Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Để Luật BHYT mới đi vào cuộc sống: Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của chính quyền địa phương

Luật BHYT sửa đổi (thực hiện từ 1/1/2015) có nhiều điểm mới mang tính ưu việt đối với người dân. Tuy nhiên, sau 4 tháng triển khai thực hiện, kết quả chưa đạt như kỳ vọng. Một trong những  nguyên nhân là do cách tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, trong đó vai trò của BHXH Việt Nam và chính quyền địa phương còn mờ nhạt.
Công điện của Thủ tướng về thi hành Luật BHYT sửa đổi
Luật BHYT sửa đổi Siết chặt trái tuyến

Còn nhiều khó khăn

Điểm mới đầu tiên của Luật BHYT sửa đổi là quyền lợi BHYT của người dân được mở rộng, bởi Luật quy định toàn dân phải tham gia. Khi toàn dân tham gia BHYT đồng nghĩa chất lượng khám chữa bệnh theo BHYT cũng sẽ được nâng lên. Người dân nghèo có thể yên tâm đi khám chữa bệnh với dịch vụ chất lượng khám chữa bệnh cao nhất. Tiếp đó Luật quy định giảm mức đóng; Nhà nước hỗ trợ ngân sách cho các đối tượng đang sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đồng thời khuyến khích tham gia BHYT gia đình.

Để Luật BHYT mới đi vào cuộc sống:  Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của chính quyền địa phương
Tham gia BHYT người dân yên tâm khí khám chữa bệnh

Theo ông Lê Văn Khảm, Vụ phó vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế, việc tham gia BHYT theo hộ gia đình là để khắc phục tình trạng nhiều gia đình chỉ chọn mua BHYT cho những người bệnh, người bị bệnh mãn tính, chưa có ý thức mua cho toàn bộ thành viên trong gia đình để phòng khi ốm đau và chia sẻ rủi ro cho người khác.

Quy định mới bắt buộc tham gia BHYT theo hộ gia đình cũng nhằm mục đích “phủ sóng” số người còn thờ ơ với BHYT. Nhằm hỗ trợ đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình, luật quy định cơ chế khuyến khích theo hướng giảm dần mức đóng từ thành viên thứ hai trở đi.

Cụ thể, từ người thứ hai trong hộ gia đình tham gia BHYT sẽ được giảm 30% mức đóng, người thứ ba được giảm 40% mức đóng, người thứ tư được giảm 50% mức đóng, người thứ năm được giảm 55% mức đóng. Như vậy, bình quân một gia đình có 5 người tham gia BHYT chỉ phải đóng gần 2 triệu đồng/ năm.

Chính sách có nhiều điểm ưu việt như vậy, song qua một thời gian thực hiện, các cơ quan chức năng (Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế), Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) đã nhận thấy kết quả việc thực hiện BHYT toàn dân chưa được như mong muốn và người dân chưa mặn mà tham gia BHYT toàn dân cũng như BHYT gia đình.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có vướng mắc trong quá trình triển khai. Theo phản ảnh của người dân, khi tham gia BHYT hộ gia đình, người dân phải chứng minh sự tham gia BHYT của từng thành viên gia đình, xác minh tạm vắng đối với người đang công tác, du học, làm việc ở nước ngoài; xác nhận tạm vắng đối với người có hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú tại thành phố nhưng chuyển đến nơi khác làm việc, sinh sống...

Không những vậy, đối với một số hộ gia đình nông thôn, việc đóng một lúc 2 triệu đồng mua BHYT thực sự là một gánh nặng. Đồng thời người dân chưa hiểu và chưa sẵn sàng thực hiện quy định mới khi tham gia BHYT.

Cần cả xã hội vào cuộc

Những bất cập trên, theo ông Lê Văn Khảm, Vụ BHYT- Bộ Y tế cũng đã phát hiện và đang có những giải pháp khắc phục. Trong thời gian này người dân có nhu cầu vẫn có thể mua bảo hiểm y tế theo cá nhân như từ trước tới nay. Cơ quan BHYT cũng đang bàn bạc giải pháp phân kỳ đóng BHYT, cho phép các hộ gia đình được đóng theo nhiều lần để giảm gánh nặng tài chính.

Có thể nói thực hiện BHYT toàn dân không đơn thuần là quy định của pháp luật mà là vấn đề chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Khi đã là vấn đề an sinh xã hội thì cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó có vai trò quan trọng của chính quyền địa phương và bản thân các hộ dân. Sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương là hết sức cần thiết, thực tế đã chứng minh đó là những yếu tố quyết định đến việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT.

Để Luật BHYT mới đi vào cuộc sống:  Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của chính quyền địa phương
Tham gia BHYT, người dân sẽ được hưởng lợi trong khám chữa bệnh

Qua thực tiễn chỉ đạo thực hiện ông Lê Văn Khám đánh giá, khi triển khai Luật có những địa phương vào cuộc rất tích cực, ra những văn bản chỉ đạo cụ thể, phân loại đối tượng để vận động. Có những địa phương không giầu có về mặt kinh tế nhưng khi họ thấy được tầm quan trọng của chính sách BHYT toàn dân đã có những giải pháp tích cực để hỗ trợ các hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT.

