Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Đối ngoại Việt Nam 2020: Bản lĩnh và tâm thế mới

(LĐTĐ) Nhiệm vụ trọng tâm của đối ngoại Việt Nam năm 2021 là tổ chức triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng, tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng, làm sâu sắc quan hệ với các nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, góp phần củng cố môi trường hòa bình, huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển, nâng cao vị thế của đất nước.
ASEAN luôn là một trong những trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam "Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển": Thông điệp mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta

Nhân dịp năm mới 2020, Ban Biên tập báo game bài uy tín Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết "Đối ngoại Việt Nam 2020: Bản lĩnh và tâm thế mới" của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Năm 2020 vừa qua đi với nhiều biến động to lớn, chưa từng có, với hệ lụy và tác động đa chiều, đa lĩnh vực, ở tầm toàn cầu và có thể còn kéo dài trong nhiều năm tới. Dưới tác động của đại dịch Covid-19, gam màu xám nổi lên ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực trong bức tranh toàn cảnh thế giới năm 2020.

Đối ngoại Việt Nam 2020: Bản lĩnh và tâm thế mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có thông điệp quan trọng gửi Phiên thảo luận chung Cấp cao Khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc. Ảnh: B.N.G

Đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng, sâu rộng đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn quyết liệt chưa từng có kể từ sau chiến tranh lạnh. Các trào lưu chống toàn cầu hóa, dân túy, bảo hộ vốn xuất hiện từ trước lại càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ.

Tình hình Biển Đông có nhiều phức tạp mới, tiềm ẩn nguy cơ đối với hòa bình, ổn định ở khu vực. Bên cạnh dịch bệnh, các thách thức an ninh phi truyền thống khác nổi lên gay gắt, trong đó có vấn đề an ninh nguồn nước, thiên tai, lũ lụt tác động mạnh đến khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Mặc dù vậy, điểm sáng trong bức tranh thế giới năm qua là hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn và là khát vọng cháy bỏng của nhân dân thế giới. Châu Á - Thái Bình Dương vẫn tiếp tục khẳng định là khu vực phát triển kinh tế năng động, là động lực của tăng trưởng và liên kết toàn cầu và có tầm ảnh hưởng về chính trị ngày càng gia tăng.

ASEAN củng cố đoàn kết, thích ứng nhanh với nhiều biến động mạnh của tình hình quốc tế, đặc biệt là tác động của đại dịch và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tiếp tục giữ vững vai trò trung tâm ở khu vực và nỗ lực xây dựng Cộng đồng đoàn kết, tự cường và thịnh vượng, hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm để vững bước tiến lên với tầm nhìn mới sau 2025 về một khu vực hòa bình, an ninh, ổn định, phát triển bền vững, tăng trưởng bao trùm và tiến bộ xã hội.

Những biến động phức tạp và đa chiều của tình hình thế giới, khu vực năm 2020 đã và đang tác động sâu sắc đến môi trường hòa bình, an ninh, phát triển của nước ta, đặt ra những thách thức, cơ hội đan xen. Trong khi đó, năm 2020 là năm bản lề thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 - 2020.

Trước những thách thức của tình hình, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị đã triển khai xuất sắc nhiệm vụ kép, vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên nền tảng môi trường hòa bình, ổn định được giữ vững.

Đối ngoại Việt Nam năm 2020 đã vượt qua nhiều thách thức, tranh thủ, tạo ra và tận dụng tốt những cơ hội hợp tác mới, góp phần cùng cả nước khắc phục khó khăn và tiếp tục vươn lên trên con đường phát triển.

Đối ngoại Việt Nam 2020: Bản lĩnh và tâm thế mới
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27 theo hình thức trực tuyến. Tại đây, các nhà lãnh đạo đã thông qua Tầm nhìn đến năm 2040 về một cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai. Ảnh: B.N.G

Bản lĩnh vượt qua khó khăn

Trong bối cảnh môi trường quốc tế, khu vực có nhiều bất ổn, công tác đối ngoại được triển khai chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo, góp phần giữ đà và thúc đẩy quan hệ với các đối tác, nâng cao vị thế của Việt Nam trong tình hình mới, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện thành công đường lối đối ngoại của Đại hội XII của Đảng và củng cố môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ nhất, quan hệ hợp tác của ta với các nước, nhất là đối với các nước láng giềng, các đối tác quan trọng tiếp tục được củng cố, thúc đẩy. Trước những khó khăn do đại dịch gây ra, chúng ta vẫn thúc đẩy nhiều trao đổi, hợp tác với các nước, nhất là đẩy mạnh trao đổi trực tuyến ở các cấp.

