Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Dân vận phải thực lòng, không qua loa, đại khái

(LĐTĐ) Ngày 9/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân vận và đánh giá kết quả thực hiện “Năm dân vận chính quyền” 2019, triển khai nhiệm vụ 2020. 
dan van phai thuc long khong qua loa dai khai Đẩy mạnh dân vận chính quyền
dan van phai thuc long khong qua loa dai khai Nâng cao trách nhiệm công vụ, đẩy mạnh dân vận chính quyền Hà Nội
dan van phai thuc long khong qua loa dai khai Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Cùng chủ trì Hội nghị có đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; đồng chí Điểu K’ré, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương. Hơn 5.000 đại biểu tham dự Hội nghị tại các điểm cầu truyền hình trực tuyến.

Theo báo cáo của Ban Dân vận Trung ương, năm 2019, có hơn 478.000 lượt công dân đến cơ quan hành chính Nhà nước khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (tăng 4,3% so với năm 2018). Các cơ quan hành chính Nhà nước đã giải quyết được 28.428 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền (đạt 86,2%).

dan van phai thuc long khong qua loa dai khai
Thủ tướng cùng các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại cho tập thể, cá nhân hơn 205 tỷ đồng, 24 ha đất, khôi phục, bảo đảm quyền lợi cho 1.889 tập thể, cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 20 vụ. Về tiếp dân, đối thoại của bí thư cấp ủy, chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, có 52 tỉnh, thành phố có báo cáo, 7 tỉnh chưa có báo cáo, 4 tỉnh báo cáo không đầy đủ về công tác này.

Về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, báo cáo cho biết, lượng kiều hối tăng nhanh, năm 2019 đạt gần 16,7 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Khoảng 3.000 doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Mỗi năm khoảng 500 lượt trí thức, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực về nước tham gia các chương trình, dự án khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo.

Lắng nghe các ý kiến tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, mỗi ngành một vẻ, mỗi địa phương một cách làm, nói lên sự xắn tay áo cùng với các cơ quan của Đảng, của Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân vận Trung ương để làm nên một “Năm dân vận chính quyền” đầy màu sắc, rất thành công.

Công tác dân vận đã đóng góp quan trọng vào những thành tựu của năm 2019 với nhiều kỷ lục về phát triển kinh tế - xã hội như tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và thế giới, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 517 tỷ USD, xuất siêu 10 tỷ USD. Tăng trưởng kinh tế đã đi kèm xu thế bền vững hơn về xã hội và môi trường như ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên…

Lần đầu tiên 63/63 tỉnh, thành phố vượt thu ngân sách. Lạm phát thấp nhất trong 3 năm qua. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 34% GDP, cho thấy người dân tin tưởng bỏ tiền làm ăn, tham gia sản xuất kinh doanh. Việt Nam là một trong 10 nước có lượng kiều hối lớn nhất.

Đánh giá cao kết quả công tác dân vận năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, chúng ta đã cụ thể hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trên nhiều lĩnh vực để phát huy vai trò, sức sáng tạo của nhân dân tham gia bàn bạc những công việc của địa phương, của đất nước.

“Điều đáng mừng là trên đường phố Hà Nội và TP. HCM, số cuộc khiếu kiện đông người của người dân đã giảm xuống đáng kể so với thời điểm cách đây 2 năm khi phát động “Năm dân vận chính quyền”, Thủ tướng cho biết, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ có báo cáo rằng, hiện Hà Nội chỉ còn 70 hộ khiếu kiện, cho thấy vai trò quan trọng của công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

“Cho nên, có thể nói công tác dân vận không chỉ là phương pháp công tác mà là tình cảm cách mạng, là trách nhiệm lớn lao của mọi cấp, mọi ngành, của cán bộ Đảng viên”. Công tác dân vận là từ tấm lòng, gần dân, lo cho dân, cùng chia sẻ với nhân dân. Thế nhưng, về khách quan, theo Thủ tướng, còn có nhiều hạn chế lâu năm trong công tác dân vận của cơ quan hành chính Nhà nước như người đứng đầu nhiều cơ quan, đơn vị thiếu tìm hiểu sự đồng thuận, đoàn kết của nhân dân trong thực hiện các quyết sách của Nhà nước, trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, còn tình trạng độc đoán, chuyên quyền, tiêu cực, thiếu lắng nghe, thấu hiểu ý kiến, nguyện vọng của người dân.

