Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đi xa để trở về

(LĐTĐ) “…Tết đến rồi, gió xuân thổi nhẹ, Vang bài ca, rộn rã tiếng cười Bao nhiêu năm, suốt một kiếp người Ai cũng nhớ: Tết về bên Mẹ.” (Tử Quyên)
di xa de tro ve “Hãy ở yên đấy, anh sẽ trở về rất sớm”
di xa de tro ve Có một nơi để yêu thương, để trở về…

Cuối tháng Chạp, nghe đâu đây hơi thở của mùa xuân đang phả vào mặt, thổi vào lòng người những chộn rộn nhớ thương.

- Bao giờ cậu về? - Ngày mai - Nhà cậu ở đâu? - Hà Nội.

Đấy chính là Hà Nội của tôi. Sắp tròn một năm tôi chưa trở về. Ngày này bên Ga Hàng Cỏ chắc là rộn ràng lắm. Mùa xuân đang bắt đầu từ cửa ngõ sân ga, nhà máy. Những chuyến tàu Nam - Bắc ngược xuôi. Những bước chân ngập ngừng nửa muốn ra đi, nửa muốn quay về. Những cái ôm thật chặt. Bất chợt ánh mắt lưu luyến dừng lại sau sân ga. Và chạm vào nỗi nhớ… bàn tay đan lấy bàn tay,…. Bỏ lại sau lưng tất cả, tôi cũng ra đi bằng cách ấy.

di xa de tro ve
Ảnh: Anh Tuấn

Không biết tiết trời nắng nóng, hanh hao thế này hoa đào đã nở chưa. Hà Nội của tôi mỗi độ vào xuân thì đẹp lắm. Khắp phố phường rực rỡ sắc hoa. Những khóm hoa từ khắp nơi tụ về ngập tràn ngõ phố. Đào Nhật Tân, đào phai, đào rừng, Bích đào… Tôi thì thích nhất là đào kép. Những bông hoa to hồng đậm, cánh mỏng nhưng dày, xếp so le thành từng cặp theo xe hàng hoa xuống phố làm tôi có cảm giác như muốn níu giữ mãi khoảnh khắc ấy, ôm trọn cả mùa xuân cho riêng mình.

Giờ này ở nhà có lẽ mẹ đã chuẩn bị xong những vại dưa hành cho ba ngày Tết. Phải nói là với tôi, những củ hành mẹ muối là ngon nhất. Món hành của mẹ đặc biệt lắm. Từng củ hành tươi, già bánh tẻ được chọn lọc kỹ càng đem ngâm vào nước tro bếp cho tróc vỏ, sau đó muối trước gần cả tháng trước Tết mới ngon. Hành khi múc ra bát trắng, giòn, vị chua thanh thanh, ngòn ngọt, không cay chút nào. Chỉ nghĩ đến thôi mà nước miếng cứ chực ứa ra. Món này mà ăn kèm với thịt ba chỉ luộc chấm mắm tiêu ớt thì hấp dẫn vô cùng. Tôi thèm những món ăn của mẹ, tôi thèm gặp mẹ.

Còn cha tôi, ông đang làm gì. Tầm này mọi năm, cha tôi hay ngồi kỳ cụi chẻ ống giang làm lạt, lau từng mặt lá, xếp lại thành bó buộc dưới gốc cột trước hiên nhà một, hai hôm cho se lại để khi gói bánh chưng lá không bị rách. Năm nào cũng vậy, từ khi tôi biết thế nào là không khí Tết, những ngày cuối tháng Chạp Âm lịch, cả nhà tôi lại quây quần bên chiếc mẹt lớn đựng nào lá, nào đậu, nào thịt ….

Mẹ sẽ chuẩn bị trước một cái nồi to, mẹ dùng cối giã nhỏ lá riềng, lọc lấy nước cốt ngâm với gạo nếp để cho gạo thơm đậm và thấm màu xanh. Cha sẽ dạy anh em tôi gói bánh. Những chiếc bánh được gói bằng yêu thương ấm áp, bằng những giọt mồ hôi, những tiếng cười. Chiếc bánh khi luộc xong cắt ra còn nóng hổi, thơm lừng mùi thịt lợn quện hạt tiêu bắc, xanh đều từ trong ra ngoài. Còn chiếc bánh chưng bé được “đặt hàng” riêng cho anh em tôi thì ngon thôi rồi. Đối với tôi, trên đời này, không có nơi nào bánh chưng có vị ngon đặc biệt như những chiếc bánh chưng mà chúng tôi tự tay làm lấy.