Trong đó, lãnh đạo Cấp cao ta đã tiến hành 34 cuộc điện đàm, trao đổi trực tuyến song phương với lãnh đạo các nước. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn triển khai an toàn các hoạt động trao đổi đoàn quan trọng. Lãnh đạo và quan chức cấp cao nhiều nước vẫn chọn Việt Nam đến thăm và thúc đẩy quan hệ.

Chúng ta cũng tiến hành linh hoạt, sáng tạo, kể cả thông qua hình thức trực tuyến, nhiều hoạt động kỷ niệm năm tròn, năm lẻ, năm thiết lập quan hệ ngoại giao, duy trì các cuộc họp Ủy ban liên Chính phủ, ký kết thỏa thuận quốc tế với nhiều đối tác quan trọng. Năm qua đã chứng kiến quan hệ Việt Nam - Niu Di-lân được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược, qua đó nâng mạng lưới đối tác chiến lược lên 17 quốc gia, cùng với 13 đối tác toàn diện.

Việt Nam cũng đã phát huy tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế, hỗ trợ khẩu trang, vật tư y tế, tài chính cho 51 quốc gia và tổ chức quốc tế ứng phó với đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức hữu nghị của Việt Nam đều tích cực tham gia hỗ trợ các quốc gia, đối tác gặp khó khăn. Ta cũng tranh thủ được sự hỗ trợ về tài chính và trang thiết bị y tế từ nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế phục vụ kiểm soát dịch bệnh trong nước. Mô hình chống dịch hiệu quả, cùng với tinh thần trách nhiệm và nghĩa cử cao đẹp của Việt Nam trong hợp tác quốc tế chống dịch đã được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Thứ hai, năm 2020 để lại dấu ấn đặc biệt quan trọng trong đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương Việt Nam, chủ động, tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương, nhất là ta đã đảm nhiệm thành công cùng lúc nhiều trọng trách quốc tế: Chủ tịch ASEAN 2020 và AIPA 41, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc trong năm đầu của nhiệm kỳ 2020 - 2021.

Đối ngoại Việt Nam 2020: Bản lĩnh và tâm thế mới
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Xăm-đéc Tê-chô Hun Sen hội đàm trực tuyến. Ảnh: B.N.G

Ta đã chủ động dẫn dắt, điều phối ASEAN vượt qua nhiều thách thức, ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19; linh hoạt tổ chức trực tuyến thành công nhiều hội nghị, đặc biệt là Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 và 37 cùng các hội nghị với các đối tác đối thoại chủ chốt; thúc đẩy thông qua nhiều văn kiện, trong đó có trên 80 văn kiện tại các Hội nghị Cấp cao, trong tất cả các lĩnh vực quan trọng, nhất là xây dựng Cộng đồng và định hướng xây dựng tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, phòng chống dịch bệnh, phục hồi kinh tế, bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển, thượng tôn pháp luật ở khu vực. ASEAN tiếp tục giữ vai trò trung tâm ở khu vực, được các nước coi trọng.

Chúng ta đã đảm nhận tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an ngay trong tháng đầu tiên của nhiệm kỳ (tháng 1/2020). Đồng thời trong cả năm qua, ta đã tham gia chủ động, tích cực tại Hội đồng Bảo an, thể hiện hình ảnh một Việt Nam trách nhiệm, đề cao luật pháp quốc tế, nỗ lực xây dựng đồng thuận, tìm kiếm giải pháp thoả đáng cho các tranh chấp, xung đột... Việt Nam đã để lại những dấu ấn riêng rất cụ thể như lần đầu tiên thúc đẩy Hội đồng Bảo an thông qua một Tuyên bố Chủ tịch về tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc; tổ chức đối thoại ASEAN - Liên hợp quốc, qua Hội đồng Bảo an nâng tầm ASEAN và qua ASEAN cụ thể hoá nhiều nội dung hợp tác ở cấp độ toàn cầu.

