Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Để bệnh nhân F0 yên tâm điều trị tại nhà

(LĐTĐ) Những ngày qua, số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội liên tục tăng cao mỗi ngày nên số bệnh nhân Covid-19 (F0) điều trị tại nhà cần hỗ trợ ngày càng lớn. Để đồng hành cùng người bệnh, Hà Nội đã triển khai nhiều phương án quản lý, điều trị tại nhà đối với những trường hợp bệnh không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Hà Nội thêm 2.832 bệnh nhân F0, cả nước ghi nhận 31 ca Covid-19 do biến thể Omicron Ngày 8/1: Hà Nội ghi nhận 2.791 bệnh nhân F0, cả nước thêm 16.553 ca Covid-19 Hà Nội đứng đầu cả nước với số ca mắc Covid-19 là 2.106 bệnh nhân F0

Những việc cần làm ngay khi trở thành F0

Chị N.T.H tại phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm) phát hiện mắc Covid-19 ngày 7/1, sau khi có một đồng nghiệp cùng công ty được xác định là F0 qua test nhanh. Chị H sau đó được test nhanh ngay tại công ty và có kết quả dương tính. Sau khi liên hệ với nhân viên y tế phường qua đường dây nóng, chị H đã được tư vấn và hướng dẫn cách ly, theo dõi tại nhà.

Chị H cho biết, trường hợp của chị là F0 không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ, gia đình có đầy đủ điều kiện cách ly nên được cách ly ở nhà. Mọi hỗ trợ đều được thực hiện qua điện thoại hoặc tin nhắn Zalo. Ngay sau khi nhận được kết quả F0, gia đình chị được hướng dẫn làm test Covid-19 cho tất cả mọi người. Tiếp theo là chuẩn bị một phòng cách ly cho F0. Chỉ một người chăm sóc cho F0, tất cả những người khác trong gia đình được hướng dẫn cách ly riêng rẽ với nhau, ngay cả các bữa ăn cũng tránh ăn cùng nhau.

“Qua báo chí, tôi cũng biết số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội đang tăng cao và có thể lực lượng y tế bị quá tải. Do đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19 nên tôi cũng khá yên tâm khi được điều trị tại nhà”, chị H cho biết.

Để bệnh nhân F0 yên tâm điều trị tại nhà
Nhân viên y tế quận Bắc Từ Liêm phát thuốc cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà.

Trên thực tế, hiện nay không chỉ riêng chị H, theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, toàn thành phố Hà Nội có 48.524 trường hợp F0 đang được điều trị, trong đó có 38.685 trường hợp theo dõi cách ly tại nhà. Dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong những ngày tới. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân nên bình tĩnh xử lý khi có kết quả xét nghiệm dương tính.

Trước đó, để hỗ trợ bệnh nhân F0 điều trị tại nhà, thành phố Hà Nội cũng đã triển khai phát các túi thuốc. Sở Y tế Hà Nội cho biết, túi thuốc phát cho F0 đang điều trị tại nhà bao gồm 3 gói A, B, C và sử dụng tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân.

Hiện Sở Y tế Hà Nội được các doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ và cấp phát cho các Trung tâm Y tế 11.700 túi thuốc A. Sở Y tế cũng đã chuẩn bị 18.875 túi thuốc C và đã cấp phát 12.000 túi thuốc này về cho các đơn vị để chuyển đến cho các F0 đang điều trị tại nhà, trong đó có 10.000 bệnh nhân đủ điều kiện được cấp. Số lượng túi thuốc còn lại sẽ chuyển cho các bệnh nhân trong thời gian tới.

Tuy nhiên, hiện nay, khi dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, số ca mắc liên tục tăng điều này khiến cho nhiều người hoang mang, lo lắng. Nhiều người đã tự ý dùng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ. Nói về việc này, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo: Trong túi thuốc phát cho F0 điều trị tại nhà thì gói thuốc B có những loại thuốc đặc trị, phải có ý kiến chỉ định của bác sĩ. Gói thuốc B chỉ sử dụng trong một số tình huống đặc biệt, có triệu chứng sớm của suy hô hấp như: Cảm thấy khó thở, thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi trên 20 lần mỗi phút hoặc đo SpO2 dưới 95%. Trong thời gian, này người bệnh cần tiếp tục liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ.

