Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Dở khóc, dở cười với biển báo giao thông

Biển báo giao thông là để hướng dẫn người tham gia giao thông thực hiện đúng luật, đảm bảo an toàn nhưng theo phản ánh của người dân, hệ thống biển báo của thành phố đang lộ rõ nhiều bất cập khiến người tham gia giao thông cảm giác như bị “bẫy”.

Những cái “bẫy”ngọt ngào

Trên đường vành đai 3 đoạn rẽ ra Nguyễn Trãi – Thanh Xuân, tồn tại biển báo bất hợp lý gây bức xúc cho người tham gia giao thông. Từ đường vành đai 3, nếu muốn rẽ phải sang Nguyễn Trãi các phương tiện sẽ được hướng dẫn đi vào làn trong (tức là leo lên vỉa hè), còn nếu đi ở làn ngoài phải đi thẳng. Những ai đã quen với cung đường này sẽ không sa vào “bẫy”, còn nếu chưa quen chắc chắn bị “tuýt còi”. Ngoài ra, việc thay đổi biển báo thường xuyên (2-3 tuần/ lần) tại khu vực này cũng khiến người dân gặp nhiều khó khăn khi di chuyển.

Tương tự, từ đường Lê Văn Lương muốn rẽ phải sang Đường Láng, người đi đường được “hướng dẫn” đi lên trên vỉa hè để tránh ùn tắc, từ đó dẫn đến tình trạng cả đoàn xe kéo dài nối đuôi nhau đi trên vỉa hè trong khi đường ở dưới lại thông thoáng. Hay tại ngã tư Tôn Đức Thắng - Nguyễn Thái Học (Văn Miếu - Hà Nội) trước đây được kẻ vạch chéo tại phần đường dành cho các phương tiện rẽ phải khi đèn đỏ. Nhưng sau này chiếc biển báo “Đèn đỏ các phương tiện được phép rẽ phải” đã bị tháo bỏ, cột đèn được lắp thêm đèn rẽ phải nhưng chỉ bật xanh khi đèn đỏ chạy qua khoảng 10 giây. Chính điều này làm nhiều người tham gia giao thông bị “bẫy”, vì các phương tiện muốn rẽ phải sẽ phải chờ đèn đỏ ngay trên vạch này. Xét về luật thì người tham gia giao thông rẽ phải hay dừng xe chờ đèn cũng là vi phạm. Đi thì bị bắt vì lỗi vượt đèn đỏ, dừng thì vi phạm lỗi dừng đỗ trên phần đường không cho phép.

Dở khóc, dở cười  với biển báo giao thông
Ngã tư Văn Miếu – Nguyễn Thái Học, người tham gia giao thông có cảm giác bị “bẫy”.

Không chỉ trên các tuyến đường nội đô, tuyến đường mới cao tốc Nhật Tân – Nội Bài cũng có những biển báo “khó hiểu” tương tự. Theo anh Nguyễn Quốc Long (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, đoạn đường Võ Văn Kiệt, từ ngã tư giao đường 2 vào sân bay Nội Bài cũng là cái bẫy ngọt ngào. Đường dành riêng cho ô tô, 3 làn xe 1 làn đỗ dừng theo tiêu chuẩn cao tốc nhưng lại cắm biển khu đông dân cư. Đường đang có làn xe máy thẳng tắp đến đây thì đột ngột hết làn xe máy nhưng lại không có biển cấm xe máy, xe mô tô, xe thô sơ. Ngoài ra, cũng không rõ vì sao 3 biển ô tô lại được dồn về 1 làn chứ không thẳng dưới 3 làn, cũng như không có mũi tên chỉ dẫn khiến người dân cảm thấy rất mơ hồ.
Đây chỉ là một vài thí dụ nhỏ trong đầy rẫy câu chuyện “dở khóc dở cười” về sự bất cập của biển báo giao thông hiện nay ở khắp các tuyến đường trong thành phố.

Cần sự đồng bộ

Lâu nay, nhiều người nhầm tưởng, những biển báo bất hợp lý do cảnh sát giao thông cắm, nhằm “bẫy” người dân. Thực chất, việc cắm biển báo là nhiệm vụ của ngành giao thông, lực lượng CSGT chỉ là người thực thi nhiệm vụ, xử phạt vi phạm người tham gia giao thông trên cơ sở căn cứ vào biển báo ở các tuyến đường. Theo Thượng úy Phạm Văn Chiến, Đội phó đội CSGT số 3 cho biết, nút giao thông Lê Văn Lương – Đường Láng thường xuyên xảy ra ùn tắc trong giờ cao điểm, Đội CSGT số 3 cũng đã phải bố trí 1 chốt trực thường xuyên tại khu vực này, đồng thời Sở GTVT cũng phải bố trí xây cầu vượt để giảm tình trạng trên. Về nguyên tắc các phương tiện tham gia giao thông phải tuân thủ các hiệu lệnh theo thứ tự là: Hiệu lệnh của CSGT, đèn tín hiệu giao thông, biển báo và vạch kẻ đường. Chính vì đoạn đường này thường xuyên ùn tắc nên các phương tiện vẫn được “linh động” di chuyển trên vỉa hè cầu vào các giờ cao điểm, còn bình thường thì không được. Đội 3 cũng đã kiến nghị cần có biển báo cụ thể ở khu vực này, việc để đèn tín hiệu giao thông không rõ ràng (đèn để sát thành cầu) và vạch sơn “phân làn” trên vỉa hè cầu khiến người đi đường dễ bị hiểu lầm. Do đó thường xuyên xảy ra tình huống đường dưới lòng cầu thì thênh thang nhưng trên vỉa hè cả đoàn xe xếp hàng dài, nhiều tài xế đến khi bị “tuýt còi” cũng không biết mình vi phạm lỗi gì.