Đi xa cũng đã mười mấy năm, nhưng hương vị của những món quà vặt nơi quê nhà thì tôi không thể nào quên nổi. Nhất là vào đợt trời trở lạnh. Khoai nướng, ngô nướng, ốc luộc, chè nóng, bánh trôi tàu… những món ăn yêu thích của tôi mà tôi cá là ai đến với Hà Nội, ăn một lần rồi cũng nhớ. Tuổi thơ tôi gắn với món xôi khúc Quân mà gần như chẳng ngày nào là tôi không ăn sáng, bất kể mùa đông hay mùa hè.

Nhớ vị lá khúc thơm thơm quện vào miếng thịt mỡ ướp tiêu béo ngậy, chấm muối vừng sao mà ngon đến thế. Rét ngọt thế này mà được thưởng thức món nem rán đầu ngõ của bà Hà ngon nức tiếng khu phố, vừa nóng hổi lại thơm giòn rụm (chấm cùng với nước mắm tỏi chua ngọt, ăn kèm dưa góp) thì thật tuyệt đối với những đứa là chúa ăn vặt như tôi. Giá mà tôi có thể gói được tất cả những món ăn này theo mình đi khắp thế gian.

Hà Nội những ngày cuối năm đường phố cũng trở nên tươi vui hơn. Không khí Tết đã tràn về, len lỏi khắp trong từng con ngõ nhỏ. Người dân nhộn nhịp đi mua sắm chuẩn bị đón năm mới. Dọc quanh tuyến phố cổ: Hàng Mã, Hàng Chiếu, Hàng Bông, Hàng Lược, Hàng Than, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào, trước cổng chợ Đồng Xuân… tấp nập dòng người qua lại chuẩn bị đồ đón Tết với mong ước một năm mới an vui, đủ đầy.

Cũng dịp này, cả gia đình tôi sẽ đi sắm Tết. Thường thì mẹ hay để ý nhiều đến những gian hàng thực phẩm dùng cho 3 ngày Tết. Mẹ tôi là người phụ nữ Hà Nội gốc. Mẹ nhẹ nhàng, nền nã, đảm đang và khéo léo. Niềm vui và hạnh phúc của mẹ là chuẩn bị cho ba bố con tôi những bữa cơm ngon, an toàn, bổ dưỡng và ngập tràn tiếng cười. Bố tôi thường chậm rãi chắp tay sau lưng đi bộ len vào từng góc phố, cẩn thận chọn lựa thật kỹ một vài đồ trang trí và đồ thờ cúng cho ngày Tết.

Đứa em tôi thì không thể rời mắt khỏi những gian hàng thời trang đủ các loại mốt, đủ chủng loại quần áo sặc sỡ đang “sale off”, giảm giá “sập sàn” khắp nơi. Riêng tôi, tôi được giao nhiệm vụ lựa một cành đào và một chậu quất đem về trưng Tết. Theo con mắt “thẩm mỹ” của tôi, một cây quất đẹp không cần quá to, quá nhiều quả nhưng cần có “thế” và phải hội đủ 5 yếu tố: Nụ, hoa, quả xanh, quả chín và lộc non. Còn về đào, cả gia đình tôi đều thích mua một cành đào về cắm trong chiếc bình men gốm cổ được ông bà tôi để lại từ thời trước, thay vì mua một cây đào.

Với tôi, đào đẹp phải có cánh kép to, đều, thắm màu. Tán đào tròn, cành mập, thẳng, các nhánh phân bổ đều. Và cũng như quất, đào phải có lộc non và nhiều nụ. Mười mấy mùa xuân kể từ ngày tôi lớn, cũng là từng ấy lần tôi được giao nhiệm vụ đi rước “cả mùa xuân” về nhà.

Tôi nhớ mâm cơm chiều 30 Tết. Gác lại những lo toan, bộn bề thường ngày, chiều 30 Tết, gia đình tôi lại háo hức sửa soạn mâm cỗ cúng gia tiên, mời tổ tiên, ông bà về ăn Tết cùng gia đình, đồng thời cũng là đón ông Công, ông Táo về lại cai quản việc bếp núc trong nhà. Thế nên mâm cỗ phải thật tươm tất và thịnh soạn hơn ngày thường. Mẹ tôi bày biện mâm cỗ cẩn thận lắm.

