Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục

(LĐTĐ) Trong truyền thống của người Việt, đạo thầy trò luôn là những hình ảnh đẹp, đáng kính và trân trọng. Tuy nhiên, ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì văn hóa ứng xử trong trường học đang bị tác động mạnh mẽ với nhiều yếu tố tiêu cực. Theo các chuyên gia, để giữ vững và phát huy được những nét đẹp trong văn hóa ứng xử học đường, ngoài sự nỗ lực của thầy và trò còn phải có sự chung tay của cả gia đình, cộng đồng và xã hội.
Góc nhìn văn hóa Xử phạt học sinh nói bậy có khả thi không ?

Những tín hiệu tích cực

Thời gian qua, bên cạnh công tác dạy học, vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống và văn hóa ứng xử học đường cho học sinh, sinh viên đã được các cấp, ngành hết sức quan tâm, chú trọng. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đến thời điểm hiện tại, đại đa số học sinh, sinh viên đã đạt tiêu chuẩn đạo đức, lối sống, hạnh kiểm theo quy định của Bộ; ý thức trách nhiệm với gia đình, với việc học tập, rèn luyện có nhiều chuyển biến, góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp.

100% đoàn viên và 80% thanh niên được tuyên truyền, học tập các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; 99,6% số trường học đã xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa; hơn 1,1 triệu đoàn viên ưu tú được giới thiệu vào Đảng; 100% thanh niên, sinh viên tình nguyện tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo, game bài uy tín tập thể…

Đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục
Xây dựng văn hóa học đường trong trường học luôn là vấn đề được các nhà trường quan tâm, chú trọng. (Ảnh minh họa khi chưa xảy ra dịch Covid-19).

Là một trong những đơn vị có thành tích tốt trong công tác xây dựng văn hóa học đường trong trường học, TS.Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân cho biết, những năm qua, nhà trường đã thực hiện tốt Quyết định số 410/QĐ-BGDĐT ngày 4/1/2016 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”.

Thực hiện nghiêm túc quy chế của Bộ GD&ĐT và các quy định của trường, thực hiện dạy và học thực chất, đúng giờ, thi cử nghiêm túc, không gian dối, không tiêu cực và chống bệnh thành tích trong giáo dục.

Bên cạnh đó, nhà trường đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, xem đây là công việc rất cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện…

Nhờ việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trên, trường đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ như: Đạt trường học an toàn, xanh - sạch - đẹp; trường học không khói thuốc lá... tỉ lệ sinh viên vi phạm qui chế, qui định rất thấp; nhiều năm liền không có sinh viên vi phạm pháp luật mức độ nặng, có yếu tố hình sự; có năm chỉ có 1-2 sinh viên vi phạm mức độ nhẹ so với qui mô gần 25.000 sinh viên đang theo học các trình độ, hình thức đào tạo.

Kết quả đánh giá rèn luyện sinh viên từng học kỳ, từng năm học luôn đạt ở mức cao, chỉ có 0,6% sinh viên xếp loại rèn luyện dưới trung bình (thuộc diện sinh viên không tham gia đánh giá do thôi học, chuyển trường).

Còn theo PGS.TS Đinh Văn Hải - Trưởng phòng Công tác học sinh, sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, trong suốt 65 năm thành lập và phát triển, Trường Đại học Bách Khoa luôn nhận thức được việc xây dựng môi trường văn hóa ứng xử tốt đóng một vai trò quan trọng trong việc hoàn thành sứ mệnh của mình. Đặc biệt, đó sẽ là nền tảng cho việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tuân thủ pháp luật và trách nhiệm công dân cho cán bộ và sinh viên.

