Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đánh thức tiềm năng sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Được xác định là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, Hà Nội bước đầu đã thành công trong việc “đánh thức” tiềm năng các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm), khẳng định được uy tín, niềm tin với người tiêu dùng và đây chính là vấn đề cốt lõi để các sản phẩm này vươn xa.
Hà Nội giới thiệu hàng nghìn sản phẩm OCOP của đồng bằng sông Hồng Nhiều giải pháp để quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP Hà Nội khai trương 2 Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại huyện Thanh Oai và Thường Tín

Gắn số lượng với chất lượng

Là một trung tâm chính trị, kinh tế lớn của cả nước, đồng thời Hà Nội cũng là địa phương có số làng nghề lớn nhất với 1.350 làng nghề và làng có nghề (chiếm 1/3 làng nghề truyền thống cả nước). Nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai mạnh mẽ chương trình OCOP đến các địa phương, cũng như tăng cường tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Đánh thức tiềm năng sản phẩm OCOP
Sản phẩm OCOP đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng nhờ chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Ảnh: Đỗ Đạt

Theo số liệu từ Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, từ khi triển khai chương trình OCOP, đến nay thành phố đã có 1.649 sản phẩm của 426 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh được đánh giá, phân hạng từ 3 sao trở lên. Trong số này có 4 sản phẩm 5 sao, 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã được Trung ương đánh giá, 11 sản phẩm có tiềm năng 5 sao đang chờ xem xét, thẩm định hồ sơ. Cùng đó, có 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm OCOP 3 sao.

Với sự hỗ trợ của thành phố Hà Nội, từ đầu năm 2022 đến nay, các chủ thể tại 26 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đã xây dựng kế hoạch hoàn thiện và đăng ký tổng số 488 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng trong chương trình OCOP vào cuối năm. Trong số này có 301 mặt hàng thực phẩm, 129 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, còn lại là sản phẩm thuộc nhóm ngành hàng đồ uống, thảo dược, vải và may mặc…

Theo ông Nguyễn Văn Chí - Phó chánh Thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội, con số đăng ký của các địa phương hiện nay đang vượt 88 sản phẩm so với mục tiêu ban đầu là 400 sản phẩm mà Thành phố đề ra. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy sức lan tỏa của sản phẩm OCOP. Hiện nay, các sản phẩm OCOP đã và đang tạo dựng được thương hiệu và được người tiêu dùng tin tưởng, ưa chuộng.

Có thể thấy, trong quá trình phát triển kinh tế, việc phát triển sản phẩm OCOP có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các làng nghề tại Hà Nội. Nếu trước kia, những sản phẩm đặc trưng của mỗi địa phương được sản xuất theo phương thức truyền thống thì khi tham gia vào chương trình OCOP, sản phẩm truyền thống sẽ được sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chí chất lượng, được mang thương hiệu cụ thể như: Gạo hữu cơ Đồng Phú, nếp cái hoa vàng Thụy Lâm, gốm sứ Bát Tràng, giò chả Ước Lễ… Nhờ đó, sản phẩm ngày càng được nhiều người tiêu dùng đón nhận.

Chia sẻ về lợi ích khi tham gia chương trình OCOP và sản phẩm được gắn sao đánh giá chất lượng, ông Nguyễn Trung Dậu - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Chu Quyến (Ba Vì) cho biết, tham gia chương trình OCOP từ năm 2020, đến nay hợp tác xã đã có 4 sản phẩm rau củ đạt chứng nhận 3 sao gồm: Mướp, mướp đắng, bầu và mùng tơi. Việc được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã giúp các sản phẩm của Chu Quyến ngày càng được nhiều doanh nghiệp, người tiêu dùng biết đến; nhờ đó các sản phẩm rau củ của hợp tác xã đã kết nối và đưa vào hệ thống phân phối của các siêu thị lớn trên địa bàn thành phố.

