Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đình Nam Hương, di tích văn hóa tuyệt đẹp bên hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Ngày 23/7, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm thông báo mở cửa lại đình Nam Hương, di tích văn hóa lịch sử nằm bên hồ Hoàn Kiếm sau một thời gian tu bổ, tôn tạo. Đây là niềm vui lớn đối với người dân phố Hàng Trống và người dân Thủ đô Hà Nội.
Gắn biển công trình Đình Nam Hương chào mừng Đại hội đảng bộ quận Hoàn Kiếm lần thứ XXVI

Theo tài liệu của Ban quản lý di tích, đình Nam Hương nằm phía sau khu tưởng niệm vua Lê, ngay sát bên bờ hồ Hoàn Kiếm, được dựng lên khoảng cuối thời Lê – Nguyên để thờ năm vị thượng đẳng thần là Lê Lợi, Thần Long Đỗ, Thần Cao Sơn Đại vương, Thần Linh Lang Đại vương và Công chúa Hà Duy.

Đây là hiện tượng tương đối đặc biệt so với các di tích khác ở quanh hồ Hoàn Kiếm bởi ý nghĩa lịch sử của các nhân vật được thờ ở đây đã làm tôn vinh giá trị cho di tích, làm linh thiêng thêm cho một nơi thờ tự vốn khiêm tốn về mặt diện tích và kiến trúc.

dinh nam huong di tich van hoa tuyet dep ben ho guom
Khu di tích đình Nam Hương có diện tích là 441,5m2 được xây dựng theo hướng Đông, gồm hai tầng

Đứng trên hành lang của đình Nam Hương, phóng tầm mắt ra xa có thể nhìn thấy hồ Hoàn Kiếm với đài Nghiên tháp Bút, cầu Thê Húc, Tháp Rùa… Lui dần về phía trước ngôi đình là bia và Nhà kỷ niệm Nguyễn Du, tượng đài vua Lê.

Ngôi đình ra đời cũng đã trải qua những thay đổi, trước đây đình được xây ở dưới đất với quy mô khá lớn về phía khách sạn Phú Gia. Sau này, đến khi thực dân Pháp xâm lược, đình Nam Hương bị thực dân Pháp lấy đất, tiếp đến bị tàn phá không rõ năm nào, song có lẽ vào cuối thế kỷ 19.

Về sau, tại nơi này, nhà nước bảo hộ Pháp đã xây lại ngôi đình cho thôn Tự Pháp. Ngôi đình được xây ở tầng 2, phía dưới là cửa hàng. Như vậy, lần theo dấu vết lịch sử, có thể đoán định niên đại xây dựng của ngôi đình hiện nay vào khoảng thế kỷ 19.

dinh nam huong di tich van hoa tuyet dep ben ho guom
Đình Nam Hương nằm phía sau khu tưởng niệm vua Lê, ngay sát bên bờ hồ Hoàn Kiếm

Đến năm 1954, sau khi tiếp quản Thủ đô, ngôi đình lại được tôn tạo thêm tầng 2. Nếu so với diện tích ngôi đình ở dưới đất có tới trên 200m2, thì nay bị thu hẹp lại do quá trình đô thị hóa. Phần dưới của ngôi đình đã từng là nơi làm việc của cơ quan Mặt trận Tổ quốc quận Hoàn Kiếm, là cửa hàng ảnh cùng một gia đình dân ở. Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã nghiên cứu giải tỏa các hộ dân trong không gian di tích để trùng tu, bảo tồn.

Khu du tích đình Nam Hương có diện tích là 441,5m2 được xây dựng theo hướng Đông, gồm hai tầng. Tầng 1 được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, tầng 2 theo lối hình chữ “nhị”, phía ngoài là Tiền tế, phía trong là Hậu cung. Trải qua thời gian, ngôi đình đã bị chuyển dời, bị tàn phá của chiến tranh, song nơi đây vẫn còn bảo lưu được một khối lượng di vật khá phong phú và có giá trị nhiều mặt về lịch sử, kiến trúc – nghệ thuật.

dinh nam huong di tich van hoa tuyet dep ben ho guom
Bia đá ghi lịch sử của đình

Hiện nay, đình Nam Hương còn giữ được một số hiện vật có giá trị mang đặc trưng nghệ thuật thế kỷ 17, 18 như: 19 đạo sắc phong của các triều vua Lê, Tây Sơn và Nguyễn phong cho 5 vị Thượng đẳng thần; một bảng văn chạm kiểu chân quỳ dạ cá rất đẹp và quý hiếm do một đôi lân cõng; 5 long ngai, 1 chóe sứ và nhiều đồ thờ tự khác.

Hàng năm, xuân thu nhị kỳ, ở đình vẫn làm lễ vào ngày sinh, ngày hóa của các vị thần và rước kiệu với ngai, bài vị của công chúa Hà Duy từ đình sang đến Ngọc Sơn. Đặc biệt, vào ngày 25 tháng Chạp tại đình có tổ chức Lễ sắp ấn. Đây là lễ phong tước cho thần và cho các quan, khác biệt so với các di tích xung quanh. Cứ mỗi năm một lần làm lễ rước, trước là tưởng niệm, sau là một hình thức tưởng vọng.

dinh nam huong di tich van hoa tuyet dep ben ho guom
Hai bên đình có cây và tre xanh tạo nên cảnh quan thoáng đãng

Đình Nam Hương từ lâu đã trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương trên địa bàn phường Hàng Trống, nhân dân Thủ đô Hà Nội và của du khách thập phương đến với Thủ đô.

