Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đẩy mạnh hơn nữa phong trào học tập suốt đời

(LĐTĐ) Sau 5 năm thực hiện đại trà Đề án“Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” theo Quyết định 281/QĐ-TTg ngày 20/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 281), chỉ tiêu phấn đấu về các mô hình học tập của các địa phương đều đạt và vượt so với mục tiêu đề ra. Thông qua Đề án, công tác khuyến học, khuyến tài đã lan tỏa đến từng người dân, gia đình, thôn bản, cơ quan, đơn vị...
Tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2020 Gia Lâm: Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng

Đạt nhiều thành tựu

Được phê duyệt năm 2014, Đề án 281 nhằm đẩy mạnhcác hoạt động học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng thông qua việc xây dựng và triển khai các mô hình: “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”, góp phần xây dựng xã hội học tập.Đề án được triển khai thí điểm từ năm 2014 đến năm 2015 và triển khai đại trà từ năm 2016 đến năm 2020.

Đẩy mạnh hơn nữa phong trào học tập suốt đời
Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Ảnh minh họa: P.T

Báo cáo tổng kết thực hiện Quyết định 281/QĐ-TTg giai đoạn 2014 - 2020 của Hội Khuyến học Việt Nam cho thấy: Sau 5 năm thực hiện đại trà Đề án 281, chỉ tiêu phấn đấu về các mô hình học tập của các địa phương đều đạt và vượt từ 2% đến 35% so với mục tiêu đề ra; trong đó: Tỷ lệ gia đình học tập đạt 71,77%; tỷ lệ dòng họ học tập đạt 66,51%; tỷ lệ cộng đồng học tập đạt 65,38%; tỷ lệ đơn vị học tập đạt 85,73%. Thông qua Đề án, công tác khuyến học, khuyến tài đã lan tỏa đến từng người dân, gia đình, thôn bản, cơ quan, đơn vị...

Các Trung tâm học tập cộng đồng ở nhiều địa phương được duy trì và phát triển, mở các lớp bồi dưỡng về kỹ thuật sản xuất, nuôi trồng thủy sản, tuyên truyền chính sách pháp luật, các buổi chuyên đề về sức khỏe cho người cao tuổi...; hình thành đào tạo ngắn ngày, cần gì học nấy. Hệ thống Trung tâm học tập cộng đồng ngày càng phát triển phủ kín gần 100% xã, phường, số lượt người đến tham gia học ngày càng nhiều. Đến nay trong cả nước đã có trên 11.000 Trung tâm, bình quân mỗi năm có gần 20 triệu lượt người đến tham gia học tập.

Kết quả khảo sát của Hội Khuyến học Việt Nam cho thấy, có 98,6 % người dân cho rằng: Tại những địa phương phát triển mạnh phong trào xây dựng các mô hình học tập, nhân dân đoàn kết, hỗ trợ nhau trong học tập và đời sống; từ đó, mối quan hệ thân thiện giữa mọi người, trong cộng đồng phát triển tốt. Thông qua bình chọn các mô hình học tập và tôn vinh các gương điển hình tiên tiến, không khí thi đua sôi nổi đã tạo nên sự phấn khởi trong làng xóm, tổ dân phố. Đặc biệt, trong suốt 5 năm qua, trong cộng đồng không xảy ra những bất hòa, những thắc mắc trong bình chọn các danh hiệu. Đây là nét nổi bật của phong trào thi đua học tập thường xuyên ở nhiều địa phương.

Bên cạnh đó, có 97,6 % ý kiến cho rằng: Việc xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng thôn bản, tổ dân phố học tập và đơn vị học tập trên địa bàn là một động lực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển, góp phần đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nông thôn mới và khối phố văn minh, khu dân cư văn hóa. Các mô hình học tập đã góp phần quan trọng đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, kinh tế địa phương phát triển.

Cũng theo báo cáo tổng kết của Hội Khuyến học Việt Nam, một điểm nổi bật trong quá trình thực hiện Đề án 281 là nhận thức rõ vai trò quan trọng có tính quyết định của các trường đại học đối với việc học tập của người lớn, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức 7 cuộc hội thảo khoa học ở cả 2 miền Nam, Bắc để thảo luận về các vấn đề: Vai trò các trường đại học với việc học tập suốt đời của người lớn, việc đào tạo theo hướng mở và xây dựng tài nguyên giáo dục mở thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Qua các cuộc hội thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản chỉ đạo cụ thể các trường thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng mở, trên cơ sở nguồn tài nguyên giáo dục mở được nhà trường xây dựng.Theo đó, vai trò của các trường đại học với xây dựng xã hội học tập đã được nâng lên. Các trường đại học không chỉ phục vụ cho đối tượng như trước đây mà phạm vi, đối tượng phục vụ là toàn thể nhân dân theo hướng "cần gì học nấy", học không cần chứng chỉ, bằng cấp.

Phát triển mạnh các mô hình học tập

Tuy đã đạt và vượt mục tiêu Đề án, song chất lượng của các mô hình học tập còn hạn chế so với yêu cầu; trong đó một số địa phương chưa đạt chỉ tiêu về gia đình học tập, trình độ nhận thức của người dân chưa đồng đều... Hội Khuyến học Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có tỷ lệ các gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị đạt các danh hiệu học tập tăng từ 10% đến 20% so với năm 2020; tập trung phát triển tổ chức hội khuyến học và hội viên trong các doanh nghiệp, viện nghiên cứu; xây dựng và phát triển mô hình “Công dân học tập”.