Được xác định là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch…, không vì chạy theo số lượng mà việc nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP bị lỏng lẻo. Đặc biệt, quá trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP luôn được thành phố Hà Nội thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình. Các sản phẩm OCOP sau khi được gắn sao không chỉ giúp các địa phương có ý thức hơn trong việc nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm; mà còn giúp các chủ thể ý thức được tầm quan trọng của việc tham gia chương trình đánh giá sản phẩm cấp quốc gia này. Qua đó, khẳng định được uy tín, niềm tin với người tiêu dùng và đây chính là vấn đề cốt lõi để các sản phẩm OCOP vươn xa.

Mở rộng kênh phân phối

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, thời gian qua, thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm đến công tác quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, tăng cường kết nối với các địa phương nhằm đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng; hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể.

Trong đó, cùng với việc triển khai các tuần hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, tổ chức các sự kiện, hội chợ kết nối giao thương… đến nay, thành phố Hà Nội đã phát triển được 60 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các quận, huyện để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng, khách du lịch đến với Thủ đô. Đây là những điểm OCOP uy tín đã được các quận, huyện, thị xã lựa chọn, phát triển, giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm OCOP...

Đánh thức tiềm năng sản phẩm OCOP
Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, việc quảng bá, kết nối giới thiệu sản phẩm luôn được Hà Nội chú trọng. Ảnh: Đỗ Đạt

Cụ thể, thời gian qua Sở Công thương Hà Nội đã phối hợp với Ủy ban nhân dân hai huyện Thanh Oai và Thường Tín, cùng các quận Hoàng Mai, Đống Đa, Hai Bà Trưng tổ chức khai trương các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Các điểm OCOP này đã giới thiệu đến người tiêu dùng hàng trăm mặt hàng là các loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề đặc sắc… Đây không chỉ là các sản phẩm OCOP đặc trưng trên địa bàn từng quận, huyện mà còn quảng bá và giới thiệu sản phẩm OCOP của Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Ông Nguyễn Trọng Khiển - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, cho biết, việc mở điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm có thế mạnh của địa phương, giúp các làng nghề, cơ sở sản xuất mở rộng thị trường. Đặc biệt, chương trình OCOP thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, đặc biệt là người dân ở nông thôn. Thông qua chương trình, người sản xuất nhận thức được tiềm năng của mình, học hỏi được các yêu cầu bắt buộc về sản xuất an toàn, bền vững, từ đó phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng và giá trị, mẫu mã sản phẩm.

“Việc phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của Thành phố trên địa bàn huyện sẽ giới thiệu đến người tiêu dùng những sản phẩm đặc trưng được kiểm soát và đánh giá chất lượng sản phẩm, cũng như sự bảo đảm của Nhà nước đối với chất lượng sản phẩm. Qua đó, góp phần thúc đẩy liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng cường quảng bá các sản phẩm rộng rãi trên thị trường trong và ngoài huyện”, ông Nguyễn Trọng Khiển nhấn mạnh.

Đánh giá về việc triển khai các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các địa bàn trên toàn thành phố, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP ngày càng mở rộng, len lỏi cả trong các khu dân cư, các vùng nông thôn, từ đó, giúp cho người dân toàn thành phố thuận tiện hơn trong việc mua sắm sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản chất lượng cao của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Để các sản phẩm OCOP đến gần hơn nữa với người tiêu dùng, đại diện ngành Công Thương Hà Nội cũng đề nghị, chính quyền các địa phương, các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ sản xuất kinh doanh… tiếp tục quan tâm để phát triển thêm các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế./.

Đỗ Đạt

Nên xem

Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

(LĐTĐ) UBND huyện Đan Phượng cho biết, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn huyện chưa xảy ra tình trạng úng ngập cũng như sự cố đê điều. Tuy nhiên, mưa bão đã gây ra sự cố về điện, đổ 23 cột điện, 199 cây xanh bị gãy, đổ, nghiêng... Huyện đã huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, sinh hoạt...
Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các địa phương, ban, ngành tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, sau khi cơn bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội, tính đến 8h30 ngày 8/9, trên địa bàn Thành phố tình hình rất phức tạp, cây đổ trên các tuyến đường trung tâm, đường quốc lộ, tỉnh lộ, nhiều cây đổ chắn ngang đường làm ùn tắc giao thông; một số công trình bị kéo đổ do gió giật. Hiện 100% quân số đã được huy động nhằm khắc phục hậu quả và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