Một số tỉnh, thành phố, đặc biệt cấp quận, huyện, việc tiếp dân của người đứng đầu chính quyền các cấp nhiều nơi chưa thực hiện đúng quy định, có khi còn hình thức. “Tôi đã nói rất nhiều lần, khi giải quyết đơn thư của người dân thì anh phải đặt vào tâm thế là người viết đơn thì mới thấu hiểu, giải quyết kiến nghị của người dân”, Thủ tướng lưu ý và cũng lấy ví dụ về tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, trong thời gian ngắn, trên 3.100 hộ đã được di dời, giải tỏa mà không có hộ nào khiếu kiện, không có hộ nào phải cưỡng chế.

Thủ tướng nêu rõ, sự lăn lộn, lắng nghe, chia sẻ, giải quyết thấu tình đạt lý của mình đối với người dân rất quan trọng, là bài học kinh nghiệm của các cấp chính quyền, chứ không phải dùng quyền lực áp đặt. “Người ta bảo nói phải củ cải cũng nghe, có điều chúng ta có nói phải không, giải quyết có đúng mức không”. Thủ tướng nhấn mạnh, không được xa dân, không được quan liêu, áp đặt.

Trong năm 2020, năm đất nước có nhiều sự kiện quan trọng, Thủ tướng cho rằng, công tác dân vận phải bám sát nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội với phương châm hành động là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả”. Chính quyền các cấp phải hướng về người dân, lo cho dân, phải bám dân, xử lý đúng đắn mối quan hệ máu thịt giữa người dân và cơ quan Nhà nước. Kiên quyết xử lý cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, hách dịch, cửa quyền, năng lực, phẩm chất kém, vi phạm pháp luật.

Riêng với hệ thống lãnh đạo từ cấp xã, phường đến cấp Trung ương phải bằng thuyết phục và nêu gương đi liền với thực hiện nghiêm kỷ luật hành chính. “Anh phải dám xuống tận khu dân cư để nói chuyện với người dân, xem người dân có vấn đề gì mà cần phải thảo luận, trao đổi để giải quyết thấu tình đạt lý”. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần không được để điểm nóng gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Các nhiệm vụ phải được quán triệt triển khai toàn diện, đồng bộ và quyết liệt ở các cấp, các ngành và trên tinh thần phải tìm mọi cách để đưa đến đích, không bỏ cuộc giữa chừng, không làm nửa vời. Thủ tướng cho rằng cần hiểu sâu, hiểu đúng về công tác dân vận chính quyền, đó là sự đồng thuận, làm sao để mọi người cùng dốc sức, đồng lòng để thực hiện mục tiêu chung, trước hết là ở mỗi cơ quan đơn vị, mỗi cấp chính quyền. Muốn vậy, người lãnh đạo cũng phải tự mình điều chỉnh phương pháp lãnh đạo cho phù hợp, trước hết lãnh đạo bằng thuyết phục và nêu gương.

Công tác dân vận không phải chỉ là việc của Ban Dân vận mà là của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị. Cơ quan nào có không khí dân chủ sẽ tạo đoàn kết tốt và đồng thuận cao trong việc thực thi nhiệm vụ và tất nhiên kết quả bao giờ cũng tốt hơn.

Nhấn mạnh một nhiệm vụ mới là làm tốt công tác dân vận trên không gian mạng, Thủ tướng cũng lưu ý dân vận không chỉ là vận động nhân dân làm theo mà phải nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, hành động vì lợi ích của nhân dân, chăm lo sức khỏe tinh thần và vật chất cho người dân.

Dân vận phải thực chất, thực lòng, là ứng xử có văn hóa, là đạo đức cách mạng của cán bộ đảng viên, cho nên từ cái bắt tay cho đến cử chỉ phải từ tấm lòng mình, tình cảm, đạo đức cách mạng, ứng xử văn hóa. Đó chính là điều thuyết phục nhất với người dân. Chúng ta nói thật, làm thật chứ không phải một thứ phương pháp qua loa đại khái, nói không đi đôi với làm.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, công tác dân vận tốt nhưng phải giữ vững kỷ cương phép nước, dân chủ tốt nhưng phải giữ vững kỷ cương. Không được để tình trạng “cá mè một lứa”, tình trạng mất dân chủ, nhưng cũng không được để lộn xộn, nhất là một số cá nhân, một số bộ phận bị kẻ xấu, cơ hội chính trị kích động. Không được coi thường những đốm lửa nhỏ, nhiều đốm lửa nhỏ sẽ bùng lên thành đống lửa lớn mà chúng ta phải thông qua công tác dân vận để người dân hiểu, ủng hộ, Thủ tướng nói.

Bày tỏ về khát vọng dân tộc hùng cường, thịnh vượng, Thủ tướng tin rằng, với kinh nghiệm công tác dân vận và kết quả thời gian qua, quyết chí ắt làm nên.

