Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Tô Hiệu (1912 - 2022):

Đồng chí Tô Hiệu - Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất

(LĐTĐ) Đồng chí Tô Hiệu, người cộng sản kiên cường, bất khuất, trọn đời chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của đồng chí là dịp để chúng ta ôn lại cuộc đời hoạt động và những cống hiến to lớn của đồng chí đối với Đảng và cách mạng Việt Nam.
Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm: Vất vả vô cùng nhưng chưa một giây nào nao núng Chuyện bây giờ mới kể của các bác sĩ Nam tiến Ấm tình đồng đội, thắm tình quân dân

Thanh niên yêu nước nhiệt thành, chiến sĩ cộng sản tiên phong

Tô Hiệu sinh năm 1912 tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên - mảnh đất giàu truyền thống văn hiến, quê hương của khởi nghĩa Bãi Sậy nổi danh trong cả nước và được nuôi dạy trong một gia đình nền nếp.

Đồng chí Tô Hiệu - Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất
Nhà cách mạng Tô Hiệu và cây đào liệt sĩ đã trồng tại Nhà tù Sơn La (Ảnh tư liệu)

Ngay từ nhỏ, Tô Hiệu đã tỏ ra thông minh và học giỏi, khiến bạn bè và anh em trong gia đình, dòng họ khâm phục. Mùa thu năm 1923, Tô Hiệu bắt đầu cuộc hành trình tự lập trong cuộc đời, được gia đình cho xuống Hải Dương học trường tỉnh. Tiếp nối truyền thống yêu nước của gia đình, dòng họ, quê hương, khi mới 14 tuổi, Tô Hiệu đã tham gia các phong trào bãi khóa, để tang cụ Phan Châu Trinh nên đã bị nhà trường thực dân đuổi học.

Khi chuyển lên Hà Nội học, Tô Hiệu vẫn tích cực tham gia các phong trào yêu nước, tại đây, anh được kết nạp vào Học sinh đoàn - một tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, làm nhiệm vụ tuyên truyền, kết nạp người vào các đoàn thể quần chúng, đi dự mít tinh, biểu tình, phát truyền đơn, treo cờ, giăng biểu ngữ, dán áp phích vào những ngày lễ hội hay ngày kỷ niệm Quốc tế game bài uy tín (1/5), kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11)... Do hoạt động tích cực, Tô Hiệu đã được tổ chức vào tổ đội thanh niên xích vệ, có nhiệm vụ đi bảo vệ những cuộc mít tinh, biểu tình và các đồng chí diễn thuyết.

Năm 1930, sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng thất bại, thực dân Pháp khủng bố, đàn áp dã man tất cả các phong trào yêu nước. Nhiều đồng chí cán bộ cách mạng bị bắt. Tô Hiệu bị mật thám theo dõi gắt gao, đã theo người anh ruột Tô Chấn, một lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân Đảng lúc ấy, vào Nam hoạt động. Sau kế hoạch ám sát hai viên Toàn quyền Pháp và Toàn quyền Hà Lan không thành, Tô Hiệu, Tô Chấn và một số người khác đã bị thực dân Pháp bắt. Tô Hiệu lúc ấy mới 18 tuổi, đã bị chúng kết án “4 năm tù giam và phạt 50 đồng vì tội gia nhập tổ chức bí mật và có hành vi bạo lực”, đày đi Côn Đảo.

Tại nhà tù Côn Đảo, Tô Hiệu từng bước chú ý tìm hiểu các tù nhân và mở rộng các mối quan hệ. Biết Tô Hiệu còn rất trẻ, nhiều triển vọng, có nhiều phẩm chất của một người cộng sản kiên cường, khi ra tù nhất định sẽ góp phần không nhỏ vào việc gây dựng và phát triển phong trào cách mạng trong quần chúng nhân dân của Đảng ta, các đồng chí lớn tuổi hơn, hoạt động lâu năm và có nhiều kinh nghiệm hơn như Ngô Gia Tự, Tôn Đức Thắng… đã dành nhiều thời gian, công sức bồi dưỡng đồng chí Tô Hiệu hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, Luận cương chính trị của Đảng, kinh nghiệm vận động quần chúng công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, binh vận, kinh nghiệm công tác bí mật…

Theo sự hướng dẫn của các đảng viên Cộng sản, Tô Hiệu tích cực tham gia các hoạt động trong nhà tù và không ngừng học tập, rèn luyện bản thân. Cũng tại đây, Tô Hiệu chính thức trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Đông Dương khi 20 tuổi.

