Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Doanh nghiệp dân doanh: Cần “luồng gió” để bứt phá

(LĐTĐ) Khu vực kinh tế dân doanh được xem là một trong những động lực của nền kinh tế, song theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hiện khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa có được sự quan tâm đúng mực, vì thế nên khu vực này vẫn đang phải tự chủ động với “cuộc chơi” trên thị trường. Bởi thế, để kinh tế tư nhân vươn lên là đầu tàu kinh tế trong bối cảnh thế giới có nhiều đổi thay đã đến lúc cần tiếp tục cụ thể hóa những chủ trương, chính sách của Đảng về thành phần kinh tế này.
doanh nghiep dan doanh can luong gio de but pha Kinh nghiệm Ký TƯLĐ tập thể nhìn từ một doanh nghiệp dân doanh

Số lượng nhiều, doanh nghiệp mạnh vẫn chỉ tính trên đầu ngón tay

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam hiện có hơn 600.000 doanh nghiệp, bao gồm gần 500.000 doanh nghiệp tư nhân. Trong số đó, hơn 96% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, 2% doanh nghiệp quy mô vừa và chỉ có 2% là doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, với những khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh, công nghệ, kỹ năng quản trị và điều hành... nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn yếu kém, không thể phát huy hết tiềm năng.

doanh nghiep dan doanh can luong gio de but pha
Doanh nghiệp dân doanh ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường nông sản

Thực tế cho thấy, hàng năm cũng có một số lượng lớn các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa không trụ lại được do thiếu sự hỗ trợ. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung có nguồn lực không nhiều, nhất là khi các nguồn lực từ tài nguyên quốc gia lại đang nằm rất nhiều trong khối các doanh nghiệp nhà nước.

Tổng lượng vốn của các doanh nghiệp nhà nước đang quản lý hiện còn gấp nhiều lần doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, thể chế và nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân vẫn chỉ là điều kiện cần và đủ, quan trọng là cách thức thực thi như thế nào. Với đà phát triển kinh tế như mấy năm vừa qua, doanh nghiệp tư nhân vẫn cần sự quan tâm nhiều hơn và có cơ chế riêng biệt để có sự bứt phá.

doanh nghiep dan doanh can luong gio de but pha
...

Mặc dù đang phải đối diện với nhiều thách thức, tuy nhiên, trong nền kinh tế có độ mở khá lớn như hiện nay, cơ hội đối với các doanh nghiệp tư nhân cũng không phải là ít. Vì thế, theo ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược và Phát triển thương hiệu cho rằng, trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, doanh nghiệp không nên suy nghĩ mình có tiềm lực như thế nào thì đặt mục tiêu như thế, mà hãy cứ đặt mục tiêu rồi quay lại với nguồn lực mình có để lo liệu và chuẩn bị. “Và đừng mong mình làm gì để có sự hỗ trợ” - ông Thành nhấn mạnh.

Cũng theo ông Thành, doanh nghiệp cũng cần phải học cách quản trị sự bất định, như chuẩn bị cho những ảnh hưởng từ tình hình chính trị thế giới, từ thời tiết, các rủi ro bên ngoài… Nếu các bất định là ngắn hạn thì doanh nghiệp cần điều chỉnh lại và học cách quản trị, vì doanh nghiệp có lợi thế hơn khi có thể chủ động và linh hoạt trong mọi hoạt động. “Với xu hướng mới, doanh nghiệp đừng chờ vào Chính phủ, mà hãy tận dụng những điều chính phủ hỗ trợ và linh hoạt tiếp nhận nó vì đây là cuộc chơi của thị trường” - ông Thành nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quang Huân, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam cũng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao và ổn định trong hàng chục năm qua, trung bình đạt hơn 7%/năm giúp đưa thu nhập GDP bình quân đầu người tăng lên hàng chục (lần từ 230 USD năm 1986 lên gần 2.600 USD năm 2018)…

Bên cạnh đó, việc Việt Nam tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã phát huy tác dụng. Điều này tạo ra các cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu… từ đó có thể giảm dần tỉ trọng gia công lắp ráp và xuất khẩu nguyên vật liệu thô của nền kinh tế. Đặc biệt sau sự kiện tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều vừa qua, doanh nghiệp Việt có thêm động lực lớn để đưa ra chiến lược kinh doanh ổn định trong thời gian dài và mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút vốn đầu tư.

Theo ông Huân, để tận dụng cơ hội này đỏi hỏi Việt Nam phải có chính sách phù hợp, có cơ chế kiểm soát, phân biệt giữa “đầu tư tránh thuế” với đầu tư thực sự, đồng thời DN cần minh bạch, trung thực trong quá tình tiếp nhận chuyển dịch đầu tư theo sự sắp xếp chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh chưa đủ sức bứt phá trong quá trình cạnh tranh với các nước trong khu vực. Kết quả của năm 2018 khi Việt Nam đã tụt 3 bậc về năng lực cạnh tranh và 1 bậc về môi trường kinh doanh đã cho thấy điều đó. So với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ đứng ở mức giữa và bị bỏ khá xa so với các nước đứng đầu như Sigapore, Maylaysia, Thái Lan.

