Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Vấn đề bạn đọc quan tâm

Để buýt BRT hiệu quả hơn

Sau hơn 1 năm triển khai, tuyến buýt nhanh BRT 01 Kim Mã - Yên Nghĩa dần khẳng định vị thế của loại hình dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng chất lượng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những điểm bất cập, tồn tại đi cùng sự thay đổi của kết cấu hạ tầng đô thị. Thực tế này đòi hỏi buýt nhanh BRT cần có sự điều chỉnh, vấn đề là nên làm như thế nào để loại hình này vẫn đảm bảo hiệu quả tối đa.
de buyt brt hieu qua hon Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Hà Nội tối ưu hóa hiệu quả tuyến buýt BRT
de buyt brt hieu qua hon Đua nhau leo dải phân cách nhà chờ xe buýt BRT

Mới là ý tưởng

Mới đây, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) đề xuất với thành phố về việc sử dụng làn đường ưu tiên của xe buýt nhanh (Bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã) cho các phương tiện khác hoạt động. Nói rõ hơn về điều này, theo ông Nguyễn Hoàng Hai – Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị, đây mới chỉ là ý tưởng đưa ra để nghiên cứu chứ chưa phải là đề xuất chính thức.

de buyt brt hieu qua hon
Xe buýt nhanh BRT vận hành trên đường Giảng Võ.

Theo đó, Trung tâm Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị đã báo cáo Sở Giao thông vận tải Hà Nội nghiên cứu phương án cho một số tuyến buýt thường được sử dụng làn đường dành riêng cho BRT từ 4 - 23 giờ hàng ngày.

Từ 23 giờ đêm hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau, cho các loại phương tiện thông thường khác được sử dụng làn đường của xe buýt BRT. Theo lãnh đạo Trung tâm, khoảng thời gian này xe buýt BRT không hoạt động nên việc các phương tiện khác lưu thông trên làn đường riêng sẽ không ảnh hưởng đến vận hành của tuyến BRT 01.

Tuy nhiên, mấu chốt vẫn là phải đảm bảo được làn đường dành riêng, đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên lợi thế của xe buýt BRT . Chính vì thế, ông Hải, cho rằng, mặc dù hệ thống BRT đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế.

Đầu tiên, đó là tình trạng lấn làn, chèn ép xe buýt BRT vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt là trong giờ cao điểm. Thứ hai là chưa có hệ thống vé tự động, hành khách vẫn phải sử dụng vé giấy truyền thống. Thứ ba là chưa có hệ thống đèn tín hiệu ưu tiên cho BRT qua các nút giao thông, nên dù đã có làn đường riêng nhưng vẫn hạn chế khả năng lưu thoát của xe khi qua các nút giao cắt.

Cuối cùng là hệ thống nhà chờ xe buýt nhanh BRT vẫn cần tiếp tục cải thiện. Thực tế hiện nay mới chỉ có 10/21 nhà chờ có cầu đi bộ sang đường, ngoài ra còn nhiều vị trí chưa thuận tiện cho hành khách, đặc biệt là người già, người khuyết tật tiếp cận; một số nhà chờ BRT chưa có nhà vệ sinh; chưa có điểm gửi xe lân cận nhà chờ BRT…

Để khắc phục tình trạng này, lãnh đạo Trung tâm cho rằng, trước hết là phải đảm bảo bằng được làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh, đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên lợi thế của xe buýt BRT. Ngoài ra, cần tiếp tục tính toán điều chỉnh lộ trình một số tuyến buýt, điểm dừng chờ để thuận tiện tối đa cho hành khách tiếp cận xe buýt BRT. Tổ chức thêm các điểm trông giữ xe quanh khu vực nhà chờ xe buýt BRT nhằm giải quyết những khó khăn trong tiếp cận nhà chờ đối với hành khách, đặc biệt là người khuyết tật.

Trước mắt, trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị cũng đề xuất xén hè để di chuyển 10 điểm dừng xe buýt thông thường đến gần hơn các nhà chờ của tuyến BRT 01. Mục đích của việc làm này nhằm giúp hành khách dễ dàng tiếp cận hơn với nhà chờ BRT, giảm khoảng cách đi bộ điểm dừng xe buýt thường đến nhà chờ buýt BRT xuống dưới 100m. Trung tâm cũng tiến hành rà soát và lắp đặt đèn tín hiệu ưu tiên cho hành khách sang đường tiếp cận nhà chờ buýt BRT.

Cần thêm giải pháp bền vững

Thừa nhận dự án BRT dù có nhiều điểm tiến bộ, nhưng chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy – Nguyên Giám đốc nhà xuất bản giao thông cũng cho rằng dự án BRT 01 vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại. Lấy dẫn chứng về tần suất hoạt động của xe buýt nhanh vẫn chưa đạt như nguyện vọng đề ra, ông Nguyễn Xuân Thủy nói, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần là do dự án triển khai chậm, không có sự điều chỉnh kịp thời với thay đổi về hạ tầng, dân số của Hà Nội.

