Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Giải quyết triệt để vụ việc phức tạp ngay từ đầu, không để tồn tại kéo dài

(LĐTĐ) Từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy phải chú trọng giải quyết những vụ việc phức tạp ngay từ ban đầu và phải giải quyết triệt để, không để tồn tại kéo dài, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu, các đơn vị, địa phương cần quan tâm đến những việc liên quan đến các dự án giải phóng mặt bằng; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở xử lý chất thải, rác thải rắn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tình trạng tranh chấp tại các tòa nhà chung cư.
Giáo dục và đào tạo Thủ đô thực hiện tốt "nhiệm vụ kép" Người xây nhà ở xã hội cho công nhân vào danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu 2021 Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam"

Không để phát sinh "điểm nóng" về an ninh trật tự

Sáng 11/3, đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU và Chỉ thị 15-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chủ trì họp đánh giá kết quả triển khai các nhiệm vụ quý I/2022, định hướng nhiệm vụ trọng tâm quý II/2022.

Thành ủy Hà Nội hiện có 50 đảng ủy cấp trên cơ sở (trong đó có 30 quận, huyện, thị ủy) với 2.308 tổ chức cơ sở đảng. Báo cáo tại hội nghị, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Hà Nội Nguyễn Quang Đức cho biết, trong quý I/2022, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 4/7/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về "Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố cơ sở Đảng yếu kém; giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội" và Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 16/12/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội" đã đề ra nhiều giải pháp và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

undefined
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu kết luận hội nghị

Trong đó, các ban Đảng Thành ủy, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các sở, ban, ngành Thành phố có liên quan đã tham mưu, đề ra nhiều giải pháp củng cố cơ sở đảng yếu kém, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên. Đồng thời, hướng dẫn, rà soát, đôn đốc và từng bước phối hợp giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng.

Theo đồng chí Nguyễn Quang Đức, Ban Chỉ đạo 15 Thành ủy và các quận, huyện, thị ủy đã thực hiện nhiều giải pháp mới và tập trung thực hiện công tác tiếp công dân xử lý, giải quyết các vụ khiếu nại tập trung đông người, phức tạp, tồn đọng; không để phát sinh "điểm nóng" về an ninh trật tự góp phần vào thành công chung trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố.

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực tiễn, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức cho biết, nhiệm vụ trọng tâm quý II/2022, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục thực hiện 7 nhóm nhiệm vụ giải pháp của Nghị quyết 15-NQ/TU, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), kết luận Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII); Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, Ban Tổ chức Thành ủy về củng cố tổ chức cơ sở đảng yếu kém, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Đáng chú ý, đồng chí Nguyễn Quang Đức cho biết, trong quý II/2022 sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát đối với một số cấp ủy cấp huyện; tập trung đối với các đơn vị chậm chuyển biến trong việc củng cố tổ chức cơ sở Đảng hoặc những nơi có nhiều vụ việc phức tạp cần quan tâm giải quyết…

Trao đổi, thảo luận tại hội nghị, lãnh đạo các quận, huyện đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong việc tiến hành rà soát, phân loại tổ chức cơ sở Đảng, nhất là những nơi có khó khăn, nơi có các vấn đề dân sinh bức xúc, các vụ việc phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng tổ chức cơ sở Đảng, phù hợp với các loại hình chi bộ trong tình hình mới, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, thực tế cho thấy có khoảng 70% số vụ việc khiếu kiện kéo dài và phức tạp của Thành phố liên quan đến đất đai. Những năm qua, do quá trình đô thị hóa cần thu hồi đất để xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nên trên địa bàn Thành phố có nhiều dự án phải thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng liên quan đến lợi ích của người dân cũng như doanh nghiệp. Do đó, Phó Chủ tịch Nguyễn Trọng Đông đề nghị, các đơn vị, địa phương cần tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu; đồng thời lắng nghe, quan tâm giải quyết những vụ việc phức tạp ngay từ đầu để tránh diễn biến phức tạp.

Quan tâm giải quyết tranh chấp tại các tòa nhà chung cư

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đánh giá cao sự vào cuộc trách nhiệm của các đơn vị trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU và Chỉ thị 15-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, nhờ vậy, đã bảo đảm an ninh chính trị trên địa bàn Thủ đô.

Dự báo tình hình trong nước cũng như Thành phố còn nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19, đồng chí Nguyễn Văn Phong yêu cầu, các địa phương cần tập trung giải quyết những vụ việc phức tạp kéo dài, trong đó có các dự án giải phóng mặt bằng; chú trọng củng cố, nâng cao chất lượng của tổ chức cơ sở Đảng; đặc biệt cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở xử lý chất thải, rác thải rắn trên địa bàn Thành phố để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, qua đó góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại các địa phương.

undefined
Quang cảnh hội nghị

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Chính phủ đã đồng ý về chủ trương cho Hà Nội xây dựng đường Vành đai 4, trong đó việc hoàn thành giải phóng mặt bằng về cơ bản sẽ hoàn thành vào năm 2026. Vì thế, khối lượng công việc rất lớn, nhất là liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng. Do đó, đòi hỏi sự vào cuộc của các địa phương, đơn vị liên quan nhằm tuyên truyền cho người dân hiểu và thực hiện chủ trương lớn này của Thành phố.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Phong, từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy các địa phương cần chú trọng giải quyết những vụ việc phức tạp ngay từ ban đầu và phải giải quyết triệt để, không để tồn tại kéo dài. Trong đó, Ban cán sự Đảng UBND Thành phố cần sớm rà soát lại những bất cập, khó khăn vướng mắc liên quan đến các sở, ngành của Thành phố về vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng; sớm triển khai đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong tích hợp giải quyết các đơn thư của người dân.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đặc biệt lưu ý, hiện nay tình trạng tranh chấp tại các tòa nhà chung cư diễn ra phổ biến do tốc độ đô thị hóa nhanh. Đây là vấn đề tiềm ẩn nguy cơ phức tạp, nên các địa phương cần quan tâm giải quyết, chú trọng củng cố và xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội tại đây.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị, Ban Tổ chức Thành ủy phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy xây dựng tài liệu sinh hoạt chi bộ trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để phù hợp với thực tiễn.