Việt Nam cũng đã lần đầu tiên đề xuất và thúc đẩy nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua lấy ngày 27/12 hàng năm là Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh với số nước đồng bảo trợ kỷ lục 112 nước. Tham gia của Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tiếp tục được tăng cường. Nhiều sáng kiến, đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, khu vực khác như ASEM, APEC, G20, WEF, các cơ chế Tiểu vùng Mê Công… được các nước ủng hộ, đánh giá cao.

Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế đạt được những tiến triển có tính đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Bên cạnh thực hiện hiệu quả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA, có hiệu lực từ tháng 8/2020) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) với Liên minh Châu Âu, thúc đẩy ký FTA với Anh và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam, góp phần quan trọng để Việt Nam duy trì tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Trong 11 tháng đầu năm 2020 giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng 5,3%. Nhiều doanh nghiệp đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư, kinh doanh.

Đối ngoại Việt Nam 2020: Bản lĩnh và tâm thế mới
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Lào Xạ-lởm-xay Côm-ma-xít ký Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào giai đoạn 2021-2025. Ảnh: B.N.G

Thứ tư, công tác biên giới lãnh thổ có nhiều kết quả tích cực. Việt Nam và Campuchia đã trao đổi văn kiện phê chuẩn 2 văn kiện pháp lý công nhận 84% thành quả phân giới cắm mốc, chính thức đưa các văn kiện này có hiệu lực. Việt Nam và Trung Quốc kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới trên đất liền và 10 năm thực hiện 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền. Đây là những thành quả có ý nghĩa quan trọng, góp phần cùng các nước láng giềng xây dựng đường biên giới trên bộ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Chúng ta đã kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền ở Biển Đông; gửi công hàm tới Liên hợp quốc khẳng định rõ lập trường của ta; chủ động, tích cực cùng các nước ASEAN và các đối tác liên quan thúc đẩy hòa bình, hợp tác, thượng tôn pháp luật, giải quyết hòa bình tranh chấp trên biển. ASEAN tiếp tục khẳng định lập trường nguyên tắc về Biển Đông trong các văn kiện liên quan của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, nhấn mạnh Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là cơ sở xác định các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và là khuôn khổ điều chỉnh các hoạt động trên biển. ASEAN cũng thể hiện rõ quyết tâm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.

Thứ năm, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân Việt Nam đã được triển khai kịp thời; hỗ trợ hiệu quả kiều bào ta ở nước ngoài vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19. Dù khó khăn do đại dịch, song kiều bào tiếp tục hướng về đất nước, đóng góp xây dựng quê hương bằng nhiều hình thức phong phú.

Ta đã triển khai công tác bảo hộ công dân trên phạm vi rộng chưa từng có, tổ chức hơn 280 chuyến bay, đưa gần 80.000 công dân từ hơn 59 quốc gia/vùng lãnh thổ về nước an toàn; đồng thời tiếp tục tiến hành công tác bảo hộ đối với ngư dân và tàu cá của ta ở nước ngoài.

Thứ sáu, công tác ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại được triển khai tích cực, đặc biệt là đã tận dụng hiệu quả công nghệ số để đẩy mạnh đưa Việt Nam ra thế giới với nhiều sản phẩm và cách làm sáng tạo. Trong năm qua, UNESCO đã công nhận công viên địa chất Đắc Nông là công viên địa chất toàn cầu; Vinh (Nghệ An) và Sa Đéc (Đồng Tháp) là thành phố học tập toàn cầu.

Bạn bè quốc tế ngày càng biết đến Việt Nam không chỉ là một quốc gia hòa bình, ổn định, an toàn, nhiều tiềm năng hợp tác kinh tế mà còn có khả năng tự cường, thích ứng và xử lý hiệu quả các thách thức như đã thể hiện trong thành công chống dịch bệnh.