Lòng yêu nước, tư tưởng tiến bộ cách mạng của người chiến sĩ cộng sản Tô Hiệu còn thể hiện ở tinh thần hiếu học và mong muốn đồng bào được học hành, mở mang kiến thức. Sau khi mãn hạn tù, năm 1934, đồng chí Tô Hiệu trở về làng Xuân Cầu tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao dân trí, dân sinh, nâng cao thể lực của thanh, thiếu niên.

Với mong muốn thế hệ trẻ trong vùng được mở mang kiến thức, đồng chí Tô Hiệu đã vận động bà con trong làng và người làng làm ăn ở xa góp công, góp của xây dựng Trường Kiêm bị Xuân Cầu, một hình thức trường tiểu học chỉ có ở huyện lỵ lúc ấy (sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Trường được đổi tên thành Trường Tiểu học Tô Hiệu).

Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng

Là một đảng viên cộng sản, đồng chí Tô Hiệu chú ý đến công tác xây dựng Đảng từ rất sớm. Trong thời gian ở quê hương, đồng chí bí mật tuyên truyền, vận động quần chúng, gây dựng cơ sở cách mạng. Nhà cụ Cả Y, thân mẫu đồng chí Tô Hiệu, trở thành một cơ sở cách mạng tin cậy của Đảng, là nơi nuôi giấu nhiều cán bộ trong Xứ ủy Bắc Kỳ như các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Huy Liệu...

Đồng chí Tô Hiệu còn vận động, tuyên truyền lý tưởng cộng sản cho thanh niên yêu nước các vùng lân cận. Đồng chí trở thành một trong những chiến sĩ tiên phong, góp phần thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng, củng cố và xây dựng tổ chức đảng trong giai cấp công nhân, nông dân và trí thức, học sinh ở vùng duyên hải nước ta.

Trong thời gian là Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đồng chí Tô Hiệu chú trọng công tác tuyên truyền, rải truyền đơn, dán áp phích để dân chúng biết Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn tồn tại. Đồng thời, đồng chí còn đặc biệt coi trọng đấu tranh trên lĩnh vực báo chí. Đồng chí đã sáng lập ra tờ Chiến đấu, cơ quan tuyên truyền của Liên tỉnh B, bản thân đồng chí vừa là chủ bút, vừa tích cực viết bài. Đồng chí còn trực tiếp giác ngộ, đào tạo nhiều cán bộ cách mạng, sau này đã trở thành cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, đồng chí Tô Hiệu còn rất quan tâm đến công tác công vận, lấy các cuộc đấu tranh của công nhân làm nòng cốt cho phong trào cách mạng của quần chúng. Do vậy, chỉ trong khoảng từ tháng 3/1939 đến tháng 8/1939, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy Hải Phòng, đứng đầu là đồng chí Tô Hiệu, Hải Phòng đã có tới 30 cuộc đấu tranh, bằng số cuộc đấu tranh của cả hai năm 1937, 1938 cộng lại.

Các cuộc đấu tranh do đồng chí Tô Hiệu trực tiếp lãnh đạo đều nổ ra một cách vang dội. Điển hình là cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy Tơ (5/1939) kéo dài suốt một tháng, cuộc biểu tình chống tăng thuế buộc chính quyền thực dân, các chủ nhà máy phải nhượng bộ, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đánh giá cao trong các báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản.

Đồng chí đã để lại những bài học tổng kết cả lý luận và thực tiễn về sử dụng và kết hợp các phương thức, hình thức đấu tranh cách mạng như phát động toàn thể dân chúng đấu tranh nhưng lấy lực lượng công nhân làm nòng cốt; sử dụng linh hoạt khẩu hiệu đấu tranh trong từng thời điểm, phù hợp với từng điều kiện của nhà máy, bến cảng, từ thấp đến cao, gắn đòi quyền lợi kinh tế với chính trị; kết hợp đấu tranh trực diện với các biện pháp tuyên truyền qua báo chí, truyền đơn, tuyên truyền miệng...