Hoàng Phúc

Bài viết cùng chủ đề

Dự án đường Vành đai 4

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, tối 10/9, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Linh đã trực tiếp đi chỉ đạo công tác di dời người dân ở những vùng có nguy cơ ngập lụt đến các địa điểm an toàn trên địa bàn quận.
Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Chiều ngày 10/9, quận Bắc Từ Liêm đã di dời hơn 1.000 hộ dân ở vùng ảnh hưởng của ngập úng tới nơi an toàn, đồng thời yêu cầu các đơn vị, phường chủ động kịp thời chuẩn bị nhu yếu phẩm cho người dân sơ tán.
Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

(LĐTĐ) Đến 22h ngày 10/9, quận Ba Đình đã hoàn thành di dời 276 hộ dân với 1.059 nhân khẩu dọc bờ vở sông Hồng, thuộc phường Phúc Xá.
Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

(LĐTĐ) Chiều nay (10/9), do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên một số đoạn đê thuộc thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội) nước dâng cao, có nguy cơ bị tràn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Để kịp thời ứng phó với thiên tai, các lực lượng cơ động và dân quân đã tích cực phối hợp với nhân dân địa phương dầm mưa đắp đê ngăn lũ.
Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

Linh hoạt các phương án đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân sau bão lũ

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) sau bão số 3 (Yagi), BHXH Việt Nam tiếp tục chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế, cử cán bộ thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh để giải quyết ngay những khó khăn vướng mắc, có phương án linh hoạt để đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân.
Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

(LĐTĐ) Ngày 10/9, nước sông Hồng dâng cao nhanh, gây ngập lụt, cuộc sống tại các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội bị đảo lộn. Trong đêm 10/9, khi nước dâng cao hơn, nhiều người dân hối hả, tất bật sơ tán tài sản, gia súc, gia cầm tới nơi an toàn.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tại tuyến đê Bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).

Tin khác

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai trực tiếp chỉ đạo công tác di dời người dân đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, tối 10/9, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Linh đã trực tiếp đi chỉ đạo công tác di dời người dân ở những vùng có nguy cơ ngập lụt đến các địa điểm an toàn trên địa bàn quận.
Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

Quận Bắc Từ Liêm di dời hơn 1.000 hộ dân vùng ngập úng tới nơi an toàn

(LĐTĐ) Chiều ngày 10/9, quận Bắc Từ Liêm đã di dời hơn 1.000 hộ dân ở vùng ảnh hưởng của ngập úng tới nơi an toàn, đồng thời yêu cầu các đơn vị, phường chủ động kịp thời chuẩn bị nhu yếu phẩm cho người dân sơ tán.
Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

Hoàn thành di dời 276 hộ dân khu vực bờ vở sông Hồng, phường Phúc Xá

(LĐTĐ) Đến 22h ngày 10/9, quận Ba Đình đã hoàn thành di dời 276 hộ dân với 1.059 nhân khẩu dọc bờ vở sông Hồng, thuộc phường Phúc Xá.
Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

Thanh Trì: Lực lượng cơ động và nhân dân căng mình đắp đê ngăn lũ

(LĐTĐ) Chiều nay (10/9), do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên một số đoạn đê thuộc thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì (Hà Nội) nước dâng cao, có nguy cơ bị tràn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Để kịp thời ứng phó với thiên tai, các lực lượng cơ động và dân quân đã tích cực phối hợp với nhân dân địa phương dầm mưa đắp đê ngăn lũ.
Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm

(LĐTĐ) Ngày 10/9, nước sông Hồng dâng cao nhanh, gây ngập lụt, cuộc sống tại các khu dân cư ven sông trên địa bàn Hà Nội bị đảo lộn. Trong đêm 10/9, khi nước dâng cao hơn, nhiều người dân hối hả, tất bật sơ tán tài sản, gia súc, gia cầm tới nơi an toàn.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra tại tuyến đê Bối, xã Tự Nhiên và đê sông Nhuệ, thôn Phú Lương, xã Tân Minh (huyện Thường Tín).
Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

Phân bổ 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ban Vận động cứu trợ Trung ương vừa quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, với tổng số tiền là 380 tỷ đồng.
Quận Tây Hồ chủ động di dời người dân đến khu vực an toàn

Quận Tây Hồ chủ động di dời người dân đến khu vực an toàn

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với lũ trên sông, quận Tây Hồ yêu cầu các phòng, ban, ngành thuộc quận căn cứ tình hình mưa lũ, chủ động kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án ứng phó với mưa lũ, trong đó đề cao việc bảo đảm an toàn cao nhất cho nhân dân với phương châm huy động nguồn lực “4 tại chỗ”.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công tác ứng phó mưa lũ tại quận Hoàn Kiếm

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công tác ứng phó mưa lũ tại quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Đi kiểm tra tình hình và chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại quận Hoàn Kiếm, chiều 10/9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, đây là đợt nước lũ sông Hồng lên cao nhất kể từ năm 2008. Diễn biến thời tiết cực kỳ bất thường, do vậy phải đặt ra tình huống ngập lụt cao hơn với thực tế để lên phương án di dời người dân.
Công an quận Đống Đa: Chủ động ứng phó bão, lũ ở mức cao nhất

Công an quận Đống Đa: Chủ động ứng phó bão, lũ ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Với tinh thần chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa bão, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống bão, lũ, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động