Những kết quả đối ngoại quan trọng trong năm qua có được là nhờ sự chỉ đạo sâu sát và tham gia trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, sự kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc lên trên hết, sự đồng tâm hiệp lực và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các binh chủng đối ngoại gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và đối ngoại của các Bộ, ngành, địa phương. Những thành tựu ý nghĩa trên cũng thể hiện bản lĩnh và sự vươn lên của lực lượng cán bộ đối ngoại ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Đối ngoại Việt Nam 2020: Bản lĩnh và tâm thế mới
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien. Ảnh: B.N.G

Tâm thế mới trong giai đoạn chiến lược mới

Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030, tạo nền tảng để thực hiện khát vọng phát triển, nâng cao vị thế quốc tế của nước ta.

Thế giới cũng đã bước sang thập nhiên thứ 3 của thế kỷ 21 với những chuyển biến sâu sắc, mau lẹ và khó lường, tác động trực tiếp, nhiều chiều đến môi trường an ninh và phát triển của đất nước. Song trong khó khăn, thách thức, chúng ta vẫn thấy được tia sáng của vận hội và thuận lợi. Đó là thế và lực mới của đất nước sau 35 năm Đổi mới; sự vững mạnh, đoàn kết của cả hệ thống chính trị; sự tin tưởng, đồng hành, ủng hộ của nhân dân cũng như sự trưởng thành, nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ đối ngoại. Đây là những tiền đề vững chắc để Việt Nam vững bước vào năm 2021 và những năm tiếp theo với tâm thế mới.

Nhiệm vụ trọng tâm của đối ngoại Việt Nam năm 2021 là tổ chức triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng, tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng, làm sâu sắc quan hệ với các nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, góp phần củng cố môi trường hòa bình, huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển, nâng cao vị thế của đất nước.

Chúng ta tin tưởng rằng, với đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước cùng sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và đối ngoại của các bộ, ngành, địa phương, cùng sự hưởng ứng của người dân và doanh nghiệp, chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đối ngoại trong năm 2021, triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, để “tiếng chiêng” của đối ngoại Việt Nam mạnh mẽ, vang xa, thể hiện thực lực đất nước và khát vọng phát triển ngày càng lớn mạnh, phồn vinh./.

Phạm Bình Minh

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, đội y tế cơ động đảm bảo cấp cứu trong bão Yagi

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1462/KCB-QLCL&CĐT về việc triển khai công tác phòng, chống bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám, chữa bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung; Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, miền Trung.
Ảnh hưởng bão số 3: Hà Nội gió lớn, cây đổ khiến một người tử vong

Ảnh hưởng bão số 3: Hà Nội gió lớn, cây đổ khiến một người tử vong

(LĐTĐ) Mặc dù bão số 3 cách Quảng Ninh khoảng 570km, nhưng chiều 6/9, nhiều khu vực của thành phố Hà Nội đã có mưa to kèm gió lớn khiến nhiều cây xanh bị đổ. Lúc 15h40 cùng ngày, tại đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Hoàng Liệt, xảy ra vụ cây bật gốc, đổ trúng 2 người đi trên một xe máy, khiến một người tử vong, một người bị thương.
Niềm vui bất ngờ trong ngày khai giảng của học sinh khó khăn Bến Tre

Niềm vui bất ngờ trong ngày khai giảng của học sinh khó khăn Bến Tre

(LĐTĐ) Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” - 5/9/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội người mù quận Thanh Xuân lần thứ VI

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội người mù quận Thanh Xuân lần thứ VI

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 5, 6/9, Hội người mù quận Thanh Xuân đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Quận Đống Đa: Hiệu quả thiết thực từ các phong trào thi đua yêu nước

Quận Đống Đa: Hiệu quả thiết thực từ các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Ngày 6/9, quận Đống Đa tổ chức Hội nghị biểu dương “Người tốt, việc tốt”; tổng kết Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024 và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”.
Tập đoàn Geleximco trao tặng hơn 600 triệu đồng cho trường học ở Thái Bình