Với đầy đủ thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh, giò lụa, thịt đông, nem rán, gà luộc, xôi nếp cái hoa vàng…và dĩ nhiên là không thể thiếu bát canh măng nấu với thịt chân giò nóng hổi, thơm phức phả mùi từ đầu ngõ. Một mâm cỗ truyền thống rất đỗi thân thuộc của người Tràng An mỗi độ Tết đến xuân về. Đây cũng là bữa cơm sum họp của các thành viên trong gia đình, sau một năm xa cách. Nghĩ đến thôi đã thấy lòng xốn sang khó tả. Và chỉ ước được về nhà, ngắm nụ cười dịu dàng của mẹ, quây quần bên gia đình, cùng nhau thưởng thức những món ăn thật Hà Nội. Để rồi năm sau khi bắt đầu một hành trình mới, tôi sẽ kể cho những người bạn của tôi, với một câu chuyện đầy tự hào: “Mày biết không, đấy chính là cái Tết của tao, Tết của người Hà Nội…”

Tôi nhớ không khí đêm giao thừa. Không còn tiếng xe cộ ồn ào nào nhiệt, chỉ có hơi thở của mùa xuân và cờ hoa rực rỡ, của những bước chân tươi vui rộn ràng và những nụ cười rạng rỡ của người Hà Nội đi đón xuân. Hà Nội của tôi nhẹ nhành, thanh tao, quyến rũ đến nao lòng.

Chao ôi, nhớ. Nhớ sao mà da diết đến thế!

Ở phương xa, nằm thao thức nghe đài báo thời tiết, Hà Nội đêm nay có mưa, những hạt mưa phùn mang theo bao kỷ niệm khắc khoải, trằn trọc, bâng khuâng. Không biết giờ này ở nhà Tết đã về qua ngõ?. Tôi nhớ nhà, nhớ gia đình, nhớ cố hương.

Ngày mai tôi sẽ trở về. Tôi về với nơi nương náu yêu thương của cuộc đời mình. Ở đó có những người tôi yêu thương nhất đang mong ngóng và đợi chờ tôi sau những ngày tháng bôn ba giữa dòng đời xuôi ngược. Dù đi xa thế nào, đi xa bao lâu, chỉ cần có một nơi để trở về, chỉ bấy nhiêu thôi, cũng thấy lòng bình yên đến lạ!

Gia đình vẫn luôn bên ta, là điểm tựa cho ta trên mỗi bước đường đời. Hãy trở về nhà vì ở đó luôn có tình yêu thương bao la của mẹ cha, có những ngóng chờ và sẽ là nơi giúp ta gột sạch những mệt mỏi, lo toan.

Ngoài kia, những chậu quất sai quả mọng, những cành đào đỏ thắm và con phố nhỏ của tôi đang đợi tôi về.

Nghỉ ngơi thôi, mùa xuân đã về…

Song Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dư luận đánh giá cao công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sau bão của Hà Nội

Dư luận đánh giá cao công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sau bão của Hà Nội

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn và ngập lụt tại nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội, cùng với việc Thành ủy Hà Nội liên tiếp có những chỉ đạo nhanh chóng ứng phó, chỉ đạo xử lý kịp thời các giải pháp trọng tâm ứng phó với mưa, lũ… đã nhận được sự đồng tình, đánh giá cao và tin tưởng của người dân Thành phố.
Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng

Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng

(LĐTĐ) Giai đoạn giữa năm, đặc biệt là mùa hè và dịp tựu trường, đã và đang trở thành thời điểm vàng cho mua sắm trực tuyến. Theo Liên đoàn Bán lẻ quốc gia Hoa Kỳ, chi tiêu cá nhân cho mua sắm mùa tựu trường đã tăng đáng kể trong hai năm qua, thậm chí vượt qua cả chi tiêu mua sắm cho mùa lễ hội cuối năm.
Huy động nguồn lực khẩn trương sớm khắc phục hậu quả bão, mưa lũ

Huy động nguồn lực khẩn trương sớm khắc phục hậu quả bão, mưa lũ

Chiều 11/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 15/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm tại TP.HCM chậm tiến độ

Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm tại TP.HCM chậm tiến độ

(LĐTĐ) Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quy mô từ hàng trăm cho đến hàng nghìn tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban Giao thông) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) làm chủ đầu tư đều đang trong tình trạng chậm tiến độ.
Quận Tây Hồ di dời hơn 700 hộ dân ra khỏi khu vực ngập lụt đến nơi an toàn