Trong thời gian ở Nhà tù Sơn La, được bầu là Bí thư Chi bộ Nhà tù, đồng chí Tô Hiệu vừa chú trọng đến công tác xây dựng Đảng, vừa quan tâm thành lập các tổ chức trong nhà tù. Đồng chí đã vượt lên bệnh tật để tổ chức công tác giáo dục trong tù, viết nhiều tài liệu quan trọng cho Chi bộ, mở các lớp chính trị, quân sự, văn hóa, bồi dưỡng giảng viên, hướng dẫn các cuộc đấu tranh…

Đến tháng 10/1941, đồng chí Tô Hiệu thôi không giữ chức Bí thư Chi bộ Nhà tù vì lý do sức khỏe, song đồng chí vẫn là cố vấn đặc biệt tin cậy của Chi ủy, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bà tuyên truyền. Do chế độ hà khắc của nhà tù thực dân và căn bệnh hiểm nghèo, ngày 7/3/1944, đồng chí Tô Hiệu hy sinh tại Nhà tù Sơn La và được an táng tại nghĩa trang Gối Ổi (nghĩa trang Nhà tù Sơn La).

Đặt vào từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong những điều kiện hết sức khó khăn, phức tạp của quá trình vận động phong trào cách mạng trước sự đàn áp khốc liệt của thực dân Pháp mới thấy hết vai trò tiên phong, tài năng tổ chức và những cống hiến to lớn trong tổ chức xây dựng Đảng và xây dựng phong trào cách mạng ở nước ta của đồng chí Tô Hiệu. Bằng những hoạt động thực tế rất hiệu quả, đồng chí đã góp phần không nhỏ vào việc chuẩn bị những điều kiện cơ bản cho Đảng và phong trào cách mạng nước ta bước vào giai đoạn vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám năm 1945, để lại cho Đảng nhiều kinh nghiệm có giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

Cuộc đời của đồng chí Tô Hiệu đã để lại bài học to lớn về truyền thống yêu nước không chỉ với lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng mà còn của cả dân tộc Việt Nam. Tấm gương hy sinh anh dũng, bất khuất của đồng chí là sự tiếp nối những gương anh hùng trong lịch sử nước nhà. Tấm gương và “Tinh thần Tô Hiệu” không chỉ thể hiện ở lòng yêu nước, phẩm chất đạo đức cách mạng, “đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân game bài uy tín lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc” mà còn thể hiện ở thái độ lạc quan cách mạng.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đèo Ô Quy Hồ tiếp tục sạt lở, giao thông giữa Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt

Đèo Ô Quy Hồ tiếp tục sạt lở, giao thông giữa Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt

(LĐTĐ) Mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tiếp tục gây sạt lở lớn trên đèo Ô Quy Hồ, khiến giao thông giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt. Các phương tiện từ Lai Châu đi Sa Pa (Lào Cai) và ngược lại không thể di chuyển, gây ùn tắc trên tuyến.
Quận Đống Đa: 100% hộ dân phải di dời tránh bão đã trở về nhà an toàn

Quận Đống Đa: 100% hộ dân phải di dời tránh bão đã trở về nhà an toàn

(LĐTĐ) Sau bão số 3, hiện 100% hộ dân phải di dời tránh bão trên địa bàn quận Đống Đa đã trở về nơi ở an toàn và không có thiệt hại về người, tài sản. 100% cây xanh gẫy đổ đã được xử lý đảm bảo giao thông thông suốt.
Dự án dành cho trẻ tự kỷ ở Hà Nội được vinh danh Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024

Dự án dành cho trẻ tự kỷ ở Hà Nội được vinh danh Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024

(LĐTĐ) Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội, Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Đông Nam Á phối hợp với một số cơ quan hữu quan tổ chức Chương trình Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024 với chủ đề "Hào khí doanh nhân Việt - Tỏa sáng thương hiệu đất Việt". Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tâm lý - giáo dục Ngọc Ân dành cho trẻ tự kỷ, khuyết tật được vinh danh Top 10 Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024.
Hà Nội: 100% trạm bơm tiêu thoát nước đã được khôi phục cấp điện ổn định