“Tuyến BRT 01 hiện nay tần suất thấp, 5 phút/chuyến, trong khi nước ngoài tầng suát là 1 phút/ chuyến, do đó trong trường hợp ít xe chạy thì cần tận dụng không gian đường để tránh lãng phí, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế” – ông Thủy nhấn mạnh.

Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thủy, tuyến BRT đầu tiên của Hà Nội chưa khai thác hết công suất cả về tần suất chạy xe lẫn số lượng hành khách theo khung giờ. Chuyên gia này cho rằng, chỉ nhìn bằng trực quan cũng có thể thấy trong nhiều khoảng thời gian, làn riêng BRT bỏ trống, trong khi các làn hỗn hợp bên cạnh lại quá tải. Bởi thế, về lâu dài, để phát huy hiệu quả của giao thông công cộng khi Hà Nội chính thức hạn chế xe cá nhân, bắt buộc phải tìm cách khai thác hiệu quả của buýt nhanh và các phương tiện công cộng khác mới giải quyết được bài toán giao thông cho Hà Nội.

Trước đó, theo thống kê của Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị, sau 1 năm vận hành, tuyến buýt BRT 01 đã đạt sản lượng vận chuyển được 4.988.585 lượt hành khách. Ngày cao điểm đạt 17.465 lượt; bình quân lượt cả năm đạt 40,1 hành khách/lượt.

Trong đó, bình quân giờ cao điểm đạt 68,8 hành khách/lượt; những tháng cuối năm đã đạt bình quân 86,3 hành khách/lượt; nhiều lượt xe vào giờ cao điểm đạt tới 95 - 110 hành khách/lượt; giờ thấp điểm đạt từ 18,8 - 30,7 hành khách /lượt. Sản lượng hành khách sử dụng vé tháng nói chung và vé tháng 1 tuyến nói riêng của tuyến BRT đang dẫn đầu so với các tuyến buýt khác trên toàn mạng, bình quân 2,1 nghìn hành khách/tháng, tăng 3% so với kế hoạch và chiếm gần 6,8% lượng vé tháng toàn mạng.

Ngoài ra, đối tượng hành khách vận chuyển có sự khác biệt so với xe buýt thường: Hành khách sử dụng tuyến BRT chủ yếu cho mục đích đi làm, đi chơi và mục đích khác chiếm 82%, nhóm đối tượng là người đi làm, cán bộ công chức, viên chức chiếm gần hơn 80%; học sinh, sinh viên đi học chiếm 18% (trong khi đối với các tuyến buýt thường, học sinh, sinh viên đi học chiếm tới 78%, người đi làm chỉ chiếm 22%). Thực tế cho thấy, sản lượng của xe buýt BRT đang tăng trưởng đều với những tín hiệu rất khả quan.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, sản xuất và sử dụng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường đang là một xu hướng được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất coi trọng. Ở Việt Nam, mặc dù nhiều người dân đã lựa chọn mua sắm qua các kênh tiêu dùng “xanh” để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường… tuy nhiên, việc kết nối tiêu dùng “xanh” vẫn còn hạn chế, dẫn đến nhận thức và trách nhiệm với xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Cảnh báo: Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão di chuyển vào Biển Đông

Cảnh báo: Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão di chuyển vào Biển Đông

(LĐTĐ) Trưa 16/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippin). Dự kiến, ngày 18/9 áp thấp sẽ mạnh lên thành bão...
Thầy và trò Trường THPT Chuyên KHXH&NV chung tay ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Thầy và trò Trường THPT Chuyên KHXH&NV chung tay ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Sáng nay (16/9), thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) tổ chức hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị ảnh hưởng và thiệt hại bởi cơn bão số 3.
Chung tay cùng nông dân khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Chung tay cùng nông dân khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đổ bộ khiến bà con nông dân bị thiệt hại nặng nề, nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp bị ngập sâu. Những cây chuối gãy gập đôi thân, những buồng chuối non đổ gục, hay những quả bưởi đang đến ngày thu hoạch bị rụng la liệt…. chỉ còn lại khung cảnh tan hoang trên những cánh đồng, mảnh vườn và tiếng thở dài của người nông dân nhìn bao công sức tan theo mưa bão.
Chồng chất nỗi đau sau lũ, cán bộ Công đoàn cần lắm một mái nhà

Chồng chất nỗi đau sau lũ, cán bộ Công đoàn cần lắm một mái nhà

(LĐTĐ) Chống chọi một mình đưa con đi viện, một mình chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo, giờ đây ba mẹ con nữ cán bộ Công đoàn tỉnh Yên Bái đang phải chống chọi với cảnh không một mái nhà che mưa che nắng - khi căn nhà nhỏ bé của ba mẹ con chị vừa bị đổ sập và toàn bộ đồ đạc trong nhà đã bị “cuốn” đi theo mưa lũ.
Hà Nội: Hơn 35.000 lượt đoàn viên, sinh viên tham gia khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội: Hơn 35.000 lượt đoàn viên, sinh viên tham gia khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Theo thống kê sơ bộ, có hơn 35.000 lượt đoàn viên, sinh viên Thủ đô, trong đó có khoảng 4.000 lượt sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội, đã tham gia các hoạt động hỗ trợ sửa chữa và làm sạch các cơ sở vật chất; thu hoạch hoa màu cho nhân dân; thu gom, vận chuyển các cành cây gãy đổ, vệ sinh môi trường trên đường phố…
Trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải làm tốt từng khâu, từng công đoạn

Trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải làm tốt từng khâu, từng công đoạn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024.

