 418 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 11/9/2024, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã đăng ký và ủng hộ thông qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổng số tiền là 417 tỷ 983 triệu đồng để giúp đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.
Rà soát các vướng mắc để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản

Rà soát các vướng mắc để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng vừa chủ trì phiên họp thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo.
Trung Quốc xả lũ thủy điện không tác động nhiều tới hạ nguồn Việt Nam

Trung Quốc xả lũ thủy điện không tác động nhiều tới hạ nguồn Việt Nam

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho hay, việc thủy điện ở Trung Quốc xả lũ với lưu lượng nhỏ không gây tác động nhiều tới hạ nguồn Việt Nam.
Ông Đặng Quốc Khánh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang bị đề nghị xem xét, kỷ luật

Ông Đặng Quốc Khánh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang bị đề nghị xem xét, kỷ luật

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm… Theo đó, tại Kỳ thứ 47, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Giang và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Đã tìm thấy thi thể của 17 người mất tích trong vụ sạt lở ở Cao Bằng

Đã tìm thấy thi thể của 17 người mất tích trong vụ sạt lở ở Cao Bằng

(LĐTĐ) Chiều 11/9, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, tính đến thời điểm hiện tại lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 17 người, đang vớt 2, bị thương 1, đang tìm kiếm khoảng 15 đến 17 người trong vụ sạt lở ta luy dương huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Hậu quả vụ sạt lở đã làm khoảng 30 người chết và mất tích trong đó có 2 đồng chí là cán bộ Công an tỉnh Cao Bằng.
Hưng Yên: Tập trung cao độ công tác phòng, chống lụt và khắc phục hậu quả bão số 3

Hưng Yên: Tập trung cao độ công tác phòng, chống lụt và khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 11/9 tại trụ sở Tỉnh ủy, ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên chủ trì cuộc họp khẩn của Thường trực Tỉnh ủy về công tác phòng, chống lụt, ngập úng và khắc phục hậu quả của bão số 3 trên địa bàn tỉnh.
Thủy điện Thác Bà an toàn, lưu lượng nước về hồ đang giảm dần

Thủy điện Thác Bà an toàn, lưu lượng nước về hồ đang giảm dần

(LĐTĐ) Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thuỷ điện Thác Bà, đến 13h ngày 11/9, lưu lượng nước về hồ đạt 2.992 m3/s, lưu lượng xả 3.005 m3/s, hồ thuỷ điện bảo đảm an toàn.
Đường sắt Việt Nam miễn phí vận chuyển hàng cứu trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 3

Đường sắt Việt Nam miễn phí vận chuyển hàng cứu trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 3

(LĐTĐ) Hiện nay, công tác cứu trợ đang diễn ra hết sức khẩn trương tại các địa phương bị ảnh hưởng. Hàng hóa cứu trợ đang được các tổ chức, cá nhân khắp cả nước tập trung chuyển đưa đến các địa chỉ cần cứu trợ.
Hồ thủy điện Thác Bà vẫn an toàn

Hồ thủy điện Thác Bà vẫn an toàn

(LĐTĐ) Sáng 11/9, hồ thủy điện Thác Bà đang vận hành ổn định, lưu lượng nước về hồ ở mức hơn 3.100 m3/giây.
Ưu tiên đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cứu hộ, cứu nạn

Ưu tiên đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cứu hộ, cứu nạn

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các đơn vị trong ngành chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn ưu tiên đảm bảo thông tin liên lạc tại các khu vực quan trọng như các khu vực có yêu cầu về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và hỗ trợ khắc phục hậu quả của bão số 3.
Xem thêm
Phiên bản di động