Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đẩy mạnh việc thực hiện Luật phòng chống tác hại của rượu, bia

(LĐTĐ) Sau khi Luật phòng, chống tác hại của rượu bia có hiệu lực ngày 1/1/2020, Chính phủ, Bộ Y tế và Bộ Công Thương đã ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn để triển khai Luật đi vào cuộc sống.
Một số Luật có hiệu lực bạn đọc cần biết Thủ tướng chỉ thị tăng cường phòng, chống tác hại của rượu, bia Thay đổi dần hành vi “văn hóa ăn nhậu”

Ngày 28/9, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai một số văn bản pháp luật hướng dẫn Luật phòng, chống tác hại của rượu bia.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), rượu, bia đứng thứ 5 trong số 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh mạn tính. Rượu, bia gây tác hại với cả người uống, người xung quanh đối tượng uống và với cả cộng đồng xã hội.

Đẩy mạnh việc thực hiện Luật phòng chống tác hại của rượu, bia
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị.

Tại Việt Nam, rượu, bia là một trong ba nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới ở độ tuổi từ 15 đến 49. Chi phí giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia chiếm khoảng 1% GDP. Chi phí xử lý 6 bệnh ung thư mà rượu, bia là một trong những nguyên nhân cấu thành gánh nặng cho nhiều gia đình và xã hội.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh trước thực trạng trên, ngành y tế cần phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương khác đẩy mạnh việc thực hiện phòng chống tác hại của rượu, bia.

Theo ông Tuyên, trong giai đoạn vừa qua, ngành y tế đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, trở thành một điểm sáng trong thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững, được quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh việc đối phó với những bệnh truyền nhiễm, xử lý các vấn đề của bệnh không lây nhiễm luôn là một khó khăn của ngành y tế.

Sử dụng rượu, bia gây ra một số tác hại khác diễn ra từ từ và kéo dài như ung thư, bệnh lý tim mạch, xơ gan, rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ, ngộ độc bào thai do bà mẹ sử dụng rượu, bia... Uống rượu, bia không kiểm soát được còn gây tổn hại đến các mối quan hệ trong gia đình, xã hội, làm suy giảm chất lượng nhân lực, chất lượng dân số, phá vỡ các mối quan hệ gia đình, xã hội. Chính vì vậy, rượu, bia là loại hàng hóa được hầu hết các quốc gia đưa vào kiểm soát chặt chẽ và không khuyến khích tiêu dùng.

Để Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đi vào cuộc sống, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, cần có sự vào cuộc của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, sự đồng thuận mạnh mẽ của nhân dân. Cụ thể, tại các địa phương cần thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của rượu, bia, sau đó phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng cấp, ngành và xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100 của Chính phủ.

"Các địa phương cần tập trung triển khai các quy định trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia về nghiêm cấm điểm kinh doanh, bán bia, rượu và nghiêm cấm địa điểm tổ chức uống bia, rượu", ông Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Cùng với Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 28/9/2020, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020 (thay thế Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế) trong đó có một phần quy định về phòng, chống tác hại rượu, bia.

Cụ thể, tại Điều 30 của Nghị định 117 quy định, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 đến 500 nghìn đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia. Phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng đối với các hành vi: Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; ép buộc người khác uống rượu, bia...

Theo bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, một điểm nữa liên quan đến phân công trách nhiệm, Nghị định này sẽ phân công trách nhiệm một cách rõ ràng vai trò của từng bộ, ngành có liên quan, trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp.

"Đặc biệt, Nghị định quy định chi tiết trách nhiệm của chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trong quản lý, thông tin giáo dục truyền thông liên quan đến phòng, chống tác hại rượu bia trong phạm vi địa bàn quản lý; trách nhiệm quản lý rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh hay không. Từ việc phân định trách nhiệm sẽ tránh sự buông lỏng, chồng chéo trong quản lý, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan”, bà Trang cho hay.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận gần 418 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận gần 418 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 11/9/2024, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã đăng ký và ủng hộ thông qua Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổng số tiền là 417 tỷ 983 triệu đồng để giúp đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên người dân sơ tán tránh lũ

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi, động viên người dân sơ tán tránh lũ

(LĐTĐ) Tối nay (11/9), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương và Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Thị Kim Dung đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà bà con nhân dân đang sơ tán, tạm trú tránh lũ tại Nhà văn hóa phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.
Rà soát các vướng mắc để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản

Rà soát các vướng mắc để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế một cách bài bản

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng vừa chủ trì phiên họp thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo.
Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

(LĐTĐ) Bày tỏ đồng tình với việc điều chỉnh mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 theo dự thảo Nghị quyết là cần thiết, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần có báo cáo đánh giá, phân tích minh bạch cơ cấu chi, để đảm bảo tính thuyết phục, đồng thuận cao.
Các trường được phép linh hoạt hình thức dạy học theo điều kiện thực tế

Các trường được phép linh hoạt hình thức dạy học theo điều kiện thực tế

(LĐTĐ) Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể linh hoạt hình thức tổ chức dạy học theo điều kiện thực tế với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn cho học sinh.
Hà Nội: Đảm bảo thông tin liên lạc trong công tác khắc phục hậu quả sau bão

Hà Nội: Đảm bảo thông tin liên lạc trong công tác khắc phục hậu quả sau bão

(LĐTĐ) Đảm bảo thông tin liên lạc trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp Bưu chính - Viễn thông, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội… triển khai các phương án đảm bảo an toàn mạng lưới và an ninh thông tin liên lạc thông suốt phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và nhân dân trên địa bàn thành phố; thực hiện chế độ trực điều hành ứng cứu thông tin liên tục 24 giờ/ngày.
Sở GTVT Nghệ An ủng hộ gần 220 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão số 3

Sở GTVT Nghệ An ủng hộ gần 220 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 11/9, Đảng ủy, lãnh đạo Sở và Thường trực Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Nghệ An đã tổ chức phát động, kêu gọi các đơn vị, cá nhân trong ngành ủng hộ nhân dân bị thiệt hại nặng nề do bão số 3.

Tin khác

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

Hà Nội yêu cầu điều trị tốt nhất cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế bảo đảm trực cấp cứu 24/24h và triển khai điều trị tốt nhất đối với các trường hợp bị thương do ảnh hưởng của mưa bão.
TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

TP.HCM: Chỉ hơn 30% trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm đủ mũi vắc xin sởi

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổng lực tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 10 tuổi. Đến nay, đã có 19.821 trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm vắc xin sởi, chiếm tỷ lệ 32,6% và chiếm 15% trong nhóm trẻ từ 1 - 10 tuổi.
Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

Rước họa vào thân vì muốn “tự làm bác sĩ”

(LĐTĐ) Mặc dù đã được cảnh báo từ các chuyên gia y tế, nhưng tình trạng nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, hay sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc… đang là một vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Đáng lo ngại, các bệnh nhân trên thường nhập viện muộn, khiến việc điều trị càng thêm khó khăn và tốn kém hơn.
Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may

(LĐTĐ) Ăn tiết canh đầu tháng để lấy may, nam thanh niên 27 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn đông máu…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 10 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn Thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, với 10 ổ dịch.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

(LĐTĐ) Sở Y tế vừa có Công văn số 4201/SYT-NVY về việc tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động