“Tính tới nay, đã có trên 200 ngàn kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ tốt nghiệp tại trường và hiện đang công tác trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị của đất nước. Các cựu sinh viên này đều là những người có đạo đức, lối sống lành mạnh. Đối với các sinh viên đang học tại trường, việc rèn luyện đạo đức, lối sống, cách ứng xử với thầy cô, bạn bè cũng được chú trọng và không xảy ra tình “lệch chuẩn” đạo đức”, PGS.TS Đinh Văn Hải nhấn mạnh

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Mặc dù có nhiều kết quả tích cực trong công tác xây dựng học đường, tuy nhiên trên thực tế, trong thời gian gần đây, ngành GD&ĐT đã xảy ra rất nhiều sự vụ kiện tụng, tranh chấp, chửi bới, đe dọa, bôi nhọ nhân phẩm, danh dự, uy tín, đạo đức nhà giáo; một bộ phận lãnh đạo, cán bộ, nhà giáo thiếu tâm huyết với nghề, đánh mất lòng tự trọng nghề nghiệp…

Còn đối với học sinh, sinh viên, một số em có lối sống thực dụng, buông thả, vô cảm, không coi trọng giá trị đạo đức. Đã có những câu chuyện đau lòng lan tràn trên mạng Internet như xúc phạm thầy, cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại… Những vụ việc trên đã và đang rung lên hồi chuông báo động về sự thoái hóa, suy thoái đạo đức nơi học đường.

Đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục
Sinh viên Trường Đại học Bách Khoa tham gia các công tác thiện nguyện, hiến máu nhân đạo.

PGS.TS. Đinh Văn Hải nhận định, để khắc phục tình trạng trên và xây dựng mô hình văn hóa học đường hiệu quả trong tình hình mới, ngoài việc lấy giáo viên làm trung tâm, thì sự phối hợp của các yếu tố như gia đình, xã hội là hết sức quan trọng.

Theo ông, công tác giáo dục văn hóa trường học không thể thành công nếu các nhà trường thực hiện một cách riêng lẻ, độc lập. Hoạt động này luôn cần có sự phối hợp, chung tay giữa nhà trường, gia đình, các tổ chức chính quyền và xã hội. Nhà trường cần sự hỗ trợ, phối hợp với chính quyền địa phương trong việc đảm bảo môi trường cảnh quan xung quan trường luôn xanh - sạch - đẹp, an toàn, an ninh trật tự; hạn chế các tụ điểm phát sinh tệ nạn xã hội, chơi game gây sao nhãng việc học hành ở xung quanh trường, quản lý sinh viên nội ngoại trú.

Nhà trường rất mong Bộ GD&ĐT, các cơ quan chức năng sớm ban hành các quy định, hướng dẫn chế tài xử lý cập nhật thực tiễn nhằm hỗ trợ công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa ứng xử; giúp nhận diện, xử lý mang tính răn đe đối với các phát ngôn bình luận thiếu văn hóa của sinh viên trên không gian mạng. Các cơ quan truyền thông tăng cường thông tin các tấm gương tốt việc làm tốt, hạn chế đăng tải các thông tin giật gân, gây sốc ảnh hưởng tới nhận thức không tốt của giới trẻ về xã hội, và cộng đồng xung quanh…

TS. Võ Thanh Hải thì cho rằng, thời gian tới, các nhà trường cần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa trong nhà, ngoại khóa online trên môi trường mạng, trong đó có văn hóa ứng xử trong trường học.

“Trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mạng xã hội bùng nổ rất mạnh mẽ, cần bổ sung thêm các kênh truyền thông, tuyên truyền chính thống qua Facebook, Zalo, Tiktok... để thêm kênh tương tác với người học và phụ huynh về văn hóa học đường”, TS. Võ Thanh Hải chia sẻ.

Bên cạnh đó, TS. Võ Thanh Hải cũng cho rằng, cùng với việc ban hành các chuẩn mực, quy tắc ứng xử văn hóa ứng xử trong trường học, các nhà trường cần phối hợp xây dựng nhiều loại hình hoạt động xã hội nhằm lan tỏa và cụ thể hóa các nội dung của văn hóa học đường. Để làm được điều này, cần có sự đồng thuận và phối hợp chặt chẽ giữa Đảng ủy, Hội đồng trường, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các khoa, phòng, ban trong nhà trường, trong đó Đoàn thanh niên - Hội sinh viên đóng vai trò nòng cốt. Các hoạt động Đoàn - Hội cần được đa dạng hóa, qua đó rèn đào tạo ra những lớp sinh viên vừa hồng, vừa chuyên.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện

Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn tăng cường đảm bảo vận hành công trình thủy điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện số 6844/CĐ-BCT ngày 9/9/2024 về tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 và đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thủy điện.
Hà Nội hỗ trợ 51 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3