Vẫn khó tiếp cận vốn vay

Với sự phát triển nhanh chóng của khu vực doanh nghiệp tư nhân thời gian qua, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có khoảng 1 triệu doanh nghiệp. Đồng thời, đóng góp 48 - 49% GDP, chiếm khoảng 59% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đây sẽ là một trong những cơ hội để khối doanh nghiệp tư nhân nắm bắt và vươn lên.

Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu trên thì cần phải loại bỏ rất nhiều các rào cản, trong đó, việc tiếp cận vốn ngân hàng là một trong những vấn đề lớn nhất đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân.

Liên quan đến vấn đề này, bà Vũ Thị Vân Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đầu tư và Thương mại VietRap chia sẻ, hiện nay, ngân hàng có rất nhiều gói vay nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận. Đơn cư như những nghị định về phục vụ phát triển nông thôn được cho là ưu việt, nhưng vẫn còn rất nhiều rào cản và những rào cản này lại được bắt nguồn từ việc ngân hàng thiếu niềm tin đối với doanh nghiệp tư nhân.

Cũng theo bà Phương, doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp thường chịu nhiều rủi ro, thị trường sản phẩm không ổn định, trong khi đó các doanh nghiệp tư nhân lại thiếu các thủ tục, tài sản đảm bảo cho ngân hàng để vay.

Trong khi vốn đầu tư cho nông nghiệp bền vững khá lớn và chu kỳ đầu tư dài hơi. Ví dụ như trong lĩnh vực trồng trọt công nghệ cao (CNC), riêng đầu tư xây dựng nhà màng, nhà lưới… hiện nay tối thiếu đã mất từ 200 - 250 triệu/1.000m2; Như vậy, 1ha tiêu tốn khoảng từ 2 - 2,5 tỷ đồng, thậm chí còn cao hơn, trong đó chưa tính đến chi phí vận hành và chi phí đầu tư cho canh tác…

Một khó khăn nữa cũng được bà Phượng chỉ ra đó là, khi doanh nghiệp nông nghiệp CNC không thể tiếp cận vốn ngân hàng, là do các công trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC như nhà kính, nhà lưới.. chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất, nên gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc làm thủ tục đăng ký giao dịch, bảo đảm thế chấp cho khoản vay tại ngân hàng…

Cũng chung quan điểm với đại diện Công ty Đầu tư và Thương mại VietRap, nhiều doanh nghiệp tư nhân khác cũng bày tỏ việc khó khăn trong khi tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng, thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã có sản phẩm xuất khẩu đi nước ngoài như Hà Quốc, hay một vài nước châu Âu… theo chia sẻ của các doanh nghiệp, đặ biệt là các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp họ đều cho rằng, khi đã tham gia cuộc chơi họ không sợ thiên tai, không sợ dịch bệnh, mà cái sợ nhất đó chính là sự bơ vơ…

Trước những ý kiến trên theo các chuyên gia kinh tế, trong khi chưa thực sự nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ, thì việc khó tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng chính là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể lớn, thậm chí không muốn lớn. Trong khi chờ sự hỗ trợ từ Chính phủ, các doanh nghiệp cần chủ động với “cuộc chơi” thị trường, trong đó đẩy mạnh sự liên kết với nhau, tạo ra những đối trọng cộng hưởng sức mạnh trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài…

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (23/9), toàn thành phố Hà Nội còn 20 trường học chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.
Rà soát kỹ lưỡng các quy định về thu nhập được miễn thuế

Rà soát kỹ lưỡng các quy định về thu nhập được miễn thuế

(LĐTĐ) Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị rà soát kỹ lưỡng các nội dung liên quan đến thu nhập được miễn thuế, chỉ đề xuất bổ sung vào diện thu nhập miễn thuế đối với các trường hợp thực sự cần thiết...
TNTech được vinh danh tại chương trình Top 10 doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam năm 2024

TNTech được vinh danh tại chương trình Top 10 doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 21/9, tại lễ công bố Top 10 Doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc do VINASA tổ chức, Công ty Cổ phần TNTech vinh dự dành chiến thắng ở hai hạng mục Top 10 Doanh nghiệp Cung cấp Giải pháp chuyển đổi số Tài chính Doanh nghiệp và Top 10 Doanh nghiệp PropTech.
Nỗ lực bền bỉ của Vinamilk trong việc hình thành bể hấp thụ carbon từ rừng, hướng đến Net Zero

Nỗ lực bền bỉ của Vinamilk trong việc hình thành bể hấp thụ carbon từ rừng, hướng đến Net Zero