Tại Hội nghị tổng kết Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020" theo Quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vừa được Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức cuối tháng 11/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định, những kết quả, thành tựu của ngành Giáo dục không thể thiếu vai trò, sự đóng góp của các cấp hội khuyến học trong cả nước. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm với nhiều chỉ đạo được nhân dân ủng hộ, phù hợp với truyền thống hiếu học của dân tộc và xu hướng của thế giới.Tuy nhiên, hoạt động khuyến học tại nhiều địa phương chưa phát triển do phong trào khuyến học chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Để đẩy mạnh sự phát triển của phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các đơn vị, địa phương thống nhất nhận thức về việc triển khai phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, phát triển mạnh các mô hình học tập, coi đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, việc xây dựng và triển khai mô hình “Công dân học tập” trong các trường đại học đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo tích cực triển khai; đồng thời, chú trọng xây dựng hệ thống giáo dục thường xuyên có tính liên thông, mở đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân; tích cực tham gia xây dựng tài nguyên mở.

Trao đổi về xây dựng tài nguyên mở, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, Bộ sẽ tích cực tham gia nội dung này. Việc tổ chức học tập thường xuyên của các loại hình cán bộ, công chức, viên chức không chỉ nhằm mục đích lấy chứng chỉ mà điều quan trọng là nâng cao kiến thức và trình độ, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội chuyển đổi số./.

P. Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ di dời 14 hộ dân ra khỏi chung cư nguy hiểm cấp D

Quận Tây Hồ di dời 14 hộ dân ra khỏi chung cư nguy hiểm cấp D

(LĐTĐ) Chiều ngày 7/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến và đơn vị chức năng, phường Thụy Khuê đã có mặt tại khu tập thể P16A phố Thụy Khuê - công trình nguy hiểm cấp D để vận động người dân di chuyển đến nơi an toàn trước những diễn biến phức tạp của bão số 3.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

(LĐTĐ) Chiều 7/9, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới có hiệu lực từ năm 2018.
Ưu tiên cho tăng trưởng, tập trung tạo đột phá về đầu tư công

Ưu tiên cho tăng trưởng, tập trung tạo đột phá về đầu tư công

(LĐTĐ) Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu từ nay đến cuối năm, các bộ, ngành, địa phương tập trung cho đột phá về đầu tư công, phát huy tinh thần triển khai đường dây 500 kV mạch 3; báo cáo cấp có thẩm quyền về đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, một số tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…
Tin bão mới nhất: Bão số 3 nằm trọn trên đất liền, Hà Nội tiếp tục có mưa to đến rất to, gió giật mạnh

Tin bão mới nhất: Bão số 3 nằm trọn trên đất liền, Hà Nội tiếp tục có mưa to đến rất to, gió giật mạnh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 17h ngày 7/9, vị trí tâm bão trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 11-12 (103-133km/h), giật cấp 15.
Huyện Gia Lâm chủ động triển khai các phương án ứng phó bão số 3

Huyện Gia Lâm chủ động triển khai các phương án ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, huyện Gia Lâm đã, đang và sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các bản tin, dự báo, cảnh báo thiên tai, diễn biến tình hình thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các xã, thị trấn và nhân dân chủ động phòng tránh.
Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

(LĐTĐ) Theo trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (7/9), cơn bão số 3 đã tiến sâu vào đất liền. Thời điểm này, tại Hà Nội, dù trời đang mưa và gió lớn, tuy nhiên, hoạt động mua sắm tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích… vẫn diễn ra bình thường; hàng hoá, nhu yếu phẩm vẫn dồi dào, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.

Tin khác

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

(LĐTĐ) Chiều 7/9, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới có hiệu lực từ năm 2018.
Tăng cường ứng phó với bão số 3

Tăng cường ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3, ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3 (bão YAGI).
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình "Vinh quang thầm lặng 2024" là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Quân chủng Hải quân huy động gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ người dân Hải Phòng, Quảng Ninh ứng phó bão số 3

Quân chủng Hải quân huy động gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ người dân Hải Phòng, Quảng Ninh ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chủ động đối phó với cơn bão số 3 (Yagi), Quân chủng Hải quân chỉ đạo các đơn vị đóng quân khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh chủ động theo dõi nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão; chủ động cấp bổ sung đủ cơ số, vật tư trang bị phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn cho các đơn vị; duy trì nghiêm chế độ trực các cấp và lực lượng tìm kiếm cứu nạn.
Bà chủ Mái ấm Hoa Hồng qua mặt cơ quan chức năng như thế nào?

Bà chủ Mái ấm Hoa Hồng qua mặt cơ quan chức năng như thế nào?

(LĐTĐ) Trong thời gian hoạt động, mặc dù bị kiểm tra thường xuyên nhưng bà Giáp Thị Sông Hương - chủ Mái ấm Hoa Hồng đã nhiều lần qua mặt cơ quan chức năng Quận 12 trước khi bị phanh phui hành vi bạo hành.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Niềm vui bất ngờ trong ngày khai giảng của học sinh khó khăn Bến Tre

Niềm vui bất ngờ trong ngày khai giảng của học sinh khó khăn Bến Tre

(LĐTĐ) Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” - 5/9/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Xem thêm
Phiên bản di động