Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

“Đánh thức” niềm yêu thích đọc sách trong cộng đồng

(LĐTĐ) Với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngày nay nhiều người dần rời xa thói quen đọc sách, bên cạnh đó phương thức tiếp cận với sách cũng thay đổi, không chỉ đọc sách giấy truyền thống, bạn đọc có thể tiếp cận với sách điện tử. Trước những ảnh hưởng đó, để “đánh thức” niềm yêu thích đọc sách trong cộng đồng, để văn hóa đọc được tiếp tục lan tỏa, tạo cảm hứng cho thế hệ trẻ đòi hòi cần có những cách làm linh hoạt, sáng tạo.
Cuốn sách “Cho và nhận - Bài học cuộc đời”, gửi thông điệp ý nghĩa TP.HCM: Ra mắt mô hình Thư viện số, đọc sách qua mã QR code Phát động phong trào đọc sách trong cộng đồng

Sách là nguồn tri thức vô tận về mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Đọc sách là thói quen bổ ích giúp người đọc nâng cao kiến thức, tăng kỹ năng tư duy, giúp hoàn thiện nhân cách, được thư giãn sau thời gian học tập, làm việc căng thẳng... Nhiều cuốn sách đã trở thành “liều thuốc” giúp người đọc vượt qua được những áp lực trong công việc, cuộc sống.

“Đánh thức” niềm yêu thích đọc sách trong cộng đồng
Để thúc đẩy văn hóa đọc phải có sự kết hợp giữa bạn đọc và người viết sách, đối với người sáng tác phải xuất bản những cuốn sách hay, thu hút người đọc

Với các giá trị thiết thực mà sách đem lại, những năm gần đây, văn hóa đọc được các cấp, ngành, địa phương quan tâm nhiều hơn trước. Nhiều hoạt động khuyến khích niềm đam mê đọc sách trong cộng đồng, đặc biệt là thanh thiếu niên, nhi đồng được tổ chức.

Có thể kể đến những hoạt động thường niên nổi bật như: cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc; xếp sách nghệ thuật; vẽ tranh theo sách dành cho thiếu nhi; viết cảm nhận về một cuốn sách dành cho đoàn viên, thanh niên; phong trào quyên góp sách ủng hộ thư viện nhà trường, tặng các bạn học sinh vùng khó khăn... Tuy nhiên thực tế hiện nay tỉ lệ đọc sách của nước ta vẫn còn hạn chế.

Đánh giá về tiềm năng phát triển văn hóa đọc, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Nguyên cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á với năng lực sản xuất của ngành xuất bản cao tuy nhiên tỉ lệ đọc sách chưa cao như kỳ vọng.

Theo một khảo sát có khoảng trên 20% bạn đọc thường xuyên đến với sách, đây là thị trường tiềm năng, tuy nhiên hơn 80% bạn đọc chưa quan tâm đến sách, đó cũng là thách thức phải làm sao để thu hút bạn đọc đến với sách.

“Các khu vực đô thị việc phục vụ văn hóa đọc rất tốt, có nhiều thiết chế văn hóa đọc tại các đô thị tuy nhiên ở vùng nông thôn tình trạng đói sách hoặc khoảng trống khá nhiều. Từ những tồn tại đó, mô hình nhà văn hóa cộng đồng trong đó lồng ghép các hoạt động của thư viện, hoạt động của không gian sách tới vùng nông thôn rất quan trọng”, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành chia sẻ.

Cùng chung quan điểm, Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết, hiện nay văn hóa đọc ở nước ta rất tốt, tất cả những tinh hoa của văn hóa thế giới đều được các nhà xuất bản dịch, xuất bản sách. Tiềm năng đọc sách ở nước ta rất lớn, vấn đề đặt ra phải làm sao để đánh thức niềm yêu thích đọc sách trong nhân dân. Nước ta đã có Ngày sách Việt Nam nhưng để đưa sách vào đời sống đòi hỏi sự chung tay của toàn dân, phải đưa Ngày sách trở thành Ngày hội của toàn dân chứ không phải chỉ là phong trào.

“Để thúc đẩy văn hóa đọc phải có sự kết hợp giữa bạn đọc và người viết sách, đối với người sáng tác phải xuất bản những cuốn sách hay, thu hút người đọc. Hiện nay điều đáng lo ngại nhất là đối tượng cần đọc sách nhất họ không có điều kiện để đọc, đó là các quan chức, học sinh, sinh viên”, Nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ.

Bên cạnh đó khi bàn về vấn đề này, các chuyên gia đều cho rằng cùng với xã hội và nhà trường, gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng và duy trì thói quen đọc sách cho trẻ. Ông bà, cha mẹ chính là những người gần gũi với con, cháu, họ phải là người dẫn dắt, hình thành cho con trẻ những lối sống, thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ.

Ở một góc độ khác, để khơi dậy niềm đam mê đọc sách của bạn đọc, các nhà xuất bản và công ty sách cần phải có sự chuyển động mạnh mẽ và toàn diện trong hoạt động xuất bản và kinh doanh của mình. Đặc biệt các cơ quan quản lý nhà nước cần chú trọng, quan tâm công tác thị trường đẩy lùi sách giả, sách lậu, phát hành những tác phẩm có giá trị, mang thông điệp tích cực, giàu tính nhân văn

“Việc tạo dựng thói quen đọc sách cho trẻ là rất quan trọng. Hiện nay Bộ luật Giáo dục cũng như các nội dung liên quan đến tiết học trong nhà trường đã có những quy định tuy nhiên để mang tính bắt buộc tôi nghĩ rằng rất cần các thiết chế mạnh hơn nữa. Bên cạnh đó rất cần sự quan tâm đầu tư về phía các trường học, phải làm sao cho thư viện trường thật hấp dẫn, lôi cuốn trẻ đọc sách.