(LĐTĐ) Hơn 50 nhân viên Vinamilk đã cùng tham gia chuyến đi đến Đất Mũi, Cà Mau - nơi doanh nghiệp đang triển khai dự án Cánh rừng Net Zero năm thứ 2. Đây là một trong nhiều hoạt động được Vinamilk triển khai hằng năm để tái sinh cánh rừng thành công, hình thành bể hấp thụ carbon hướng đến mục tiêu Net Zero.
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình được BIDV gia hạn hạn mức tín dụng 4.000 tỷ đồng

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình được BIDV gia hạn hạn mức tín dụng 4.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Vừa qua, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã được ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) gia hạn hạn mức tín dụng đến ngày 30/6/2025.
Chính thức đưa cầu Bạch Đằng 2 nối tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai vào sử dụng

Chính thức đưa cầu Bạch Đằng 2 nối tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai vào sử dụng

(LĐTĐ) Sáng 23/9, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ khánh thành dự án xây dựng cầu Bạch Đằng 2 bắc qua sông Đồng Nai nối xã Bạch Đằng (thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) với xã Bình Lợi (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai).
Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi": Hành trình 19 năm vươn mình bứt phá

Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi": Hành trình 19 năm vươn mình bứt phá

(LĐTĐ) Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi" đã trải qua một hành trình dài 19 năm, từ một "cuộc chơi" nhỏ của những nghệ sĩ nhiếp ảnh cao tuổi vào năm 2000, đến nay đã trở thành sự kiện văn hóa thường niên quan trọng của Thủ đô. Quy mô và chất lượng của Triển lãm ngày càng được nâng cao, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng và nghệ sĩ nhiếp ảnh.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (23/9): Đồng USD thị trường tự do tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (23/9): Đồng USD thị trường tự do tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (23/9), tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố mức 24.148 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,74.
Giá vàng hôm nay (23/9): Giá vàng nhẫn vẫn ở mức cao

Giá vàng hôm nay (23/9): Giá vàng nhẫn vẫn ở mức cao

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày biến động mạnh, cả giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay duy trì ở mức giá ổn định.
Vàng liên tục tăng giá: Nên mua vàng hay gửi tiết kiệm?

Vàng liên tục tăng giá: Nên mua vàng hay gửi tiết kiệm?

(LĐTĐ) Mua vàng và gửi tiết kiệm ngân hàng là hai hình thức đầu tư quen thuộc với người Việt Nam, do tính chất ổn định và tiềm năng bảo vệ, gia tăng giá trị vốn.
Tỷ giá USD hôm nay (22/9): Đồng USD đồng loạt giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay (22/9): Đồng USD đồng loạt giảm sâu

(LĐTĐ) Sáng nay 22/9/2024, tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố hiện đang ở mức 24.148 đồng - giảm 24 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,72 điểm, giảm 0,02 điểm.
Giá vàng hôm nay (22/9): Vàng nhẫn tăng nhanh, vàng thế giới thiết lập kỷ lục mới

Giá vàng hôm nay (22/9): Vàng nhẫn tăng nhanh, vàng thế giới thiết lập kỷ lục mới

(LĐTĐ) Hôm nay 22/9/2024, trong nước giá vàng nhẫn tăng nhanh, vượt 80 triệu đồng/lượng, vàng miếng được duy trì ổn định. Trên thị trường thế giới, giá vàng liên tiếp thiết lập các kỷ lục mới.
Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 21/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.148 VND - giảm 19 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,74 - tăng 0,12 điểm.
Vàng nhẫn khan hiếm, nhiều cửa hàng không còn để bán

Vàng nhẫn khan hiếm, nhiều cửa hàng không còn để bán

(LĐTĐ) Ngày 20/9, trong khi giá vàng nhẫn lập đỉnh lịch sử thì nhiều cửa hàng tại Hà Nội tiếp tục thông báo hết vàng nhẫn nên không thể bán, chỉ thu mua của người dân.
Sau bão Yagi, rau xanh khan hiếm, giá cả đắt đỏ

Sau bão Yagi, rau xanh khan hiếm, giá cả đắt đỏ

(LĐTĐ) 2 tuần sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, các mặt hàng thực phẩm vẫn được cả người mua, người bán quan tâm, đặc biệt là rau xanh. Tại một số chợ truyền thống ở Hà Nội, giá rau xanh chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt” do nguồn cung vẫn còn khan hiếm.
Các ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động

Các ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động

(LĐTĐ) Các ngân hàng vẫn tiếp tục tăng lãi suất huy động. Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho rằng dư địa tăng lãi suất huy động từ nay đến cuối năm không còn nhiều.
Giá vàng hôm nay (21/9): Vàng nhẫn tiếp tục xác lập đỉnh mới, cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay (21/9): Vàng nhẫn tiếp tục xác lập đỉnh mới, cao nhất lịch sử

(LĐTĐ) Sáng nay (21/9), giá vàng nhẫn tăng mạnh, lên mức kỷ lục 80,40 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất trong lịch sử đối với vàng nhẫn.
Xem thêm
Phiên bản di động