Hệ thống biển báo, đèn tín hiệu trên các tuyến đường đều do sở GTVT quản lý, trong khi điều tiết hoạt động giao thông lại do lực lượng cảnh sát giao thông thực hiện, dẫn đến sự không thống nhất trong việc điều hành giao thông. Trao đổi với PV LĐTĐ, Luật sư Trịnh Nam Ninh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định tại Nghị định 71/2012 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, mức xử phạt đối với người điều khiển xe mà không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố từ 200.000 - 400.000 đồng. Đối với việc vi phạm xảy ra tại khu vực nội thành của TP, mức xử phạt sẽ tăng lên 400.000 - 800.000 đồng. Như vậy, lỗi vi phạm di chuyển trên vỉa hè là lỗi nặng, không rõ vì sao sở GTVT Hà Nội lại bố trí những biển chỉ dẫn “khó hiểu” như vậy.

Ðể sửa đổi những bất cập hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng, cần làm biển báo lớn hơn và để trên cao ngang đường cho lái xe dễ quan sát từ xa. Ðồng thời, ngành giao thông cần nghiên cứu, đánh giá lại tính khả thi, hiệu quả của hệ thống biển báo giao thông hiện nay, trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung phù hợp thực tế và nhu cầu của người dân. Việt Nam đã được Liên hợp quốc chấp nhận tham gia Công ước Vienna về giao thông đường bộ, chính vì vậy các biển báo cũng cần phải theo các quy định quốc tế, tránh việc đánh đố hay “bẫy” người đi đường.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Di dời 75.297 người đến nơi an toàn

Hà Nội: Di dời 75.297 người đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa thông tin về công tác triển khai ứng phó với bão số 3 và mưa úng sau bão. Đáng chú ý, Hà Nội cho biết trước ảnh hưởng của bão số 3, Hà Nội đã di dời 75.297 người đến nơi an toàn.
Công an huyện Thanh Trì hỗ trợ dọn vệ sinh trường học và khắc phục hậu quả sau bão lũ

Công an huyện Thanh Trì hỗ trợ dọn vệ sinh trường học và khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Công an các xã, thị trấn, các Đội nghiệp vụ, các đoàn thể trong Công an huyện Thanh Trì đã khẩn trương phối hợp cùng chính quyền địa phương tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, các trường học, khắc phục hậu quả bão số 3.
Hà Nội: Hàng trăm chiến sĩ Công an xuyên đêm dọn dẹp môi trường sau bão số 3

Hà Nội: Hàng trăm chiến sĩ Công an xuyên đêm dọn dẹp môi trường sau bão số 3

(LĐTĐ) Trong đêm 14 rạng sáng 15/9, Công an các quận Ba Đình và Hai Bà Trưng cùng với hơn 300 cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) đã được điều động tham gia cắt gọn, thu dọn cây cối bị đổ, giúp người dân trở lại trạng thái bình thường, đô thị sớm trở lại khang trang, sạch sẽ sau bão số 3.
Chương Mỹ: Đảm bảo sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân vùng lũ

Chương Mỹ: Đảm bảo sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân vùng lũ

(LĐTĐ) Hiện, huyện Chương Mỹ đang tích cực khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 (Yagi), đồng thời triển khai công tác hỗ trợ, đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân vùng lũ.
Người khiếm thị quận Thanh Xuân chung tay ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Người khiếm thị quận Thanh Xuân chung tay ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 15/9, nhân dịp Tết Trung thu, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã tổ chức chương trình “Trăng rằm yêu thương”, trao quà Trung thu và quà khuyến học cho trẻ em khiếm thị, con hội viên; tổ chức quyên góp ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.
Công đoàn EVNNPC: Thắm đượm nghĩa tình sau bão lũ

Công đoàn EVNNPC: Thắm đượm nghĩa tình sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, siêu bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Bắc. Hiện nay, tất cả các đơn vị thành viên, người game bài uy tín của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đang chung sức khắc phục sự cố lưới điện để khẩn trương cấp điện trở lại phục
Làm gì khi Windows tích hợp ứng dụng Microsoft Photos làm chậm máy tính?

Làm gì khi Windows tích hợp ứng dụng Microsoft Photos làm chậm máy tính?

(LĐTĐ) Microsoft không cho phép bạn gỡ cài đặt ứng dụng này, nhưng có một số cách bạn có thể thực hiện để ngăn chặn tình trạng chậm máy.

Tin khác

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Xây dựng văn minh đô thị đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những “điểm sáng” trên báo cáo vẫn còn đó những tồn tại mà nếu không có sự chuyển biến từ căn bản thì mọi phong trào, mọi nỗ lực sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Ghi nhận thực tế trên địa bàn quận Đống Đa về sự đồng sức, đồng lòng người dân và chính quyền địa phương với mục tiêu thay đổi nhận thức trong việc giữ gìn văn minh đô thị.
Xem thêm
Phiên bản di động