Hơn nữa, việc tuỳ tiện tìm mua sử dụng thuốc corticoid và thuốc chống đông khi mới phát hiện dương tính và uống thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn làm cho bệnh nặng và kéo dài hơn. Ví dụ, ở giai đoạn sớm nhiễm vi rút chưa có viêm, uống thuốc kháng viêm (corticoid) sẽ ức chế vi rút. Điều này sẽ khiến cho cơ thể không thể chống chọi lại vi rút gây ra bất lợi có thể làm cho tiến triển bệnh nặng hơn. Việc uống corticoid khi chưa cần sẽ làm giảm khả năng chống chọi của cơ thể với vi rút, đặc biệt trong 4 ngày đầu khi bệnh nhân nhiễm.

Trường hợp thứ 2, bệnh nhân chưa cần dùng tới thuốc kháng đông đã dùng thuốc thì có khả năng xảy ra tác dụng phụ. Bệnh nhân có thể xảy ra hiện tượng chảy máu. “F0 khi điều trị tại nhà nên bình tĩnh, nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế. Mỗi gói thuốc khi thành phố phát cho người dân đã được nhân viên y tế dặn dò cách sử dụng và có cả giấy hướng dẫn trong mỗi gói thuốc”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.

Sẵn sàng ở mức cao nhất

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, dù F0 điều trị tại nhà chiếm tỷ lệ lớn, nhưng công tác quản lý vẫn đang được triển khai tích cực. Hiện các quận, huyện đang khẩn trương triển khai tiêm vắc xin tại nhà để hỗ trợ người cao tuổi, người có bệnh nền. Đoàn thanh niên vận động xã hội hóa hỗ trợ hàng trăm bình ôxy cho công tác điều trị F0 tại nhà. Đặc biệt, Sở Y tế Hà Nội đã có hướng dẫn quy trình phối hợp trong việc quản lý, theo dõi F0 tại nhà. Hà Nội cũng đã triển khai cấp phát các loại thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 và lượng thuốc này được quản lý và kiểm soát chặt chẽ.

Đặc biệt, thời gian qua Sở Y tế đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý F0 tại nhà hiệu quả. Đơn cử, theo Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Long Biên Nguyễn Hữu Quốc: Trong 2 tuần trở lại đây, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn quận Long Biên tăng khá cao. Bởi vậy việc ứng dụng phần mềm quản lý F0 rất tiện lợi và hiệu quả.

Để bệnh nhân F0 yên tâm điều trị tại nhà
Nhân viên y tế đến tận nhà người dân để tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các trường hợp không thể đi đến điểm tiêm.

Theo ông Quốc, quận Long Biên là đơn vị đầu tiên trên địa bàn Thành phố thí điểm phần mềm quản lý F0, nên tất cả những trường hợp người dân tự xét nghiệm hoặc xét nghiệm có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2 đều được đưa vào phần mềm quản lý. Những trường hợp đó, trên cơ sở quy định của Bộ Y tế, Trung tâm y tế kiểm tra và xác định lại, nếu là ca bệnh xác định Trung tâm sẽ đưa vào danh sách gửi Sở Y tế Hà Nội để lấy số bệnh nhân. Còn những trường hợp khác sẽ được Trung tâm y tế xếp vào đối tượng nghi ngờ đều cho vào diện quản lý, cách ly và điều trị tại cộng đồng rất tiện lợi.