Theo ông Đặng Ngọc Tiến – Phó Trưởng Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, xác định vị trí đặc biệt của đình Nam Hương gắn với tượng đài Vua Lê nằm trong quần thể khu vực hồ Hoàn Kiếm là di tích cấp quốc gia đặc biệt, quận Hoàn Kiếm đã tập trung nguồn lực để giải phóng mặt bằng, trả lại công viên của ngôi đình và tiến hành tu bổ tôn tạo. Sau 12 tháng triển khai thực hiện, di tích đã hoàn thành tu bổ tôn tạo đúng theo kiến trúc truyền thống, đáp ứng được yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di tích và nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân.

Chủ tịch Ủy Ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết: Ngôi đình được trùng tu, tôn tạo, nhằm lưu giữ di sản cho thế hệ mai sau, góp phần giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân về những giá trị văn hóa lịch sử, đồng thời trở thành điểm tham quan giới thiệu đến du khách khi đến với Thủ đô Hà Nội. Đình Nam Hương sẽ chính thức mở cửa trở lại để phục vụ du khách từ ngày 23/7.

Bài và ảnh: Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Đông Anh: Khánh thành, gắn biển 10 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Đông Anh: Khánh thành, gắn biển 10 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 25/9, Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh đã tổ chức Lễ khánh thành, gắn biển các công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Sau hai tuần kêu gọi, đến ngày 24/9, Hội Kỹ thuật nổ mìn Việt Nam đã quyên góp được 100 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Kinh doanh đường cát không rõ xuất xứ, một hộ bị phạt hơn 100 triệu đồng

Kinh doanh đường cát không rõ xuất xứ, một hộ bị phạt hơn 100 triệu đồng

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Long An vừa ký ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đối với hộ kinh doanh Hoàng Phát trên địa bàn thị xã Kiến Tường với số tiền 110,500 triệu đồng, do có hành vi kinh doanh đường cát không rõ nguồn gốc xuất xứ.
TP.HCM ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 mở ra cơ hội hợp tác toàn cầu

TP.HCM ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 mở ra cơ hội hợp tác toàn cầu

(LĐTĐ) Ngày 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và cắt băng khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) tại TP.HCM trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 5 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP.HCM".
Giá xăng tăng hơn 700 đồng/lít trong ngày 26/9?

Giá xăng tăng hơn 700 đồng/lít trong ngày 26/9?

(LĐTĐ) Tuần qua, giá xăng dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh ở mức 4%, theo dự báo của các chuyên gia, trong kỳ điều hành giá xăng ngày 26/9, giá xăng có thể tăng mạnh lên mức từ 700 - 810 đồng/lít nếu các nhà điều hành không sử dụng Quỹ bình ổn giá. Nếu đúng như dự báo, giá xăng ngày 26/9 sẽ vượt mức 20.000 đồng/lít.
Hoa hậu Ngọc Hân làm giám khảo cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường

Hoa hậu Ngọc Hân làm giám khảo cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường

(LĐTĐ) Hoa hậu Ngọc Hân kỳ vọng cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường - chủ đề “Ngôi trường xanh” sẽ góp phần nâng cao tiềm thức của trẻ thơ về các hoạt động bảo vệ môi trường, lan tỏa lối sống xanh, có ích tới cộng đồng.

Tin khác

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

(LĐTĐ) Hà Nội hiện có nhiều làng cổ với kiến trúc độc đáo, truyền thống lịch sử và bề dày văn hóa. Tiêu biểu trong các làng cổ có thể kể đến như: Đường Lâm, Cự Đà, Bát Tràng… mỗi nơi lại có một sắc thái riêng biệt, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Tuy nhiên, dù làng cổ được đánh giá là "mỏ vàng" hiện hữu, có nhiều tiềm năng phục vụ du lịch Thủ đô, nhưng hiện các huyện ngoại thành vẫn chưa khai thác hết giá trị vốn có.
Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

Sơn Tây mang Trung thu đến trẻ em vùng lũ

(LĐTĐ) Ngày 15/9 (13 tháng 8 Âm lịch), Thị ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu 2024” cho trẻ em trên địa bàn. Hơn 600 học sinh chăm ngoan, học giỏi đến từ 15 xã, phường trên địa bàn đã có những giây phút thoải mái, vui vẻ với Nghệ sĩ nhân dân Xuân Bắc và Tự Long.
Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

Công an quận Bắc Từ Liêm chung tay ủng hộ người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ

(LĐTĐ) Trước tình hình nhiều người dân tại quận Bắc Từ Liêm phải sơ tán đến nơi ở tạm do mực nước sông dâng cao, Hội Phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động, kịp thời phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo" kêu gọi hội viên chung ta hỗ trợ nhân dân.
Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

Hành khách xúc động khi nhận lại 150 triệu đồng bỏ quên trên xe buýt

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco thông tin, hôm nay (10/9) một hành khách đi xe buýt từ Phú Xuyên đi Thường Tín đã đãng trí bỏ quên chiếc túi có 150 triệu đồng vừa rút từ ngân hàng về. Ngay khi phát hiện số tài sản này, đội ngũ lái xe buýt và nhân viên phục vụ của Transerco đã hỗ trợ tìm kiếm, bảo quản và trao lại cho hành khách số tiền lớn bị bỏ quên này.
Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

Phụ nữ Thủ đô hỗ trợ người dân gặt lúa giảm thiệt hại do bão

(LĐTĐ) Sau bão, cùng với nhiều diện tích hoa màu trên địa bàn một số quận, huyện bị ảnh hưởng, nhiều cánh đồng lúa cũng rơi vào tình trạng ngập úng hoặc gãy đổ. Trong những ngày qua, các cấp Hội phụ nữ Thủ đô đã hỗ trợ gặt sớm lúa đổ tại nhiều cánh đồng, nhằm giảm bớt thiệt hại về kinh tế cho bà con.
Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động