H.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Oai: Bám sát địa bàn, kịp thời xử lý sự cố đê điều, thuỷ lợi

Thanh Oai: Bám sát địa bàn, kịp thời xử lý sự cố đê điều, thuỷ lợi

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa bão, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai Bùi Hoàng Phan yêu cầu lực lượng chuyên trách và các đơn vị chức năng liên quan bám sát địa bàn, thường xuyên kiểm tra tình hình ngập úng tại các khu dân cư và các vùng sản xuất nông nghiệp để kịp thời có biện pháp khắc phục đảm bảo tiêu thoát nước trong khu dân cư và bảo vệ sản xuất nông nghiệp; kịp thời xử lý các sự cố về công trình đê điều, thuỷ lợi.
Video sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

Video sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

(LĐTĐ) Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập.
Tai nạn trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, một người tử vong

Tai nạn trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, một người tử vong

(LĐTĐ) Chiếc xe tải va chạm vào đuôi xe tải khác cùng chiều trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến phụ xe tử vong.
Sau bão số 3: Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, mưa lớn ở trung du và vùng núi phía Bắc

Sau bão số 3: Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, mưa lớn ở trung du và vùng núi phía Bắc

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu. Một số hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Vào sáng 10h ngày 9/9, cầu Phong Châu đã bị sập.
Sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

Sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

(LĐTĐ) Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông, có phương tiện và người rơi xuống sông.
Đèo Ô Quy Hồ tiếp tục sạt lở, giao thông giữa Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt

Đèo Ô Quy Hồ tiếp tục sạt lở, giao thông giữa Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt

(LĐTĐ) Mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tiếp tục gây sạt lở lớn trên đèo Ô Quy Hồ, khiến giao thông giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt. Các phương tiện từ Lai Châu đi Sa Pa (Lào Cai) và ngược lại không thể di chuyển, gây ùn tắc trên tuyến.
Quận Đống Đa: 100% hộ dân phải di dời tránh bão đã trở về nhà an toàn

Quận Đống Đa: 100% hộ dân phải di dời tránh bão đã trở về nhà an toàn

(LĐTĐ) Sau bão số 3, hiện 100% hộ dân phải di dời tránh bão trên địa bàn quận Đống Đa đã trở về nơi ở an toàn và không có thiệt hại về người, tài sản. 100% cây xanh gẫy đổ đã được xử lý đảm bảo giao thông thông suốt.

Tin khác

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các địa phương, ban, ngành tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.
Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) sắp đổ bộ vào Việt Nam có thể ảnh hưởng đến 240 chuyến bay nội địa và 70 chuyến bay quốc tế. Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) quyết định tạm ngừng khai thác 4 cảng hàng không nằm trong vùng ảnh hưởng của bão trong ngày 7/9.
Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

(LĐTĐ) Tối 4/9, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024).
TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

(LĐTĐ) Tối 2/9, trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có một đêm sôi động khi hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về khu vực trung tâm để vui chơi và chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào mừng Quốc khánh 2/9.
Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các ngày lễ, hội. Trong đó, riêng 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 – 2/9), doanh thu du lịch của địa phương này đã đạt gần 300 tỷ đồng.
Tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

(LĐTĐ) Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Bác kính yêu đi xa, nhưng những chỉ dạy, những lời dặn dò của Người vẫn luôn được các thế hệ người Việt Nam ghi nhớ và thực hiện, đặc biệt là bản Di chúc - một di sản vô giá, kết tinh tinh hoa tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.
Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.
Khúc tráng ca bất tử của dân tộc Việt Nam

Khúc tráng ca bất tử của dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, có những khoảnh khắc đặc biệt, những lời tuyên ngôn như bản “thiên cổ hùng văn” về khẳng định chủ quyền hồn thiêng sông núi vang vọng suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào vào sáng ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình có giá trị trường tồn cho muôn đời sau.
Từ mùa thu độc lập đến mùa thu đổi mới

Từ mùa thu độc lập đến mùa thu đổi mới

(LĐTĐ) Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình rực nắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. 79 năm đã trôi qua, với sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, Thủ đô Hà Nội đã “thay da, đổi thịt”, xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước và đang tiếp tục vươn lên xứng tầm khu vực và quốc tế.
Đặc sắc, xúc động Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời Người để lại”

Đặc sắc, xúc động Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời Người để lại”

(LĐTĐ) Tại Quảng trường Ba Đình, tối 30/8, Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Lời Người để lại”, nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm ngày mất của Người (2/9/1969 - 2/9/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động