Bảng xếp hạng game bài uy tín 2024

Giảm chi phí logistics để nâng cao sức cạnh tranh

(LĐTĐ) Do tác động của dịch Covid-19, cùng sự “leo thang” của giá dầu và diễn biến chiến sự giữa Nga - Ukraina,…khiến chi phí vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển, hàng không tăng vọt; điều này đã và đang khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Do đó, việc tìm giải pháp kéo giảm các chi phí vận tải đang là yêu cầu cấp thiết để nâng sự cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Doanh nghiệp đuối sức vì chi phí logistics tăng Hà Nội sẽ xây dựng 2 cảng cạn ở Gia Lâm và Hoài Đức phát triển dịch vụ logistics

Nhiều thách thức với doanh nghiệp xuất, nhập khẩu

Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đồng thời đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics.

Giảm chi phí logistics để nâng cao sức cạnh tranh
Chi phí logistics tăng cao khiến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt đánh mất sức cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Mặc dù đang có tiềm năng lớn để phát triển, tuy nhiên các chuyên gia kinh tế cho rằng, thời gian qua, sự đứt gãy chuỗi cung ứng đang thay đổi xu hướng thương mại toàn cầu. Bảo hộ thương mại đang diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia thay vì toàn cầu hóa giờ đây muốn đưa sản xuất về nước mình, tăng cường trừng phạt lẫn nhau. Đại dịch cũng đẩy mạnh thương mại điện tử, kéo theo cách phân phối khác với kênh truyền thống trước đây theo hướng tổ chức giải quyết đơn hàng lớn,… là những nguyên nhân khiến chuỗi cung ứng và chi phí logistics bị thay đổi, đội giá lên nhiều lần. Điều này đã tạo ra sự bất lợi lớn đối với các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu của Việt Nam và các nước trong khu vực.

Số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cho thấy, chi phí logistics so sánh với tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam đang ở mức 16,80%, so với bình quân thế giới là 10,70%. Tính trong ASEAN, chi phí logistics Việt Nam cao hơn các nước Singapore đang ở mức 8,50%, Malaysia 13,00% và Thái Lan là 15,50%.

Trong khi đó, tính chung cả năm 2021, khối lượng vận chuyển hàng hóa của nước ta ước tính đạt 1,62 tỷ tấn, giảm 8,7% so với năm 2020. Luân chuyển đạt 333,4 tỷ tấn, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay vận chuyển hàng hóa trong nước chiếm tỷ trọng chính khoảng 98,81%, trong khi vận tải ngoài nước chỉ chiếm 1,19%. Cũng trong năm 2021, vận chuyển bằng đường sắt, đường biển và đường hàng không tăng lần lượt là 8,5%, 3,3% và 4,2%. Ngược lại vận chuyển bằng đường thủy nội địa giảm 6,4%, còn vận chuyển bằng đường bộ giảm 10,1%.

Đáng lưu ý, do đại dịch Covid-19, vận tải biển gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân công, sự tắc nghẽn tại các cảng biển, thiếu container rỗng... dẫn đến giá cước tăng vọt; kéo theo việc vận tải hàng không được hưởng lợi từ nguồn hàng đường biển chuyển sang. Qua đó, tạo nên sự bùng nổ về thị trường vận tải hàng không từ đầu năm 2021 đến nay, kéo theo sự tăng trưởng hàng không quốc tế tại Việt Nam tới 20% so với năm 2020 và tăng 19% so với năm 2019, khi chưa có đại dịch Covid-19.

Trong khi đó, tại buổi tọa đàm “Tìm giải pháp kéo giảm chi phí xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp” vừa diễn ra, nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện nay, giá cước vận chuyển từ châu Á đi Mỹ bằng đường hàng không đã tăng lên hơn 10 lần; trong đó, chi phí logistics chiếm tới 20 -25% đã bào mòn hết lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu. Vì thế, để tăng sức cạnh tranh các doanh nghiệp đề nghị, cần kéo giảm các chi phí vận tải.

Đề cập đến nguyên nhân khiến chi phí logistics khó kéo giảm thời gian qua, ông Trần Việt Huy, Trưởng ban Hải quan và Tạo thuận lợi thương mại thuộc VLA cho biết, chi phí logistics của Việt Nam tăng rất cao do các tuyến hàng container đều nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Nếu doanh nghiệp trong nước lấy được một phần nhỏ thị phần này thì giá sẽ khó loạn như hiện nay. Trong khi đó, chi phí logistics đội giá lên nhiều lần do sự đứt gãy chuỗi cung ứng vì dịch bệnh cũng như xu hướng thương mại toàn cầu đang thay đổi. Trong đó, thủ tục hành chính là một trong nhiều yếu tố làm chi phí tăng lên.