Cùng đó việc xây dựng tủ sách ở gia đình cũng rất quan trọng, bởi thói quen đọc sách cần xuất phát từ gia đình, thói quen đó không được tạo lập từ gia đình thì môi trường cộng đồng khác rất khó xây dựng được”, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên nhấn mạnh.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Grab triển khai chương trình “Điều ước sau tay lái” năm 2024

Grab triển khai chương trình “Điều ước sau tay lái” năm 2024

(LĐTĐ) Grab Việt Nam vừa triển khai chương trình “Điều ước sau tay lái’ năm 2024. Đây là một chương trình nằm trong nỗ lực tăng cường sự gắn kết của cộng đồng đối tác tài xế, thông qua việc hỗ trợ các bác tài, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, có thể thực hiện được những mong ước của họ dành cho bản thân và gia đình.
Hà Nội: Chủ động ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Hà Nội: Chủ động ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Trước khi bão số 3 đổ bộ đất liền, thành phố Hà Nội đã thực hiện các biện pháp ứng phó với bão. Trong đó, di dời hơn 200 người dân khu vực nguy hiểm tránh bão; rà soát các khu vực nguy hiểm, xung yếu nhằm đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất.
EVNHANOI khẳng định: Sẽ không thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện trong cơn bão số 3

EVNHANOI khẳng định: Sẽ không thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống bão, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã triển khai các phương án phòng chống bão và yêu cầu các đơn vị trực thuộc sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra.
Quận Hoàng Mai: Tiếp tục di chuyển người dân đi tránh trú bão số 3

Quận Hoàng Mai: Tiếp tục di chuyển người dân đi tránh trú bão số 3

(LĐTĐ) Hôm nay (7/9), quận Hoàng Mai đã rà soát, tuyên truyền và vận động người dân ở những khu vực có nguy cơ nhà sụp đổ trước bão số 3, di chuyển đến nơi an toàn để tránh trú.
Hà Nội đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Hà Nội đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Được biết đến là “đất trăm nghề” với nhiều làng nghề, làng có nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi, thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng tầm thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, thành phố Hà Nội đã tập trung đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại; hỗ trợ làng nghề xây dựng các kênh bán hàng qua các nền tảng thương mại điện tử… Nhờ đó, sản phẩm làng nghề của Thủ đô ngày càng khẳng định được thương hiệu và vươn xa.
Quận Nam Từ Liêm: Chủ động ứng phó bão số 3, nỗ lực giảm thiểu thiệt hại

Quận Nam Từ Liêm: Chủ động ứng phó bão số 3, nỗ lực giảm thiểu thiệt hại

(LĐTĐ) Trong hai ngày 6 và 7/9, cơn bão số 3 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến Hà Nội. Tại quận Nam Từ Liêm, chính quyền quận đã nhanh chóng triển khai hàng loạt biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả và hỗ trợ kịp thời cho người dân bị ảnh hưởng.
Hà Nội khẩn trương khắc phục tình trạng cây xanh gãy, đổ do mưa bão

Hà Nội khẩn trương khắc phục tình trạng cây xanh gãy, đổ do mưa bão

(LĐTĐ) Từ trưa đến cuối giờ chiều ngày 7/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cảnh cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.

Tin khác

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

(LĐTĐ) Chiều 7/9, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới có hiệu lực từ năm 2018.
Tăng cường ứng phó với bão số 3

Tăng cường ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3, ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3 (bão YAGI).
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình "Vinh quang thầm lặng 2024" là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Quân chủng Hải quân huy động gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ người dân Hải Phòng, Quảng Ninh ứng phó bão số 3

Quân chủng Hải quân huy động gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ người dân Hải Phòng, Quảng Ninh ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chủ động đối phó với cơn bão số 3 (Yagi), Quân chủng Hải quân chỉ đạo các đơn vị đóng quân khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh chủ động theo dõi nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão; chủ động cấp bổ sung đủ cơ số, vật tư trang bị phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn cho các đơn vị; duy trì nghiêm chế độ trực các cấp và lực lượng tìm kiếm cứu nạn.
Bà chủ Mái ấm Hoa Hồng qua mặt cơ quan chức năng như thế nào?

Bà chủ Mái ấm Hoa Hồng qua mặt cơ quan chức năng như thế nào?

(LĐTĐ) Trong thời gian hoạt động, mặc dù bị kiểm tra thường xuyên nhưng bà Giáp Thị Sông Hương - chủ Mái ấm Hoa Hồng đã nhiều lần qua mặt cơ quan chức năng Quận 12 trước khi bị phanh phui hành vi bạo hành.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Niềm vui bất ngờ trong ngày khai giảng của học sinh khó khăn Bến Tre

Niềm vui bất ngờ trong ngày khai giảng của học sinh khó khăn Bến Tre

(LĐTĐ) Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” - 5/9/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Xem thêm
Phiên bản di động