“Hiện tất cả các đồng chí lãnh đạo của quận Long Biên, cũng như Trung tâm Y tế đều cài phần mềm quản lý F0, nên có ca F0 nào thì đều biết và quản lý được. Tính đến trưa ngày 11/1, trên địa bàn quận Long biên quản lý trên phần mềm 7.375 trường hợp, mỗi hôm tăng khoảng 500-600 trường hợp”, ông Quốc cho biết thêm.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng hệ thống phần mềm quản lý, theo dõi F0 tại nhà. Cùng với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế Hà Nội đã phối hợp với đội ngũ y, bác sĩ, các chuyên gia để xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi F0 trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định về phân tầng, theo dõi, quản lý F0 tại nhà của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, trên địa bàn các quận, huyện, xã phường đã thành lập tổ phản ứng nhanh để kịp thời tư vấn, thăm khám, chữa trị. Đó là những bác sĩ đã nghỉ hưu có trình độ, sức khoẻ; sinh viên trường y; tình nguyện viên tăng cường cho tuyến y tế cơ sở, trạm y tế lưu động. Tổ phản ứng nhanh sẽ thực hiện cấp phát thuốc đến tận tay các trường hợp F0 không triệu chứng, thể nhẹ đang được cách ly, điều trị tại nhà.

Thông qua Ban chỉ đạo, tổ phản ứng nhanh và phần mềm y tế, các F0 cách ly, điều trị tại nhà sẽ được giám sát, theo dõi, tư vấn và can thiệp của các nhân viên y tế. Theo đại diện chính quyền địa phương cũng như các bệnh nhân, việc điều trị F0 tại nhà giúp họ tự tin, có tâm lý thoải mái hơn trong quá trình hồi phục sức khoẻ.

Để giúp các F0 yên tâm điều trị tại nhà, nhiều bác sĩ cũng đã sẵn sàng hỗ trợ qua hình thức trực tuyến (online) bất kể ngày - đêm giúp bệnh nhân điều trị được giải tỏa tâm lý, sớm chiến thắng bệnh tật. Ví dụ, trang tương tác fanpage “Bác sĩ Quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà” trên mạng xã hội Facebook đã được thành lập với mục đích trợ giúp miễn phí và kịp thời cho các F0.

Hiện nhóm thu hút hơn 51.000 thành viên, có 30 bác sĩ tình nguyện tham gia hỗ trợ 24/24 giờ. Trung bình, mỗi bác sĩ hỗ trợ cho 20-30 gia đình có F0/ngày, hiện tổng số ca bệnh được tư vấn, hỗ trợ là 4.000 ca và có khoảng 1.000 ca trong đó đã khỏi bệnh. Hiệu ứng và sự lan tỏa của nhóm như một “bệnh viện” thu nhỏ của hàng nghìn bệnh nhân F0. Trên thực tế, ngoài công tác điều trị, chăm sóc y tế, cần sự đồng hành, hỗ trợ về tinh thần, giúp họ bớt hoang mang, lo lắng.

K.Tiến -M.Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Tin khác

30 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

30 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại vào ngày mai (9/9)

(LĐTĐ) Do chưa khắc phục xong sự cố do bão số 3 gây ra, 30 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa bảo đảm an toàn để tổ chức dạy học trở lại từ ngày mai (9/9).
Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

Ngành Y tế Hà Nội đáp ứng hiệu quả công tác ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Tính đến sáng ngày 8/9, toàn ngành Y tế Hà Nội đã thực hiện khám, chữa bệnh cho tổng số 10.745 bệnh nhân đang được điều trị nội trú; tiếp đón và khám chữa bệnh nội trú 841 bệnh nhân trong những ngày bão; khám cấp cứu, tai nạn 929 trường hợp.
Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

Bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động khắc phục hậu quả của bão số 3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường chủ động tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp; có biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh; bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học.
Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

Trường học Hà Nội khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 8/9, công tác dọn dẹp vệ sinh, thu gom cành cây gãy đổ, khắc phục hâụ quả do bão số 3 gây ra đang được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai để đảm bảo an toàn khi đón học sinh đi học trở lại.
672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

672 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, có 672 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025

(LĐTĐ) Chiều 7/9, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới có hiệu lực từ năm 2018.
Tăng cường ứng phó với bão số 3

Tăng cường ứng phó với bão số 3

(LĐTĐ) Sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3, ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3 (bão YAGI).
Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

Kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng 7/9, Đoàn kiểm tra giám sát công tác đáp ứng y tế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn số 1 của Sở Y tế do Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống cơn bão số 3 (bão Yagi) tại huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ.
"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình "Vinh quang thầm lặng 2024" là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).
Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi tại TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp phòng chống dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động