Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đại gia đầu tư vào nông nghiệp: Trước hết vì cái tâm

Trong những ngày qua, thông tin về việc mất an toàn, vệ sinh thực phẩm tràn lan trên các phương tiện truyền thông.Cái kết của câu chuyện này khiến ai cũng phải run sợ, đó là căn bệnh ung thư quái ác. Trong bối cảnh đó, nhiều người lại nhắc tới các đại gia đã đổ tiền đầu tư vào  nông nghiệp, thúc đẩy cuộc “cách mạng xanh” ở Việt Nam.
Lấy nông nghiệp làm trọng tâm
FLC và Vingroup đồng loạt đầu tư vào nông nghiệp Thanh Hóa

Tín hiệu mừng

Đại gia đầu tư vào nông nghiệp có những cái tên rất đỗi quen thuộc như Hoàng Anh Gia Lai, Vingroup, Hòa Phát, Him Lam… Trong đó, Hoàng Anh Gia Lai đã chuyên biệt hóa mảng nông nghiệp với việc thành lập Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG). Với số vốn điều lệ 7.081 tỷ đồng, mới niêm yết thời gian gần đây, HNG trở thành một trong những doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn trên sàn giao dịch chứng khoán. Việc thành lập một công ty chuyên biệt để hoạt động trong lĩnh vực này cho thấy, HAG đang lấy nông nghiệp làm mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Đại gia đầu tư vào nông nghiệp: Trước hết vì cái tâm

Rau sạch VinEco được người tiêu dùng chào đón.

Còn đại gia Vingroup, bước đầu tuyên bố đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp khoảng 2.000 tỷ đồng, với thương hiệu mới được thành lập là VinEco. Mục tiêu của VinEco nhằm định vị lại thị trường rau sạch tại Việt Nam, cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho thị trường. Sản phẩm làm ra được khép kín từ khâu nuôi trồng, thu hoạch, vận chuyển, phân phối và sẽ được đưa ra thị trường thông qua hệ thống siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện lợi Vinmart+. Theo đó, VinEco triển khai các hoạt động nông nghiệp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó, tập trung bước đầu vào lĩnh vực trồng trọt, áp dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hàng đầu trên thế giới để cung cấp rau quả hữu cơ và rau quả sạch cho thị trường theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Đầu tháng 10/2015 vừa qua, VinEco đã ra mắt thị trường mẻ rau sạch đầu tiên tại hệ thống siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện ích Vinmart+.

Hòa Phát, đại gia trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép, bất động sản, cách đây không lâu đã xác định nông nghiệp là chiến lược đầu tư dài hạn và sẽ ưu tiên nhân sự, tài chính cho ngành nghề kinh doanh mới này trong tương lai. Hiện, tập đoàn đã chi 300 tỷ đồng để thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Hưng Yên, công suất 300.000 tấn một năm, hướng tới doanh thu 3.000 tỷ đồng trong 3 năm.

Với uy tín của ba đại gia hàng đầu này, cái cách họ đặt chân vào nông nghiệp đã tạo nhiều niềm tin tích cực trong cộng đồng. Được biết, hiện đã có hàng chục đại gia khác, trước đây chuyên đầu tư vào các ngành xây dựng, giao thông, chế biến xuất khẩu gỗ, cũng tích cực liên hệ với chính quyền các tỉnh có diện tích rừng nghèo và đất lâm nghiệp lớn để xin đất, thuê đất làm các dự án lớn về trồng trọt, chăn nuôi. Đây quả là tín hiệu rất đáng mừng, trước thực tế đáng sợ của sự mất an toàn thực phẩm hiện nay.

Còn đó những rủi ro

Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho rằng, trong chuyện tổ chức sản xuất, đầu tư nông nghiệp thì doanh nghiệp hơn hẳn nông dân, cho nên rất cần vai trò của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần sự hợp tác của nông dân. Sự hợp tác này phải có nhà nước đứng ra làm chủ đạo mới mang lại hiệu quả, doanh nghiệp không thể làm một mình.

