Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đề xuất điều chỉnh chức năng Ga Hà Nội: Hợp lý nhưng phải hợp quy hoạch

Tại cuộc họp về an toàn giao thông mới đây, một lần nữa đại diện cơ quan Công an Thành phố đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét “dời” Ga Hà Nội ra khỏi nội đô và để Ga Hà Nội hiện tại là địa điểm trung chuyển các tuyến đường sắt nội đô. Để có góc nhìn khách quan về vấn đề này, LĐTĐ đã ghi lại một số ý kiến của các chuyên gia.
hop ly nhung phai hop quy hoach Đề xuất di dời Ga Hà Nội, đường sắt liên tỉnh ra khỏi nội đô

Phải gắn với quy hoạch tổng thể

Ga Hà Nội không chỉ thực hiện chức năng vận tải liên tỉnh mà còn vận tải quốc tế. Với việc ngày càng đổi mới công nghệ, hạ tầng cơ sở và đặc biệt là rút ngắn số giờ chạy tàu Bắc - Nam cũng như thời gian từ Ga Hà Nội đến các địa điểm Hải Phòng, Lào Cai… nên đã thu hút được lượng khách rất đông.

Đi kèm đó, tần suất số lần tàu đi và đến Ga Hà Nội cũng lớn. Chính điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông trong các tuyến đô thị của Thành phố; đặc biệt là giờ cao điểm. Để góp phần hạn chế ùn tắc giao thông, một lần nữa đại diện Công an TP Hà Nội đã đề xuất cơ quan có thẩm quyền nên nghiên cứu di dời tuyến đường sắt liên tỉnh ra khỏi khu vực nội đô.

hop ly nhung phai hop quy hoach
Đề xuất di chuyển ga Hà Nội không nhận được nhiều ý kiến tán đồng của các chuyên gia (Ảnh T.Dũng)

Trao đổi về vấn đề này, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm – Nguyên kiến trúc sư Trưởng TP Hà Nội cho rằng, không có chuyện di dời Ga Hà Nội, đề xuất mới hiện đang được thảo luận đó là quy hoạch Ga Hà Nội từ ga trung tâm điều chuyển thành ga hành khách và ga trung chuyển. Việc làm này là nhằm để thay đổi chức năng, giảm bớt áp lực giao thông, giảm bớt tập trung dân số.

Tuy nhiên, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cũng lưu ý muốn làm như vậy trước hết phải tập trung xây dựng các ga đầu mối là: Ngọc Hồi, Giáp Bát, Gia Lâm… “Bất kỳ ở đâu, trong khu đô thị lịch sử, đô thị trung tâm đều cần thiết phải có ga trung chuyển, muốn giảm chức năng thì phải xây dựng được các ga đầu mối. Di dời đi đâu thì đã có quy hoạch. Song mấu chốt ở chỗ muốn gì thì muốn phải đầu tư ga mới thì mới di dời được ga cũ” – TS – KTS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.

Ngoài ra, TS Đào Ngọc Nghiêm cũng lưu ý thêm, bản thân Ga Hà Nội là một công trình kiến trúc có giá trị lịch sử. Việc bảo tồn những công trình được xây dựng trước năm 1954 như nhà Ga Hà Nội cũng đã được quy định rõ trong Luật Thủ đô. Do đó, bất kỳ đề xuất hoặc kế hoạch nào liên quan đến việc này cũng đều phải tôn trọng các quy định trong Luật.

Đồng quan điểm với KTS Đào Ngọc Nghiêm, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cũng cho rằng, muốn chuyển chức năng Ga Hà Nội cũng phải dựa trên kết quả nghiên cứu và tính toán cụ thể.

Cân nhắc lợi ích ga trung tâm

Trên thực tế, theo TS Nguyễn Xuân Thủy, trong quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội 2030 tầm nhìn 2050 cùng nhiều đề án giao thông khác ga Hà Nội đều được tính đến như một đầu mối giao thông quan trọng. Trong quy hoạch này, ngoài chức năng chính như hiện nay nhà ga sẽ có tàu điện ngầm, trạm xe bus và các điểm đỗ taxi… việc này sẽ giúp tăng cường thêm tính kết nối giao thông, khả năng vận chuyển hành khách. Do đó, nếu đưa ga hành khách ra ngoài theo như đề xuất thì sẽ phá vỡ tính kết nối giao thông và từ đó sẽ phải sửa đổi lại toàn bộ quy hoạch.

Cũng theo TS Nguyễn Xuân Thủy trong quy hoạch giao thông không có chuyện muốn thay đổi là thay đổi được ngay mà đều phải dựa trên kết quả nghiên cứu cụ thể. Nói rõ hơn về điều này, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, trên thế giới, hầu hết các quốc gia, nhất là các thủ đô, các ga đường sắt đều nằm trong trung tâm thành phố, điển hình như ở Mátxcơva (Nga), Paris (Pháp), Tokyo (Nhật Bản), Praha (Tiệp Khắc).

“Tại sao qua hàng trăm năm, vị trí 15 nhà ga tại thủ đô Mátxcơva vẫn không thay đổi? Chỉ có thể lý giải nguyên nhân là do đây là những mạch giao thông chính, tất cả các quy hoạch đều phải tôn trọng và dựa trên cơ sở này. Nhà ga, bến tàu, cảng sân bay không phải thích thay đổi là thay đổi được” – TS Nguyễn Xuân Thủy nhấn mạnh.

Trên thực tế, theo TS Nguyễn Xuân Thủy, trong quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội 2030 tầm nhìn 2050 cùng nhiều đề án giao thông khác ga Hà Nội đều được tính đến như một đầu mối giao thông quan trọng. Trong quy hoạch này, ngoài chức năng chính như hiện nay nhà ga sẽ có tàu điện ngầm, trạm xe bus và các điểm đỗ taxi… việc này sẽ giúp tăng cường thêm tính kết nối giao thông, khả năng vận chuyển hành khách. Do đó, nếu đưa ga hành khách ra ngoài theo như đề xuất thì sẽ phá vỡ tính kết nối giao thông và từ đó sẽ phải sửa đổi lại toàn bộ quy hoạch.

Ngoài ra, việc di chuyển nhà Ga trung tâm cũng sẽ tốn một khoảng kinh phí rất lớn, gây lãng phí chồng chéo. “Mỗi năm ngân sách chi cho ngành Đường sắt khoảng 7.000 tỷ đồng, riêng việc di dời đã tốn hàng chục nghìn tỷ đồng. Đó là chưa kể đến việc nâng cấp ngành đường sắt từ Bắc – Nam sẽ tốn hàng trăm nghìn tỷ đồng nữa, vậy chúng ta lấy tiền đâu ra. Do đó, cần phải nghiên cứu, xem xét đề xuất chuyển chức năng vận tải hành khách liên tỉnh và quốc tế của ga Hà Nội hiện hành ra ngoài một cách thấu đáo, khoa học” – TS Nguyễn Xuân Thủy nhấn mạnh.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ game bài uy tín - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (20/9), các sân cỏ châu Âu tiếp tục sôi động với những trận đấu của Cúp C1 châu Âu 2024/2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.

Tin khác

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Xây dựng văn minh đô thị đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những “điểm sáng” trên báo cáo vẫn còn đó những tồn tại mà nếu không có sự chuyển biến từ căn bản thì mọi phong trào, mọi nỗ lực sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Ghi nhận thực tế trên địa bàn quận Đống Đa về sự đồng sức, đồng lòng người dân và chính quyền địa phương với mục tiêu thay đổi nhận thức trong việc giữ gìn văn minh đô thị.
Xem thêm
Phiên bản di động