Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đại lộ Thăng Long thành sân phơi

Năm nào cũng vậy, cứ vào vụ gặt là bà con nông dân thuộc các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Hoài Đức (Hà Nội) lại mang rơm rạ, thóc lúa lên đại lộ Thăng Long phơi. Việc vi phạm quy định về đảm bảo an toàn giao thông này có thể gây ra tai nạn cho chính họ và các phương tiện tham gia giao thông bất cứ lúc nào.
dai lo thang long thanh san phoi Giải quyết dứt điểm ngập úng trên đại lộ Thăng Long
dai lo thang long thanh san phoi Rơm rạ bao phủ đại lộ Thăng Long
dai lo thang long thanh san phoi Lem nhem trên cầu vượt đại lộ Thăng Long

“Mùa gặt nào chẳng lên đây”

Hầu như trong suốt tháng 6, hai bên đường gom của đại lộ Thăng Long lúc nào cũng tấp nập các xe lúa, xe rơm của người dân kéo nhau mang nông sản lên đây phơi phóng. Thậm chí, có gia đình còn dùng cả bao tải, bàn ghế ngăn mặt đường thành từng khoảnh để không cho xe cộ chạy đè lên thóc lúa của mình khiến mặt đường bị thu hẹp đáng kể.

Ông Phùng Văn Phú, trú tại tại thôn Liệp Mai, xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai lý giải cho việc chiếm dụng mặt đường để phơi thóc của mình một cách hồn nhiên: “Tôi chỉ phơi 1-2 buổi thôi chứ có phơi quanh năm suốt tháng đâu. Vả lại khi phơi, tôi cũng chỉ trải thóc rộng ra độ hơn 1m và luôn túc trực ở đây để đảo thóc. Nếu có ô tô chạy qua tôi lại cầm cào vẫy vẫy ra hiệu cho họ giảm tốc độ nên không thể xảy ra tai nạn được”.

dai lo thang long thanh san phoi
Nguy cơ xảy ra tai nạn từ việc phơi thóc lúa trên đại lộ Thăng Long là rất cao

Nhà ông Phú cấy 3 sào ruộng thu trung bình 6 tạ thóc. Hôm gặp chúng tôi, ông vừa gặt xong 1 sào và cho biết khi nào phơi xong sẽ gặt tiếp. Như vậy, tính ra đến khi gặt hết 3 sào ruộng  ông sẽ chiếm dụng mặt đường này trong khoảng 1 tuần.

Ngay bên cạnh bãi phơi thóc của ông Phú là “sân phơi” của bà Bùi Thị Lợi ở cùng thôn. Bà Lợi bảo, phơi thóc trên mặt đại lộ Thăng Long có 2 cái lợi, thứ nhất là mặt đường rất mịn, phơi xong cào thóc lại chỉ một loáng là xong. Thứ hai là mặt đường rất nóng và ánh nắng không bao giờ bị bóng râm che khuất như ở sân nhà, vì thế rơm thóc khô nhanh.

Vào những ngày nắng to, có khi chỉ cần phơi 1 ngày là khô. Nhà bà Lợi cấy 4 sào ruộng, thu hoạch 8 tạ thóc nhưng dự kiến sẽ gặt theo kiểu gối đầu, vì vậy, cũng giống như ông Phú, bà sẽ phải sử dụng cái “sân phơi” này trong hơn 1 tuần. “Mùa gặt nào chúng tôi chẳng lên đây phơi mà đã bao giờ thấy tai nạn đâu? Xe cộ họ thấy thóc lúa phơi như vậy thì cũng tránh ra chứ, các chú cứ lo hão” - bà Lợi nói.

dai lo thang long thanh san phoi
CSGT nhắc nhở người dân không được phơi thóc trên mặt đường

Nhắc nhở nhiều lần vẫn tái phạm

Tại khu vực huyện Thạch Thất, chúng tôi gặp 1 xe ô tô tuần tra của lực lượng cảnh sát giao thông đang chầm chậm đi dọc tuyến đường nhắc nhở bà con thu dọn thóc lúa, không được lấn chiếm mặt đường làm sân phơi. Ông Nguyễn Văn Trung, trú tại thôn Trúc Động, xã Đồng Trúc ngượng nghịu khi bị buộc phải thu dọn đống thóc đang phơi dở: “Các anh thông cảm, nhà tôi cấy gần 1 mẫu nên sân của nhà phơi không xuể. Cũng biết lấn chiếm mặt đường như vậy là vi phạm, nhưng thóc gặt về rồi nếu không phơi nhanh thì lên mầm cả. Bí quá nên mới mang tới đây phơi thế này…”. Đây cũng là lý do mà nhiều người dân khác của xã Đồng Trúc viện ra để giải thích cho việc phơi thóc trên đường.

Thiếu tá Thái Đức Nghĩa - cán bộ đội CSGT số 11- Phòng CSGT, CATP Hà Nội cho biết: “Việc phơi thóc lúa trên đường là hành vi rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cho các phương tiện giao thông đường bộ. Đơn vị chúng tôi ngày nào cũng phải cắt cử 1 xe đi dọc tuyến đường này để nhắc nhở bà con không được lấn chiếm lòng đường làm sân phơi thóc. Tuy nhiên, cứ nhắc hôm trước, hôm sau họ tái phạm.

Thậm chí khi nhắc thì họ vun thóc lại, nhưng khi chúng tôi đi khuất thì lại trải ra phơi. Nhiều khi bãi thóc ở đó mà chủ nhân lại chẳng thấy đâu, không lẽ CSGT lại thu thóc của bà con mang về đội rồi yêu cầu họ nộp phạt thì không nỡ. Vì vậy chúng tôi vẫn phải áp dụng biện pháp nhắc nhở là chính. Để giải quyết triệt để việc này đề nghị chính quyền các thôn, xã ven đại lộ Thăng Long tăng cường nhắc nhở, đề nghị bà con không tái diễn vi phạm”.

Hành vi bị luật nghiêm cấm

Tại khoản 2, Điều 35 Luật Giao thông đường bộ thì hành vi phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 12 Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 26-5-2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cá nhân, tổ chức có hành vi phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ có thể bị phạt tiền từ 100.000 đến 400.000 đồng; bị buộc phải thu dọn các vật cản, thu dọn những vật liệu, đồ vật chiếm dụng mặt đường và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Trường hợp vi phạm mà gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 1, Điều 203 Bộ luật Hình sự có khung hình phạt là phạt tiền từ 5 triệu đến 30 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Nếu vi phạm tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm; gây hậu quả rất nghiêm trọng; đặc biệt nghiêm trọng thì khung hình phạt cao nhất đến 10 năm tù.

ANTĐ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Xem thêm
Phiên bản di động