Theo quy định của Nhà nước các hộ gia đình cận nghèo được hỗ trợ 70% mức đóng thì một số địa phương đã hỗ trợ nốt 30% còn lại, hoặc có những địa phương hỗ trợ 5-10%. Tuy nhiên bên cạnh đó, lại có những địa phương chỉ đề ra những kế hoạch rất chung chung mang tính chất khẩu hiệu, thiếu kiểm tra đôn đốc giám sát. “Cùng một chính sách nhưng mỗi địa phương lại có sự quyết tâm khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau. Như vậy có thể nói vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương rất quan trọng.” ông Lê Văn Khảm nhấn mạnh.

Cùng với trách nhiệm của địa phương, BHXH Việt Nam có vai trò rất lớn trong việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT toàn dân. Theo Chỉ thị 05/CT-TTG ngày 2-4-2015 của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, BHYT đối với tất cả các nhóm đối tượng; chỉ đạo BHXH các địa phương tăng cường phối hợp với thanh tra ngành LĐ-TB&XH, y tế tăng cường thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, rà soát hồ sơ giải quyết hưởng chế độ BHXH, BHYT v.v…

Tuy nhiên thời gian qua, công tác tuyên truyền của BHXH Việt Nam chưa hiệu quả, nhận thức của người dân về BHYT toàn dân còn hạn chế. Thiết nghĩ, BHXH cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về BHYT toàn dân, thậm chí phải chủ động tuyên truyền đến từng hộ gia đình đồng thời giúp địa phương rà soát đối tượng, nắm bắt đối tượng để có hình thức tuyên truyền vận động phù hợp.

Phạm Vũ

Nên xem

Bắt đối tượng chuyên giả danh thương binh đi đòi nợ

Bắt đối tượng chuyên giả danh thương binh đi đòi nợ

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Lê Vũ Ngọc - tức "Ngọc say" (sinh năm 1960; trú tại: Tràng Tiền, Hoàn Kiếm) để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng.
Giá vàng hôm nay (9/9): Vàng thế giới chưa lấy lại được mốc 2.500 USD/ounce

Giá vàng hôm nay (9/9): Vàng thế giới chưa lấy lại được mốc 2.500 USD/ounce

(LĐTĐ) Sáng 9/9, giá vàng thế giới hôm nay chững lại và vẫn chưa lấy lại được mốc 2.500 USD/ounce.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/9: Nhiều mây, có lúc mưa và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/9: Nhiều mây, có lúc mưa và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 9/9, khu vực Hà Nội nhiều mây, có lúc mưa và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc và sét.
Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tin khác

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Báo động lũ cấp III trên sông Tích

Báo động lũ cấp III trên sông Tích

(LĐTĐ) 18h50 phút tối nay (8/9), mực nước trên sông Tích đã đạt 8,41m, vượt mức báo động lũ cấp III là 0,01m. Các xã ven đê thuộc các huyện Thạch Thất, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây cần chủ động ứng trực, sẵn sàng triển khai kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, bảo đảm an toàn về người, giảm thiệt hại về tài sản, không để xảy ra các tình huống bị động, bất ngờ...
Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

(LĐTĐ) Lãnh đạo Bộ Công Thương đã có chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nhanh chóng triển khai các giải pháp tái cung cấp điện trở lại, trong đó tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm đó là đảm bảo cấp điện trở lại, nguồn cung xăng dầu và hàng hoá thiết yếu cho người dân sau cơn bão số 3.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

(LĐTĐ) Hôm nay (8/9) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Liên bang Nga.
Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 (bão Yagi) với sức gió cực mạnh đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc nước ta, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã gây ra những thiệt hại nặng nề. Trong đó, với Thành phố, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Hiện các cấp chính quyền, toàn hệ thống chính trị và người dân đang khắc phục sự cố gãy, đổ cây xanh để đảm bảo an toàn giao thông.
Mực nước sông dâng cao, cảnh báo ngập lụt vùng ven sông, trũng thấp

Mực nước sông dâng cao, cảnh báo ngập lụt vùng ven sông, trũng thấp

(LĐTĐ) Theo Dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, trước tình trạng lũ trên các sông đang lên cao có thể xảy ra ngập lụt, sạt lở đất ở vùng ven sông; nguy cơ mất an toàn đối với các tuyến đê thuộc huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất,…
Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay

Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước và nhân dân các tỉnh miền Bắc, trong đó có ngành Điện.
Thống kê chính xác thiệt hại do bão số 3 để có giải pháp khắc phục phù hợp, kịp thời

Thống kê chính xác thiệt hại do bão số 3 để có giải pháp khắc phục phù hợp, kịp thời

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, các đơn vị địa phương tập trung giải quyết các sự cố về điện, nước, viễn thông và các lĩnh vực khác để phục vụ hoạt động sản xuất và đời sống người dân. Bên cạnh đó, thống kê thiệt hại chính xác, khách quan để có giải pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả, kịp thời.
Hà Nội báo động lũ trên sông Bùi

Hà Nội báo động lũ trên sông Bùi

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội trong 2 ngày qua đã có mưa kéo dài. Mực nước trên nhiều tuyến sông đang lên, vượt mức báo động, nguy cơ ngập lụt tại những vùng trũng, thấp và khu dân cư ven sông.
Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các địa phương, ban, ngành tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.
Xem thêm
Phiên bản di động