(LĐTĐ) Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ, từ 15h30 phút ngày 7/9 đến 5h00 phút ngày 8/9, ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) trên địa bàn gây thiệt hại về tài sản hoa màu. Trong đó, đã có 501 cây đổ; 3.700m2 mái tôn bị tốc, hỏng; 227 m2 tường bao bị đổ; 1.330ha lúa bị đổ…
Sơn Tây: Huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả bão số 3

Sơn Tây: Huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Thị xã Sơn Tây thông tin, sau cơn bão số 3, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn không có thiệt hại về người do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Tuy nhiên, tài sản và hoa màu hư hại do bão trên địa bàn tương đối lớn. Hiện thị xã đã huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Giao thông Thủ đô từng bước vận hành trở lại sau bão

Giao thông Thủ đô từng bước vận hành trở lại sau bão

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông thành phố Hà Nội thông tin, do ảnh hưởng từ cơn bão số 3, nên một số xe buýt đã bị hư hại nhẹ do cây gãy đổ. Để phục vụ tốt nhất cho người dân, căn cứ tình hình thực tế, các tuyến xe buýt và Metro trên địa bàn sẽ từng bước hoạt động trở lại.

Tin khác

Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

Huyện Đan Phượng khắc phục hậu quả sau bão, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống

(LĐTĐ) UBND huyện Đan Phượng cho biết, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn huyện chưa xảy ra tình trạng úng ngập cũng như sự cố đê điều. Tuy nhiên, mưa bão đã gây ra sự cố về điện, đổ 23 cột điện, 199 cây xanh bị gãy, đổ, nghiêng... Huyện đã huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, sinh hoạt...
Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các địa phương, ban, ngành tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.
Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

(LĐTĐ) Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ, từ 15h30 phút ngày 7/9 đến 5h00 phút ngày 8/9, ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) trên địa bàn gây thiệt hại về tài sản hoa màu. Trong đó, đã có 501 cây đổ; 3.700m2 mái tôn bị tốc, hỏng; 227 m2 tường bao bị đổ; 1.330ha lúa bị đổ…
Sơn Tây: Huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả bão số 3

Sơn Tây: Huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Thị xã Sơn Tây thông tin, sau cơn bão số 3, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn không có thiệt hại về người do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Tuy nhiên, tài sản và hoa màu hư hại do bão trên địa bàn tương đối lớn. Hiện thị xã đã huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đường phố Hà Nội ngổn ngang sau bão số 3

Đường phố Hà Nội ngổn ngang sau bão số 3

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đi qua đã gây ra nhiều thiệt hại về cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Ghi nhận sáng 8/9 tại một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội, nhiều tuyến đường tắc nghẽn do cây cối gãy đổ và các công trình công cộng bị hư hại.
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân sau cơn bão số 3

Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 8/9, sau khi bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô tập trung đánh giá, khắc phục hậu quả thiên tai, huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
Quận Hoàn Kiếm huy động tổng lực gần 2.500 người tham gia ứng phó bão số 3

Quận Hoàn Kiếm huy động tổng lực gần 2.500 người tham gia ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 22 cây xanh bị gẫy cành lớn, 286 cây xanh đổ, gẫy, 3 người bị thương nhẹ. Ngoài ra có 2 tủ điện bị bẹp, 2 mái tôn bị tốc, 3 cột đèn chiếu sáng và 2 cột điện bị đổ, 1 ô tô con bị cây đổ bẹp nóc... Các sự cố đã và đang được cơ quan chức năng của quận xử lý kịp thời.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải kiểm tra khắc phục sau bão tại quận Thanh Xuân

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải kiểm tra khắc phục sau bão tại quận Thanh Xuân

(LĐTĐ) Sáng 8/9, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã thị sát và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã kiểm tra trực tiếp công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Xem thêm
Phiên bản di động