Thế nhưng “thương trường là chiến trường”. Bước vào lĩnh vực nông nghiệp là đồng nghĩa với việc chơi “một canh bạc” lớn. Câu chuyện trồng cao su, mía, cọ dầu, nuôi bò của HAG hay quy trình sản xuất rau sạch khép kín của Vingroup hoặc những dự án nông nghiệp đang triển khai của Hòa Phát,… cho thấy, đầu tư vào nông nghiệp không hề đơn giản. Theo các doanh nghiệp, vấn đề đáng ngại nhất hiện nay là thiếu quỹ đất để làm nông nghiệp một cách bài bản. Ví như HAG, mặc dù có vốn lớn cũng không thể triển khai ở địa bàn trong nước mà phải tìm kiếm quỹ đất ở các nước láng giềng. Hoặc như Vingroup, với mong muốn trở thành nhà sản xuất, cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho thị trường (một mục đích mà ai ai cũng ủng hộ) thế nhưng đại gia này cũng không dễ dàng để có được nguồn đất để canh tác. Hiện số đất doanh nghiệp này gom được chưa đủ lớn và vẫn đang trong quá trình phải đi… tìm đất để trồng rau.

Theo thống kê, nước ta hiện có 9 triệu ha đất sản xuất, 1 triệu ha mặt nước thủy sản và 8 triệu ha đất rừng kinh tế. Tuy nhiên, diện tích đất trên lại nằm rải rác ở… 15 triệu hộ, có nghĩa là bình quân mỗi hộ chưa có được tới 1ha đất canh tác. Trong số này, 10 triệu ha đất sản xuất và mặt nước thủy sản, hầu hết đã được chia cho các hộ dân sử dụng, nên việc gom đất vào thành một khu rất khó thành hiện thực.

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn- Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho rằng: “Để tháo nút thắt này, thực ra trước mắt doanh nghiệp chỉ cần tạo cho mình một vùng đất lõi tối thiểu để sản xuất, còn lại là liên kết với nông dân bằng những diện tích ngoài. Muốn thực hiện được điều này, vai trò hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương đối với doanh nghiệp là rất quan trọng”.

Về vấn đề này, trao đổi với báo giới, chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho rằng, trong chuyện tổ chức sản xuất, đầu tư nông nghiệp thì doanh nghiệp hơn hẳn nông dân, cho nên rất cần vai trò của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần sự hợp tác của nông dân. Sự hợp tác này phải có nhà nước đứng ra làm chủ đạo mới mang lại hiệu quả, doanh nghiệp không thể làm một mình. Bà Chi Lan cũng cho rằng, nhà nước nên khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm nông nghiệp và tạo điều kiện cho nông dân tham gia vào trong chuỗi với lợi ích cao nhất. Đồng thời phải bảo vệ được lợi ích của nông dân cũng như lợi ích của người tiêu dùng. Khi nhà nước đứng ra hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn làm nông nghiệp thì nên khuyến khích để nông dân dồn điền, đồi thửa, để có được mảnh đất lớn. Khi mảnh đất lớn hơn thì giá trị thương mại cũng cao hơn, khi đó, nông dân tham gia vào doanh nghiệp cũng ở vị thế cao hơn.

“Nhà nước cũng cần sớm tuyên truyền, đào tạo cho người dân hiểu những lợi ích, rủi ro khi tham gia vào mô hình làm việc. Phải đào tạo cho người dân những kĩ thuật, kĩ năng canh tác để nông dân có thể hòa nhập trong môi trường canh tác khác hẳn môi trường canh tác truyền thống, tuân thủ mô hình chung, giúp cho nông dân hiểu về quy trình sản xuất, thông tin về thị trường… Nhà nước có thể nâng cao vị thế của nông dân trước các doanh nghiệp thì đó là điều tốt nhất. Tuy nhiên tham gia vào “cuộc chơi” nông dân cũng cần thực hiện đúng cam kết, kế hoạch với doanh nghiệp thì hiệu quả mới lan tỏa và như ý.”- bà Chi Lan nhấn mạnh.

Thương Huế

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

(LĐTĐ) Báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 19h tối 7/9, trên địa bàn thành phố có thêm 1 người thiệt mạng do cây đổ trên đường Trần Duy Hưng.
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư  trần hỏng, nước tràn vào nhà

Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư trần hỏng, nước tràn vào nhà

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, những cơn mưa lớn kéo dài ở Hà Nội trong ngày 7/9 gây nhiều khó khăn cho người dân. Nhiều cư dân ở chung cư cao tầng bị nước tạt, chảy vào nhà. Trên mạng xã hội, xuất hiện không ít cảnh người dân hì hục thấm nước, tát nước ra khỏi nhà. Một số căn hộ, toà nhà còn bị sập trần.
Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Tối 7/9, Bộ Công Thương ngày đã có Công điện hỏa tốc số 6814/CĐ-BCT gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), Sở Công Thương các tỉnh, thành... về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) để sớm cung cấp điện trở lại.
Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

(LĐTĐ) Bão số 3 khiến 32 đường dây trung áp ở Bắc Giang gặp sự cố gây gián đoạn cung cấp điện cho hơn 300 nghìn khách hàng, chiếm khoảng 50% số khách hàng trên toàn tỉnh.
Bão số 3  gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