Tập đoàn Geleximco trao tặng hơn 600 triệu đồng cho trường học ở Thái Bình

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình mang ý nghĩa nhân văn, tốt đẹp của chương trình Tặng học bổng cho học sinh vượt khó - học giỏi năm học 2024 - 2025, Tập đoàn Geleximco đã tài trợ hơn 600 triệu đồng cho một số trường học tại Thái Bình.
Hà Nội: Người dân chủ động tích trữ nhu yếu phẩm trước khi bão Yagi đổ bộ

Hà Nội: Người dân chủ động tích trữ nhu yếu phẩm trước khi bão Yagi đổ bộ

(LĐTĐ) Sáng nay (6/9), nhiều người dân Thủ đô đã đến các siêu thị, chợ dân sinh mua rau củ quả, thực phẩm, các siêu thị liên tục bổ sung hàng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tin khác

Ứng phó với siêu bão Yagi, Thái Bình cho học sinh nghỉ từ hôm nay

Ứng phó với siêu bão Yagi, Thái Bình cho học sinh nghỉ từ hôm nay

(LĐTĐ) Tỉnh Thái Bình quyết định cho học sinh nghỉ học từ hôm nay, 6/9, để tránh bão Yagi.
5 hồ thủy điện đồng loạt xả lũ trước khi siêu bão Yagi đổ bộ

5 hồ thủy điện đồng loạt xả lũ trước khi siêu bão Yagi đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến 10h30 ngày 6/9, đã có 5 hồ thủy điện phải xả lũ để đảm bảo an toàn hồ đập, phòng, chống bão Yagi, cơn bão số 3 trong năm.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh vừa chủ trì phiên họp thẩm định dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp.
Cập nhật tình hình bão số 3: Siêu bão Yagi vào vịnh Bắc Bộ gió mạnh cấp 14

Cập nhật tình hình bão số 3: Siêu bão Yagi vào vịnh Bắc Bộ gió mạnh cấp 14

(LĐTĐ) Siêu bão Yagi là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng, vùng gió mạnh trên cấp 8 có bán kính 250km. Đến sáng 7/9, bão Yagi cách Quảng Ninh khoảng 160km về phía Đông Đông Nam, mạnh cấp 13-14, giật cấp 17.
Phải tận dụng “thời gian vàng” trong ứng phó bão Yagi

Phải tận dụng “thời gian vàng” trong ứng phó bão Yagi

(LĐTĐ) Chủ trì cuộc họp về diễn biến cơn bão số 3 (Yagi), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các cơ quan chuyên môn tiếp tục làm tốt công tác dự báo; đồng thời nhấn mạnh yếu tố không chủ quan trong ứng phó thiên tai.
Vẫn băn khoăn việc áp thuế giá trị gia tăng với phân bón

Vẫn băn khoăn việc áp thuế giá trị gia tăng với phân bón

(LĐTĐ) Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Vấn đề có nên áp thuế với phân bón hay không tiếp tục được thảo luận sôi nổi, với nhiều quan điểm khác nhau.
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

(LĐTĐ) Bộ Chính trị điều động, phân công ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Siêu bão Yagi ảnh hưởng như thế nào đến Hà Nội?

Siêu bão Yagi ảnh hưởng như thế nào đến Hà Nội?

(LĐTĐ) Từ đêm 6/9, Hà Nội bắt đầu xuất hiện mưa rào và dông rải rác do ảnh hưởng của rìa xa bão Yagi. Từ 7 - 8/9 là đỉnh điểm mưa lớn, gió giật mạnh. Lũ có thể lên trên sông Tích, sông Bùi, sông Cà Lồ gây ngập úng kéo dài ở một số địa phương.
Chiều 5/9: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm

Chiều 5/9: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (5/9), giá xăng, dầu đồng loạt giảm sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Thủ tướng yêu cầu hoãn các cuộc họp không cấp bách để ứng phó bão số 3 ở mức cao nhất

Thủ tướng yêu cầu hoãn các cuộc họp không cấp bách để ứng phó bão số 3 ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND một số tỉnh, thành phố đình hoãn các cuộc họp không thật cấp bách, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công từng đồng chí trong Thường vụ, Thường trực Ủy ban trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ.
Xem thêm
Phiên bản di động