Chủ động chuyển dịch sang logistics thế hệ mới

Khẳng định định hướng và hiệu quả của những chính sách phát triển lĩnh vực logistics Việt Nam, tuy nhiên, theo ý kiến của các doanh nghiệp tại Tọa đàm “Chính sách trong lĩnh vực logistics” do Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Cơ quan Xúc tiến Thương mại Đầu tư Hàn Quốc tổ chức, hiện vẫn còn một số thủ tục hành chính làm thủ công, nhiều quy định ban hành ra chưa theo kịp thực tiễn, trong quản lý chuyên ngành còn chồng chéo,... Bởi vậy,các doanh nghiệp kiến nghị một số vấn đề cần được Chính phủ và các Bộ, ngành tập trung tháo gỡ để lĩnh vực tiềm năng này phát triển hiệu quả hơn và tăng sự cạnh tranh với các nước trong quá trình xuất, nhập khẩu trong thời gian tới.

Ông Đinh Hữu Thạnh, Chủ tịch Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Con Ong cho rằng, cơ quan quản lý phải coi logistics là ngành công nghiệp hỗ trợ để có chính sách phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được thuận lợi. Cùng đó, Chính phủ tiếp tục hiện đại hoá quá trình quản lý trong lĩnh vực logistics, cho phép doanh nghiệp gia công đóng gói, dán nhãn hàng hóa tại kho ngoại quan.

Cụ thể, ông Đinh Hữu Thạnh, Chủ tịch Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Con Ong cho rằng, cơ quan quản lý phải coi logistics là ngành công nghiệp hỗ trợ để có chính sách phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được thuận lợi. Cùng đó, Chính phủ tiếp tục hiện đại hoá quá trình quản lý trong lĩnh vực logistics, cho phép doanh nghiệp gia công đóng gói, dán nhãn hàng hóa tại kho ngoại quan.

Ông Thạnh cũng cho rằng, để logistics phát triển và cạnh tranh với các nước, cần phải tạo sự liên kết giữa các thành tố trong chuỗi cung ứng như: Hải quan, kho cảng, hãng vận tải đường bộ, hãng tàu,… giúp giảm thời gian giao nhận hàng. Đồng thời, áp dụng công cụ quản lý mới, cải thiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Để lĩnh vực logistics đạt hiệu quả cao hơn và bắt kịp xu hướng phát triển của thương mại điện tử, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, các chính sách về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 cũng đang được triển khai thực hiện nhằm đạt được mục tiêu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả logistics. Bên cạnh đó, với sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4, hiện nay các trung tâm logistics theo kiểu truyền thống đã dần chuyển đổi sang trung tâm logistics thế hệ mới, áp dụng công nghệ 4.0 để đạt hiệu quả hơn, năng suất cao hơn.

Đại diện Cục Xúc tiến Thương mại cũng cho rằng, hiện nay, các giải pháp thúc đẩy ngành logistics cũng đang được thực hiện như: Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, cảng biển, kho bãi, tập trung phát triển nguồn nhân lực logistics, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, giảm thiểu các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động logistics…

Có thể thấy, chi phí logistics của Việt Nam hiện phát triển theo nền kinh tế thị trường, giá cước do các doanh nghiệp quyết định dựa trên sự điều tiết của cung-cầu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ logistics. Trong khi đó, dịch vụ logistics phát triển sẽ góp phần tăng cường hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và đất nước. Bởi, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu như giai đoạn hiện nay thì sự cạnh tranh giữa nền kinh tế của các quốc gia là vô cùng khốc liệt và gay gắt. Vì thế, bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ về mặt khơi thông chính sách, cần sự vào cuộc tích cực và chủ động và mở rộng thị trường logistics từ các doanh nghiệp,...

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị triển khai Bữa cơm Công đoàn tới cơ sở

Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị triển khai Bữa cơm Công đoàn tới cơ sở

(LĐTĐ) Chương trình “Bữa cơm Công đoàn” năm 2024 đã được Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị triển khai đến 100% các Công đoàn cơ sở; qua đó, đoàn viên, người game bài uy tín đã được tham dự Bữa cơm Công đoàn ấm áp với nhiều khẩu phần ăn dinh dưỡng, chất lượng hơn.
game bài uy tín
 nữ mang thai có được tạm hoãn hợp đồng game bài uy tín
?

game bài uy tín nữ mang thai có được tạm hoãn hợp đồng game bài uy tín ?