(LĐTĐ) Thông tin về thiệt hại sơ bộ do bão số 3 (bão Yagi), Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai cho biết, đến 17 giờ chiều nay, bão số 3 đã khiến 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương. Trong số thiệt hại về người, Quảng Ninh có 3 người thiệt mạng và 58 người bị thương. Hải Dương có 1 người thiệt mạng và Hải Phòng có 20 người bị thương.
Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 7/9, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm đã có buổi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 (Bão YAGI) tại một số xã thuộc huyện Gia Lâm.
Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đã để lại những thiệt hại đáng kể trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo báo cáo cập nhật đến 15h30 chiều nay (7/9), mặc dù chưa ghi nhận điểm ngập úng nào, nhưng quận Nam Từ Liêm đã có 140 cây bị đổ, gãy cành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ về an toàn.

Tin khác

Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, S&P 500 và Dow Jones đi xuống

Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, S&P 500 và Dow Jones đi xuống

(LĐTĐ) Trong phiên giao dịch ngày 5/9, chứng khoán Mỹ biến động trái chiều. Trong khi chỉ số S&P 500 và Dow Jones đồng loạt đi xuống sau đà tăng ngắn hạn từ một loạt các báo cáo kinh tế và các nhà đầu tư thận trọng chờ đợi dữ liệu việc làm tháng 8 vào ngày 6/9, chỉ số Nasdaq tăng nhẹ.
Tín dụng tăng trở lại vì kinh tế “ấm” lên

Tín dụng tăng trở lại vì kinh tế “ấm” lên

(LĐTĐ) Bước vào tháng 9, các ngân hàng vẫn có xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm với mức dao động từ 0,1 - 0,8%. Theo giới phân tích, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại lớn có thể tăng nhẹ trong những tháng cuối năm.
Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 343,6 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 8 tháng năm 2024 ước thực hiện 343,6 nghìn tỷ đồng, đạt 84,1% dự toán pháp lệnh năm và tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Từ 1/1/2025, không được giao dịch thẻ online khi chưa xác thực sinh trắc học

Từ 1/1/2025, không được giao dịch thẻ online khi chưa xác thực sinh trắc học

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quy định, từ 1/1/2025, khách hàng chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán điện tử khi tài khoản đã đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản hoặc người đại diện.
Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô từ hôm nay (1/9)

Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô từ hôm nay (1/9)

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế ban hành Công điện số 06/CĐ-TCT ngày 30/8/2024 yêu cầu Cục Thuế trên toàn quốc thực hiện áp dụng mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước theo quy định tại Nghị định số 109/2024/NĐ-CP ngày 29/8/2024 của Chính phủ.
Thêm 3 cổ phiếu vào danh sách bị cắt margin trên HOSE

Thêm 3 cổ phiếu vào danh sách bị cắt margin trên HOSE

(LĐTĐ) Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa bổ sung 3 cổ phiếu vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin), bao gồm: TLH (cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên), EVE (cổ phiếu của CTCP Everpia) và STK (cổ phiếu của CTCK Sợi Thế Kỷ).
Lũy kế 8 tháng đầu năm, thu nội địa tăng 18,9%

Lũy kế 8 tháng đầu năm, thu nội địa tăng 18,9%

(LĐTĐ) Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.335,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán, tăng 17,8% so cùng kỳ năm 2023.
Thu tiền sử dụng đất ước đạt 127,3 nghìn tỷ đồng

Thu tiền sử dụng đất ước đạt 127,3 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bộ Tài chính cho biết, trong số thu nội địa 8 tháng đầu năm 2024, thu tiền sử dụng đất ước đạt 127,3 nghìn tỷ đồng.
BIDV huy động thành công 5.000 tỷ đồng Tiền gửi xanh

BIDV huy động thành công 5.000 tỷ đồng Tiền gửi xanh

(LĐTĐ) Chỉ sau hơn 2 tháng triển khai, sản phẩm Tiền gửi xanh của BIDV đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các doanh nghiệp và ngân hàng đã thành công huy động 5.000 tỷ đồng.
Nhiều quyết sách đáng nhớ của ngành Tài chính

Nhiều quyết sách đáng nhớ của ngành Tài chính

(LĐTĐ) Trong hơn 3 năm qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, ngành Tài chính đã có nhiều quyết sách đáng nhớ, nhất là trong điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, ứng phó kịp thời, hiệu quả trước những tác động của dịch bệnh, thiên tai và những diễn biến phức tạp trong khu vực, thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động