Tin khác

Người Hà Nội vất vả đi làm vì ngập và ùn tắc

Người Hà Nội vất vả đi làm vì ngập và ùn tắc

(LĐTĐ) Sáng nay 16/9, mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến phố trên địa bàn thành phố Hà Nội bị ngập úng, giao thông đi lại khó khăn.
Mưa lớn lúc rạng sáng, nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu trong ngày đầu tuần

Mưa lớn lúc rạng sáng, nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu trong ngày đầu tuần

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (16/9), Hà Nội đón một trận mưa rất lớn bao trùm thành phố, nhiều nơi mưa phổ biến từ 100-150mm, riêng Đông Anh, mưa tới 234mm. Nhiều tuyến phố nội thành ngập sâu, giao thông tê liệt.
Miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ

Miễn phí đường bộ cho xe chở hàng cứu trợ

(LĐTĐ) Phát huy tinh thần đoàn kết, “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”; để hỗ trợ vận chuyển hàng hoá cứu trợ đến các khu vực bị ảnh hưởng, giúp nhân dân khắc phục hậu quả do bão lụt gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất, Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề nghị các nhà đầu tư, doanh nghiệp BOT, xem xét, chỉ đạo các trạm thu phí miễn phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho các phương tiện vận chuyển hàng cứu trợ.
Tăng cường tuyên truyền văn hóa giao thông cho học sinh

Tăng cường tuyên truyền văn hóa giao thông cho học sinh

(LĐTĐ) Ngày 13/9, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 4, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cùng Công an quận Hai Bà Trưng tổ chức buổi "Tuyên truyền Luật Giao thông, Luật Quản lý, xử dụng vũ khí vật liệu nổ và phòng ngừa tình trạng thanh thiếu niên hư" cho hơn 500 học sinh, giáo viên trường THPT Văn Hiến (quận Hai Bà Trưng).
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông”

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông”

(LĐTĐ) Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” dự kiến diễn ra trong thời gian 8 tuần từ ngày 16/9/2024 đến ngày 11/11/2024. Người dự thi có thể bắt đầu tham gia thi từ 10h00 sáng ngày 16/9.
Cấm đường Tam Chúc - Khả Phong huyện Mỹ Đức vì ngập sâu

Cấm đường Tam Chúc - Khả Phong huyện Mỹ Đức vì ngập sâu

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, từ chiều nay (13/9), chính thức cấm đường Tam Chúc - Khả Phong huyện Mỹ Đức vì ngập sâu.
Hà Nội: Khôi phục lại giao thông qua cầu Long Biên và cầu Đuống

Hà Nội: Khôi phục lại giao thông qua cầu Long Biên và cầu Đuống

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, từ chiều nay (13/9), chính thức khôi phục lại giao thông qua cầu Long Biên và cầu Đuống.
Hà Nội: Xảy ra 1.257 sự cố, hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông

Hà Nội: Xảy ra 1.257 sự cố, hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa thông tin về công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại, bảo đảm an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông sau cơn bão số 3 từ ngày 9 - 12/9 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, theo Sở GTVT Hà Nội, bão, lũ đã khiến xảy ra 1.257 sự cố, hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông.
Công an huyện Mê Linh: Kịp thời cứu tài xế mắc kẹt trong ca bin xe tai nạn

Công an huyện Mê Linh: Kịp thời cứu tài xế mắc kẹt trong ca bin xe tai nạn

(LĐTĐ) Khoảng 1h45 ngày 13/9, xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa 2 ô tô đầu kéo ở thôn Văn Lôi, Tam Đồng, Mê Linh, Hà Nội. Nhận được tin báo, Công an huyện Mê Linh đã khẩn trương điều động phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường, triển khai cứu nạn. Vụ việc đã khiến 1 lái xe bị dập 2 chân, 2 phương tiện bị hư hỏng.
Cấm phương tiện qua đường 413 thuộc thị xã Sơn Tây vì ngập úng

Cấm phương tiện qua đường 413 thuộc thị xã Sơn Tây vì ngập úng

(LĐTĐ) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến nhiều tuyến giao thông trên địa bàn thành phố úng ngập. Để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, Sở GTVT Hà Nội tổ chức phân luồng tại các vị trí bị ngập úng trên tuyến đường thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây.
Xem thêm
Phiên bản di động