(LĐTĐ) game bài uy tín nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, thì có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng game bài uy tín .
Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

Biến chứng sức khỏe vì chủ quan khi có bệnh mãn tính

(LĐTĐ) Tự ý uống thuốc, bỏ thuốc hoặc không đi khám thường xuyên... nhiều người mắc bệnh nền mãn tính gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Lấy ý kiến dự thảo quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý liên kết đào tạo với nước ngoài

Lấy ý kiến dự thảo quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý liên kết đào tạo với nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người game bài uy tín
 trong tình hình mới

Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người game bài uy tín trong tình hình mới

(LĐTĐ) Cùng với việc tiếp tục đổi mới, đa dạng các hoạt động chăm lo phúc lợi như: “Tết Sum vầy”, “Chợ Tết Công đoàn”, “Chuyến xe Công đoàn”, “Chuyến tàu Công đoàn”, “Tấm vé nghĩa tình”... Tổng Liên đoàn game bài uy tín (LĐLĐ) Việt Nam đề ra mục tiêu, yêu cầu các cấp Công đoàn xây dựng, triển khai các chính sách ổn định, dài hạn chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người game bài uy tín (ĐV, NLĐ) như chính sách hỗ trợ về: Nhà ở; khi gặp khó khăn; bị giảm thời giờ làm việc, mất việc làm; nghỉ dưỡng, nghỉ mát…
Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025

Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh, sinh viên cũng sẽ có sự thay đổi.
Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký xác thực Văn bản hợp nhất số 7/VBHN-BNV, hợp nhất Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Tin khác

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhiều địa phương còn thụ động trong xây dựng chính sách riêng

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhiều địa phương còn thụ động trong xây dựng chính sách riêng

(LĐTĐ) Thời gian qua, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đã tham gia khá sâu vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện tiềm năng phát triển ngành Công nghiệp ở các địa phương là rất lớn, nhưng nhiều địa phương lại chưa chủ động trong việc xây dựng, ban hành thực thi các chính sách riêng để khai thác hết lợi thế, tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ…
EVNHANOI: Nhiều giải pháp nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng

EVNHANOI: Nhiều giải pháp nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng

(LĐTĐ) Với phương châm phục vụ “Lấy khách hàng làm trung tâm”, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng, rút ngắn các quy trình thực hiện, đảm bảo chất lượng giải quyết thủ tục dịch vụ điện nhanh chóng, chính xác.
Giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

(LĐTĐ) Thường trực Chính phủ thống nhất giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, thực hiện trong 3 tháng.
Hà Nội: Dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn

Hà Nội: Dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn

(LĐTĐ) Với vị thế là Thủ đô của cả nước, Hà Nội có tiềm năng và cơ hội lớn để phát triển, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia cũng như các bộ, ngành, để thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn, thành phố Hà Nội cần nhanh chóng xây dựng cơ chế riêng, đặc biệt, phải xây dựng được một chiến lược dài hạn. Bên cạnh đó, cần ưu tiên dành các nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ, đổi mới sáng tạo…
Xây dựng các gói chính sách phù hợp, khả thi với doanh nghiệp

Xây dựng các gói chính sách phù hợp, khả thi với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-BKHĐT về việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2024; trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp.
Nâng tầm thương hiệu gạo Việt

Nâng tầm thương hiệu gạo Việt

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia.
Nền kinh tế đón nhận nhiều tín hiệu tích cực

Nền kinh tế đón nhận nhiều tín hiệu tích cực

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gần 140 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 7 tháng đầu năm nay.
Chuyển nhượng một phần The Terra  Bắc Giang - Bước đi chiến lược của Văn Phú - Invest

Chuyển nhượng một phần The Terra Bắc Giang - Bước đi chiến lược của Văn Phú - Invest

(LĐTĐ) Mới đây Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest và Công ty Cổ phần New Goldsun đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng một phần dự án Xây dựng nhà ở, nhà ở kết hợp thương mại hỗn hợp tại Phân khu số 2, Khu đô thị phía Nam, phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (tức dự án The Terra - Bắc Giang). Đây được xem như bước đi chiến lược của Văn Phú - Invest khi doanh nghiệp vừa kết thúc nửa năm tài chính 2024.
“Kết nối Kinh doanh toàn cầu”: Sự kiện chưa một lần lỡ hẹn

“Kết nối Kinh doanh toàn cầu”: Sự kiện chưa một lần lỡ hẹn

(LĐTĐ) Ngày 8/8/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, VietinBank sẽ phối hợp cùng đối tác chiến lược MUFG tổ chức sự kiện "Kết nối Kinh doanh Toàn cầu 2024" dành cho các khách hàng doanh nghiệp.
Triển khai chiến lược phát triển bền vững, HDBank báo lãi 8.165 tỷ, nợ xấu chỉ 1,59%

Triển khai chiến lược phát triển bền vững, HDBank báo lãi 8.165 tỷ, nợ xấu chỉ 1,59%

(LĐTĐ) Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - Mã chứng khoán: HDB) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với lợi nhuận trước thuế bán niên lên đến 8.165 tỷ đồng, tăng 48,9% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn hoạt động tiếp tục được nâng cao, khẳng định hướng đi đúng của chiến lược phát triển bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động