Hà Nội hỗ trợ 51 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 22/QĐ-MTTQ-BTT về việc hỗ trợ nhân dân các tỉnh, thành phố khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.
Cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực

Cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực

(LĐTĐ) Sau sự cố sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), hiện nhiều người dân Thủ đô quan tâm đến sự an toàn của cầu Chương Dương, đặc biệt trong thời điểm diễn biến thời tiết bão lũ phức tạp. Đáng chú ý, theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, hiện cầu Chương Dương vẫn bảo đảm chịu lực, các phương tiện có thể lưu thông bình thường.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend hiện diện tại Bưu điện nổi tiếng thế giới

Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend hiện diện tại Bưu điện nổi tiếng thế giới

(LĐTĐ) Tiếp nối chuỗi 10 không gian Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend liên tục khai trương, gây ấn tượng mạnh mẽ tại Trung Quốc, Mỹ trong tháng 8/2024, ngày 9/9/2024, Trung Nguyên Legend chính thức giới thiệu không gian Thế giới Cà phê Trung Nguyên Legend tại khuôn viên Bưu điện trung tâm thành phố Hồ Chí Minh – một công trình biểu tượng nổi tiếng được yêu thích.
Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, Hà Nội cùng cả nước”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã có lời kêu gọi “Nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị chỉ đạo việc khắc phục hậu quả bão số 3

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị chỉ đạo việc khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 9/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp.

Tin khác

Hỗ trợ học sinh khó khăn, bổ sung sách giáo khoa cho địa phương ảnh hưởng mưa bão

Hỗ trợ học sinh khó khăn, bổ sung sách giáo khoa cho địa phương ảnh hưởng mưa bão

(LĐTĐ) Các Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cần phối hợp với các đơn vị cung ứng sách giáo khoa tại địa phương kịp thời cung cấp bổ sung sách giáo khoa cho học sinh, bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa, giúp học sinh nhanh chóng ổn định học tập.
Vừa khắc phục hậu quả của bão, vừa ổn định việc dạy và học

Vừa khắc phục hậu quả của bão, vừa ổn định việc dạy và học

(LĐTĐ) Với quyết tâm không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa đón học sinh trở lại trường, vừa rà soát toàn diện, nỗ lực khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.
30 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

30 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

(LĐTĐ) Do chưa khắc phục xong sự cố do bão số 3 gây ra, 30 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa bảo đảm an toàn để tổ chức dạy học trở lại từ ngày mai (9/9).
Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

Sơn Tây: Các trường học khẩn trương dọn dẹp, đón học sinh trở lại trường

(LĐTĐ) Sau khi cơn bão số 3 quét qua, các trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây đều bị ảnh hưởng với mức độ khác nhau như cây đổ, lá rơi, sập trần... Đáng chú ý, Công đoàn các nhà trường trên địa bàn Thị xã đã động viên các thầy cô giáo chung tay dọn dẹp sân trường để kịp đón học sinh đến với buổi học đầu tiên của chương trình năm học mới.
Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động khắc phục hậu quả của bão số 3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường chủ động tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp; có biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh; bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học.
Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, công tác dọn dẹp vệ sinh, thu gom cành cây gãy đổ, khắc phục hâụ quả do bão số 3 gây ra đang được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai để đảm bảo an toàn khi đón học sinh đi học trở lại.
672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, có 672 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

(LĐTĐ) Chiều 7/9, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới có hiệu lực từ năm 2018.
Tăng cường ứng phó với bão số 3

Tăng cường ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3, ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3 (bão YAGI).
Tập đoàn Geleximco trao tặng hơn 600 triệu đồng cho trường học ở Thái Bình

Tập đoàn Geleximco trao tặng hơn 600 triệu đồng cho trường học ở Thái Bình

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình mang ý nghĩa nhân văn, tốt đẹp của chương trình Tặng học bổng cho học sinh vượt khó - học giỏi năm học 2024 - 2025, Tập đoàn Geleximco đã tài trợ hơn 600 triệu đồng cho một số trường học tại Thái Bình.
Xem thêm
Phiên bản di động