Quận Tây Hồ di dời hơn 700 hộ dân ra khỏi khu vực ngập lụt đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Hiện nay, các lực lượng chức năng quận Tây Hồ vẫn đang khẩn trương thực hiện các biện pháp nhằm ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do bão lũ gây ra. Đến 15 giờ ngày 11/9, toàn quận đã di dời hơn 700 hộ dân với khoảng 1.800 nhân khẩu ra khỏi khu vực ngập lụt đến nơi an toàn.
Dừng bơm các trạm bơm tiêu ra hệ thống sông Nhuệ

Dừng bơm các trạm bơm tiêu ra hệ thống sông Nhuệ

(LĐTĐ) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội cho biết, hiện mực nước trên sông Nhuệ vẫn tăng cao dù đã thực hiện giảm công suất bơm trên toàn hệ thống.
Ông Đặng Quốc Khánh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang bị đề nghị xem xét, kỷ luật

Ông Đặng Quốc Khánh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang bị đề nghị xem xét, kỷ luật

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm… Theo đó, tại Kỳ thứ 47, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Giang và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Tin khác

Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

Vẻ đẹp vườn cổ Bắc Kinh được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Ngày 11/9, trong khuôn khổ dự án hợp tác Hà Nội - Bắc Kinh, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc Triển lãm "Bảo vật Phương Đông, danh viên Bắc Kinh" tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã

(LĐTĐ) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Mùa vàng

Mùa vàng

(LĐTĐ) Tôi thường gọi mùa gặt là mùa vàng. Bởi sắc vàng tràn ngập nơi nơi. Đó là sắc vàng tơ của nắng hè đang buông mình bung tỏa. Cánh đồng lúa chín vàng rộm trải dài đến tận triền đê bãi cỏ. Điểm xuyết trên đó vài chiếc máy cắt đang hăng say làm việc trong sự tất bật của mùa màng. Thả ánh nhìn đến bao la, tôi còn thấy sắc vàng óng của từng đụn rơm phơi mình giữa thôn xóm đồng nội, phơi dày đường quê xóm nhỏ. Cả làng quê bừng dậy trong niềm vui thu hoạch, tiếng cười tiếng nói rộn rã khắp chòm xóm.
Trải nghiệm Tết Trung thu đậm bản sắc tại phố cổ Hà Nội

Trải nghiệm Tết Trung thu đậm bản sắc tại phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Trung thu truyền thống năm 2024, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày và xưởng trải nghiệm tại các điểm di sản trong khu Phố cổ Hà Nội.
"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

"Vinh quang thầm lặng 2024": Hành trình cảm xúc về ngành Cơ yếu Việt Nam

(LĐTĐ) Chương trình "Vinh quang thầm lặng 2024" là lời tri ân sâu sắc, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 79 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2024).
Đêm Gala tôn vinh tiếng Việt 2024: Lời quê hương, lời sắt son

Đêm Gala tôn vinh tiếng Việt 2024: Lời quê hương, lời sắt son

(LĐTĐ) Đêm Gala Tôn vinh tiếng Việt 2024 với chủ đề "Lời quê hương, lời sắt son" sẽ diễn ra vào 20h10, ngày 8/9 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTV4 và VTVGo.
Hành trình vượt lên số phận của người phụ nữ mắc căn bệnh viêm tủy cột sống

Hành trình vượt lên số phận của người phụ nữ mắc căn bệnh viêm tủy cột sống

(LĐTĐ) Hành trình đầy cảm hứng của người phụ nữ đầy nghị lực Nguyễn Thị Cẩm Nhung sẽ được chia sẻ trong chương trình "Trạm yêu thương" với chủ đề "Một hành trình mới", phát sóng vào lúc 10h00 thứ Bảy ngày 7/9/2024 trên kênh VTV1.
Sắc màu Trung Thu cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long

Sắc màu Trung Thu cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Nhằm bảo tồn và phát huy những nét đẹp của văn hóa dân tộc, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ tổ chức Chương trình "Vui tết Trung thu 2024".
Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

Hà Nội đẩy mạnh việc hoàn thiện tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 5/9, trong nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân Thủ đô, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức họp lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tăng cường quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở

Tăng cường quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục phát huy có hiệu quả hoạt động văn hóa cơ sở tại địa phương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy vừa ký ban hành Công văn số 3732/BVHTTDL- VHCS gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị các địa phương chủ động tổ chức thực hiện các nội dung về tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động