Hà Nội: 100% trạm bơm tiêu thoát nước đã được khôi phục cấp điện ổn định

(LĐTĐ) Thông tin từ Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cho biết, tính đến chiều tối ngày 8/9, EVNHANOI đã khôi phục cấp điện ổn định cho 100% trạm bơm tiêu thoát nước trên địa bàn Hà Nội.
Tỷ giá USD hôm nay 9/9: Đồng USD thị trường tự do tăng

Tỷ giá USD hôm nay 9/9: Đồng USD thị trường tự do tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 9/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên mức 24.202. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,19 điểm, tăng 0,13%.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Bắt đối tượng chuyên giả danh thương binh đi đòi nợ

Bắt đối tượng chuyên giả danh thương binh đi đòi nợ

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Lê Vũ Ngọc - tức "Ngọc say" (sinh năm 1960; trú tại: Tràng Tiền, Hoàn Kiếm) để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng.

Tin khác

Đèo Ô Quy Hồ tiếp tục sạt lở, giao thông giữa Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt

Đèo Ô Quy Hồ tiếp tục sạt lở, giao thông giữa Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt

(LĐTĐ) Mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tiếp tục gây sạt lở lớn trên đèo Ô Quy Hồ, khiến giao thông giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt. Các phương tiện từ Lai Châu đi Sa Pa (Lào Cai) và ngược lại không thể di chuyển, gây ùn tắc trên tuyến.
Hà Nội: 100% trạm bơm tiêu thoát nước đã được khôi phục cấp điện ổn định

Hà Nội: 100% trạm bơm tiêu thoát nước đã được khôi phục cấp điện ổn định

(LĐTĐ) Thông tin từ Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cho biết, tính đến chiều tối ngày 8/9, EVNHANOI đã khôi phục cấp điện ổn định cho 100% trạm bơm tiêu thoát nước trên địa bàn Hà Nội.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Báo động lũ cấp III trên sông Tích

Báo động lũ cấp III trên sông Tích

(LĐTĐ) 18h50 phút tối nay (8/9), mực nước trên sông Tích đã đạt 8,41m, vượt mức báo động lũ cấp III là 0,01m. Các xã ven đê thuộc các huyện Thạch Thất, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây cần chủ động ứng trực, sẵn sàng triển khai kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, bảo đảm an toàn về người, giảm thiệt hại về tài sản, không để xảy ra các tình huống bị động, bất ngờ...
Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

(LĐTĐ) Lãnh đạo Bộ Công Thương đã có chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nhanh chóng triển khai các giải pháp tái cung cấp điện trở lại, trong đó tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm đó là đảm bảo cấp điện trở lại, nguồn cung xăng dầu và hàng hoá thiết yếu cho người dân sau cơn bão số 3.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

(LĐTĐ) Hôm nay (8/9) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Liên bang Nga.
Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

Phân loại cây xanh bị gãy, đổ để cứu cây

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 (bão Yagi) với sức gió cực mạnh đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc nước ta, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã gây ra những thiệt hại nặng nề. Trong đó, với Thành phố, nặng nề nhất là rất nhiều cây xanh bị gãy, đổ. Hiện các cấp chính quyền, toàn hệ thống chính trị và người dân đang khắc phục sự cố gãy, đổ cây xanh để đảm bảo an toàn giao thông.
Mực nước sông dâng cao, cảnh báo ngập lụt vùng ven sông, trũng thấp

Mực nước sông dâng cao, cảnh báo ngập lụt vùng ven sông, trũng thấp

(LĐTĐ) Theo Dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, trước tình trạng lũ trên các sông đang lên cao có thể xảy ra ngập lụt, sạt lở đất ở vùng ven sông; nguy cơ mất an toàn đối với các tuyến đê thuộc huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất,…
Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay

Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước và nhân dân các tỉnh miền Bắc, trong đó có ngành Điện.
Thống kê chính xác thiệt hại do bão số 3 để có giải pháp khắc phục phù hợp, kịp thời

Thống kê chính xác thiệt hại do bão số 3 để có giải pháp khắc phục phù hợp, kịp thời

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, các đơn vị địa phương tập trung giải quyết các sự cố về điện, nước, viễn thông và các lĩnh vực khác để phục vụ hoạt động sản xuất và đời sống người dân. Bên cạnh đó, thống kê thiệt hại chính xác, khách quan để có giải pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả, kịp thời.
Xem thêm
Phiên bản di động